Nghi vấn và giả thuyết quanh cái chết của nhà khoa học Iran

Phan Quân
TGVN. Cái chết bất ngờ của ‘cha đẻ’ chương trình hạt nhân Iran, nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh để lại nhiều nghi vấn và giả thuyết cần lời giải đáp. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 27/11, truyền thông Iran đưa tin nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh, 59 tuổi, người được coi là “cha đẻ” của chương trình hạt nhân Iran, đã thiệt mạng trong một vụ tấn công phục kích chưa rõ nghi phạm. Có ba nghi vấn đáng chú ý quanh việc này.

Thời điểm nhạy cảm

Cái chết của ông Fakhrizadeh diễn ra vào thời điểm nhạy cảm với khu vực Trung Đông, đặc biệt là trong câu chuyện Iran.

Đối đầu Israel-Iran tiếp tục nóng: Tel Aviv liên tục tấn công lực lượng được Tehran bảo trợ tại Syria. Đáng chú ý, quan tâm chung về Iran có thể khiến Israel và Saudi Arabia xích lại gần nhau, với cuộc gặp chưa được xác thực giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thái tử Mohammed Bin Salman.

(11.30) Hiện trường còn lại sau vụ tấn công ông Fakhrizadeh, được Iran cho là do Israel thực hiện. (Nguồn: AP)
Hiện trường còn lại sau vụ tấn công ông Fakhrizadeh, được Iran cho là do Israel thực hiện. (Nguồn: AP)

Quan hệ Mỹ-Iran vẫn chấp chới từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thậm chí, hai tuần trước cái chết của ông Mohsen Fakhrizadeh, ông chủ Nhà Trắng từng cân nhắc phương án tấn công cơ sở hạt nhân với các quan chức cấp cao, song cuối cùng đã không thực hiện.

Cuối cùng, Trung Đông đang dõi theo kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ và theo đó, chính sách tương lai của xứ cờ hoa tại đây. Ngày 18/11, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định Iran sẽ thực hiện đầy đủ cam kết trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) nếu Mỹ hành động tương tự.

Mập mờ diễn biến

Ngoài ra, diễn biến xung quanh vụ tấn công còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Hiện có nhiều thông tin khác nhau quanh vụ việc. Theo truyền thông địa phương, đoàn xe chở ông Fakhrizadekh đã phải dừng lại gần thị trấn Absard, vùng Damavand, gần Tehran khi gặp một vụ tai nạn, trước khi chiếc xe tải gần đó ‘tình cờ’ phát nổ, sau đó là 5-6 tay súng bất ngờ xuất hiện và xả đạn từ ven đường.

Trong khi đó, New York Post ngày 29/11 lại cho rằng ông Fakhrizadeh đã bị phục kích bởi nhóm 12 người, với sự trợ giúp của 50 kẻ khác, trên một đường cao tốc gần Tehran. Những kẻ tấn công đã theo dõi nạn nhân từ lâu và nắm được lịch trình rằng nhà khoa học Iran sẽ tự lái xe từ Tehran tới biệt thự tại Absard tối 27/11. Họ đã cắt điện tại khu vực, kích nổ xe tải khi đoàn xe tới gần và nã đạn, thậm chí còn kéo ông Fakhrizadeh ra khỏi xe để tận tay kết liễu mạng sống của nhân vật này.

Tuy nhiên, điểm chung của hai câu chuyện này là cái chết của ông Fakhrizadeh đã được sắp đặt. Trong bối cảnh quan hệ Israel-Iran đang căng thẳng, xét khả năng thâm nhập và tấn công của đặc nhiệm Do Thái, Tehran có lý do nghi ngờ Tel Aviv đứng sau vụ này.

Đặc biệt, theo Al Arabiya, các quan chức và chuyên gia phương Tây tin rằng ông Fakhrizadeh có vai trò quan trọng trong việc giúp Iran tìm ra phương tiện lắp ráp đầu đạn hạt nhân, đằng sau “vỏ bọc” của chương trình làm giàu uranium dân sự. Song đây vẫn chỉ là suy đoán và thực hư câu chuyện ra sao vẫn là ẩn số.

Nhà khoa học xấu số người Iran Mohsen Fakhrizadeh. (Nguồn: Tasnim)
Nhà khoa học xấu số người Iran Mohsen Fakhrizadeh. (Nguồn: Tasnim)

Phản ứng “lạ”

Cuối cùng, phản ứng của Israel, Mỹ và Saudi Arabia xung quanh sự kiện này có điều “lạ”.

Không khó đoán khi Iran đã lên án mạnh mẽ vụ việc này. Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei tuyên bố nước này sẽ đáp trả và công trình nghiên cứu của ông Fakhrizadeh sẽ được tiếp tục. Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định sẽ trả đũa vụ ám sát vào thời gian “thích hợp”. Ngày 29/11, ông Rouhani cũng tăng cường an ninh, ngăn chặn hành động tấn công vào các nhà khoa học nước này.

Trong thư gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Đại sứ Iran tại LHQ Majid Takht Ravanchi cho rằng có “dấu hiệu thực sự về trách nhiệm của Israel” trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh và Tehran bảo lưu quyền tự vệ.

Qatar, Iraq, UAE, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Venezuela đều lên án mạnh mẽ hành động tấn công này. LHQ và EU kêu gọi Iran “hành động kiềm chế”, tránh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Trong thư gửi Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Đại sứ Iran tại LHQ Majid Takht Ravanchi cho rằng có “dấu hiệu thực sự về trách nhiệm của Israel” trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh và Tehran bảo lưu quyền tự vệ.

Đáng chú ý, thay vì “ăn miếng trả miếng” với Iran như mọi lần, phía Israel lại im ắng lạ thường. Trong phát biểu hiếm hoi ngày 28/11, đồng minh thân cận của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Israel Tzachi Hanegbi cho biết “không có manh mối” về kẻ ám sát nhà khoa học Iran.

Tuy nhiên, cùng ngày, các đại sứ quán của nước này trên toàn thế giới đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ. Song khi được hỏi, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này khẳng định không bình luận về các vấn đề an ninh liên quan đến các đại diện ở nước ngoài.

Trong khi đó, Nhà Trắng và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từ chối bình luận về tiết lộ của New York Times cho rằng có quan chức Mỹ khẳng định Israel đứng sau vụ tấn công tại Iran.

Tương tự, Saudi Arabia, người chơi đặc biệt quan trọng trong những ván bài về lợi ích tại khu vực Trung Đông, cũng “im hơi lặng tiếng” trước sự kiện chấn động này.

Vai trò của Israel

Những nghi vấn trên đã khiến New York Times đặt câu hỏi về sự liên quan của Israel tới cái chết của ông Fakhrizadeh. Tờ này dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ cho rằng Cơ quan tình báo Mossad của Israel đã “lên kế hoạch chính xác” và sự im lặng của Israel là minh chứng.

Theo họ, lâu nay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu coi Tehran là mối đe dọa hiện hữu, gọi nhà khoa học Iran là kẻ thù số 1, có khả năng chế tạo vũ khí đe dọa đất nước 8 triệu dân chỉ bằng một vụ nổ.

Tuy nhiên, tờ này cho rằng ông Netanyahu còn có ý khác. Sau khi kết quả bầu cử Mỹ ngày càng có lợi cho ông Biden, ông đã tuyên bố: “Không thể quay lại thỏa thuận hạt nhân trước kia”.

Viết trên Twitter ngày 27/11, ông Mark Fitzpatric, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân tin rằng: “Lý do ám sát nhà khoa học Fakhrizadeh không chỉ nhằm cản trở khả năng chiến tranh của Iran, mà còn nhằm cản trở tiến trình ngoại giao”.

Như vậy, không loại trừ khả năng ông Netanyahu muốn tạo sự đã rồi, chấm dứt hy vọng đưa Mỹ trở lại JCPOA của người kế nhiệm ông Trump và buộc Mỹ sát cánh trong hành trình chống Iran.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những suy đoán và cho đến khi có thêm thông tin, cái chết của “cha đẻ” chương trình hạt nhân của Iran vẫn là câu chuyện đầy bí ẩn.

Tin thế giới 30/11: Ông Trump nhắn nhủ 'thân tình' tới ông Biden; Trung Quốc đã 'ra tay' với Mỹ; 62 sát thủ tham gia vụ ám sát ở Iran?

Tin thế giới 30/11: Ông Trump nhắn nhủ 'thân tình' tới ông Biden; Trung Quốc đã 'ra tay' với Mỹ; 62 sát thủ tham gia vụ ám sát ở Iran?

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran, Mỹ-Trung Quốc trả đũa nhau, quan hệ Trung Quốc ...

Vụ ám sát nhà khoa học Iran: Press TV tiết lộ nguồn gốc hung khí, Ngoại trưởng Anh quan ngại

Vụ ám sát nhà khoa học Iran: Press TV tiết lộ nguồn gốc hung khí, Ngoại trưởng Anh quan ngại

TGVN. Ngày 30/11, Press TV đưa tin, vũ khí được sử dụng trong vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh tuần ...

Vụ ám sát nhà khoa học Iran: Nga xem là khủng bố; Chính sách của ông Biden với Tehran liệu có bị ảnh hưởng?

Vụ ám sát nhà khoa học Iran: Nga xem là khủng bố; Chính sách của ông Biden với Tehran liệu có bị ảnh hưởng?

TGVN. Ngày 29/11, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky cho biết, Nga lên án vụ giết hại ...

Đọc thêm

5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

Tra cứu mã giao dịch MB Bank giúp bạn biết được giao dịch đã thực hiện thành công hay chưa, có sự cố gì xảy ra hay không. Hiện nay, ...
Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Giờ đây, bạn chẳng cần thay nhau chờ đợi đặt hàng trên cùng một điện thoại. Với tính năng Đặt đơn nhóm trên Grab mỗi người đều có thể tự ...
Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

8h40 sáng 19/3, đội tuyển Việt Nam bay sang Indonesia, quyết tâm giành kết quả cao nhất trong trận lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Lần đầu tiên xuất hiện tại “ghế nóng” nhưng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trả lời cặn kẽ, đầy đủ 38 câu hỏi được 32 đại biểu Quốc hội ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2024? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/3.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động