Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính

Hồng Phúc
Khi Quốc hội bắt đầu kỳ nghỉ, Ấn Độ khởi động 3 hoạt động ngoại giao lớn chỉ trong 5 ngày, gồm chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Malaysia, đối thoại 2+2 với Nhật Bản và Thủ tướng Narendra Modi công du châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nỗ lực hàn gắn rạn nứt

Một tuần sau phiên họp Quốc hội Ấn Độ kết thúc, sự hiện diện của Thủ tướng Anwar Ibrahim tại đất nước sông Hằng từ ngày 19-21/8 sẽ đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và nhậm chức người đứng đầu chính phủ Malaysia vào năm 2022. Theo báo The Hindu, ông Anwar Ibrahim sẽ “mượn” chuyến thăm này để cố gắng xoa dịu một số vấn đề “bằng mặt không bằng lòng” giữa các chính phủ Malaysia trước đây với Ấn Độ dẫn đến căng thẳng trong quan hệ song phương.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. (Nguồn: Reuters)
Chuyến thăm vào tuần tới của ông Anwar Ibrahim là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Malaysia đến Ấn Độ kể từ năm 2018. (Nguồn: Reuters)

Ông Anwar Ibrahim, được xem là một nhà cải cách ôn hòa, đã đến New Delhi vào năm 2019 với tư cách là thành viên của chính phủ dưới thời ông Mahathir Mohamad, người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với quốc gia Nam Á.

Tuy nhiên, ông Mahathir Mohamad đã đặt ra nhiều vấn đề với Ấn Độ, khi công khai chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi về những thay đổi ở vùng Jammu & Kashmir hay cuộc đàn áp những người phản đối Dự luật sửa đổi quyền công dân. Chính phủ của ông Mahathir Mohamad cũng từ chối yêu cầu dẫn độ nhà truyền giáo đạo Hồi lưu vong Zakir Naik, người bị truy nã ở Ấn Độ với cáo buộc hoạt động khủng bố. Để trả đũa động thái của Malaysia, Ấn Độ đã hủy nhập khẩu dầu cọ - mặt hàng chiến lược của quốc gia Đông Nam Á này.

The Hindu cũng nhắc lại quyết định của Ấn Độ giam giữ 2.500 người nước ngoài từ 45 nước, chủ yếu Malaysia và Indonesia, đến New Delhi tham dự hội nghị "Tablighi Jamaat" vào năm 2020 làm xáo trộn quan hệ song phương.

Tuy nhiên, với chiến thắng của ông Anwar Ibrahim, hai nước đã và đang trải nghiệm mối quan hệ mới "ngọt ngào" hơn với những phát triển tích cực. Trong chuyến thăm Kuala Lumpur vào đầu năm nay, Ngoại trưởng S. Jaishankar đã ca ngợi "tầm nhìn" của nhà lãnh đạo Malaysia về một chương trình nghị sự song phương đầy tham vọng.

Chuyến thăm diễn ra không lâu sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Kuala Lumpur (từ ngày 18-20/6), hai bên ra tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hướng tới cộng đồng Trung Quốc-Malaysia cùng chung tương lai. The Hindu cho biết, ông Anwar Ibrahim nói rằng Trung Quốc là “người bạn thực sự” khi Thủ tướng Lý Cường kết thúc chuyến thăm.

Tăng hàm lượng chiến lược

Trùng thời điểm với chuyến thăm của Thủ tướng Anwar Ibrahim, Ngoại trưởng S. Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh sẽ hội đàm 2+2 với những người đồng cấp Nhật Bản là Ngoại trưởng Kamikawa Yoko và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara tại New Delhi vào ngày 20/8.

Hai bên sẽ thảo luận về quan hệ chiến lược Ấn Độ-Nhật Bản cũng như hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Bộ tứ. Cả hai nước đều mong muốn tăng cường quan hệ an ninh, trong đó có mở rộng các cuộc tập trận chung và thúc đẩy hợp tác về thiết bị quốc phòng.

Các Bộ trưởng cũng sẽ trao đổi về tình hình Bangladesh, nơi Ấn Độ và Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ trong một số dự án cơ sở hạ tầng như một phần của chiến lược "Tương lai Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Bên cạnh tình hình Ukraine và Trung Đông, các chủ đề hợp tác an ninh mạng và chống biến đổi khí hậu cũng dự kiến được đưa ra tại đối thoại.

Đối thoại 2+2 giữa Ấn Độ-Nhật Bản vào ngày 8/9/2022 tại Tokyo. (Nguồn: Kyodo)
Đối thoại 2+2 giữa các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ-Nhật Bản vào ngày 8/9/2022 tại Tokyo. (Nguồn: Kyodo)

Đối thoại 2+2 lần này diễn ra trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ (Quad) lên lịch vào vài tháng tới có vẻ gặp khó khăn do cuộc chiến giành quyền lãnh đạo của chính ông Kishida trong Đảng Dân chủ tự do cầm quyền vào cuối tháng 9 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11. Các Bộ trưởng dự kiến ​​sẽ thảo luận về thời điểm sớm nhất có thể để Ấn Độ đăng cai hội nghị quan trọng này.

Tính lịch sử và cân bằng

Chỉ vài tuần sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Narendra Modi, New Delhi đang hoàn thiện kế hoạch cho chuyến thăm sắp tới của nhà lãnh đạo Ấn Độ tới Ba Lan và Ukraine.

Ông Modi dự kiến​ tới thủ đô Warsaw từ ngày 21-22/8, hội đàm song phương với Tổng thống Andrzej Duda và Thủ tướng Donald Tusk. Mục đích của chuyến thăm là tăng cường quan hệ với Ba Lan, nơi Ấn Độ gần đây mới bổ nhiệm vị trí Tùy viên Quốc phòng sau nhiều năm để trống.

Economic Times cho hay, Ba Lan là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Ấn Độ tại Trung và Đông Âu. Dự kiến ​​trong chuyến thăm này, hợp tác công nghệ sẽ được chú trọng nhiều hơn, vì quốc gia thành viên Liên minh châu Âu này nổi tiếng với công nghệ tiên tiến trong ngành thực phẩm.

Đáng chú ý, theo Hindustan Times, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Ba Lan, sau chuyến thăm của ông Morarji Desai vào năm 1979. Trước đó, cả hai Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Indira Gandhi đều đã đến thăm đất nước này.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: PTI)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có những ngày bận rộn ở châu Âu vào tuần tới. (Nguồn: PTI)

Tới thủ đô Kiev vào ngày hôm sau, ông Modi sẽ hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, người từng chỉ trích gay gắt chuyến đi Moscow vào tháng trước của ông Modi. Theo The Hindu, chuyến thăm này phá vỡ nhận thức ở Ukraine cũng như Mỹ và các nước phương Tây rằng Ấn Độ đang có lập trường thiên vị trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi này.

Hồi đầu năm 2024, Tổng thống Zelensky đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Modi và gửi lời mời ông đến thăm Ukraine. Như vậy, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Ấn Độ tới Kiev kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào năm 2022.

Ấn Độ ngày càng bị kẹt giữa hai thế khó. Quan hệ ấm lên với phương Tây trong những năm gần đây, đặc biệt là khi căng thẳng biên giới gia tăng với Trung Quốc, song đồng thời, Ấn Độ không thể phủ nhận mối quan hệ chiến lược với Nga, bất kể điều này có làm mếch lòng Mỹ.

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi có thể sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ Nga, giống như chuyến thăm Moscow của ông đã khiến Mỹ tức giận. Thách thức đối với ngoại giao Ấn Độ là phải hiệu chỉnh thông điệp riêng của mình để xoa dịu mối quan ngại từ cả hai nước, đồng thời cho thấy chuyến đi như một sáng kiến ​​mới táo bạo.

Thực hiện được điều này sẽ là một chiến thắng địa chính trị. Nhưng nếu diễn ra không như mong đợi, chuyến thăm có thể gây ra thiệt hại không thể tính toán được cho vị thế toàn cầu của Ấn Độ.

Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, vốn được mong đợi từ lâu, diễn ra từ ...

Ngoại giao đền thờ của Ấn Độ

Ngoại giao đền thờ của Ấn Độ

Quyết định của UAE cho phép Ấn Độ xây dựng ngôi đền Hindu, dự kiến khánh thành vào ngày 14/2, thể hiện quan hệ hợp ...

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay ...

Những nhà lãnh đạo nào dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Thủ tướng Modi?

Những nhà lãnh đạo nào dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Thủ tướng Modi?

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina là người đầu tiên trong số 7 nhà lãnh đạo nước ngoài tới Ấn Độ tham dự lễ tuyên thệ ...

Ấn Độ thảo luận với hai nước Đông Nam Á về ổn định biên giới

Ấn Độ thảo luận với hai nước Đông Nam Á về ổn định biên giới

Ngày 11/7, các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan lần lượt là các ông Subrahmanyam Jaishankar, Than Swe và Maris Sangiampongsa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoạt Siêu cup châu Âu 2024 trận ra mắt Real Madrid, Mbappe nói gì?

Đoạt Siêu cup châu Âu 2024 trận ra mắt Real Madrid, Mbappe nói gì?

Tiền đạo Kylian Mbappe không giấu được hạnh phúc sau khi có khởi đầu như mơ ở Real Madrid.
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TP. Hồ Chí Minh tính đến tháng 7/2024

Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TP. Hồ Chí Minh tính đến tháng 7/2024

Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TP. Hồ Chí Minh tính đến tháng 7/2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TP.HCM ở đâu?
Google phát hành bản cập nhật AI dành cho thiết bị Android

Google phát hành bản cập nhật AI dành cho thiết bị Android

Tại sự kiện "Made by Google" vừa diễn ra, gã khổng lồ tìm kiếm đã công bố bản cập nhật tính năng AI dành cho thiết bị Android, cùng với ...
Nga áp dụng lệnh cấm mới với xăng, khẳng định không ảnh hưởng tới Belarus, Kazakhstan...

Nga áp dụng lệnh cấm mới với xăng, khẳng định không ảnh hưởng tới Belarus, Kazakhstan...

Ngày 14/8, chính phủ Nga tuyên bố sẽ tái áp dụng lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong 6 tháng tới để 'duy trì tình hình ổn định' trên thị ...
Giá heo hơi hôm nay 15/8: Tiếp tục đi ngang; Ngành chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học

Giá heo hơi hôm nay 15/8: Tiếp tục đi ngang; Ngành chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học

Giá heo hơi tương đối ổn định ở cả ba miền. Bắc Ninh tập huấn kỹ thuật phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi. ngành chăn nuôi áp dụng ...
Lịch công bố điểm chuẩn vào các trường công an năm 2024 thí sinh cần lưu ý

Lịch công bố điểm chuẩn vào các trường công an năm 2024 thí sinh cần lưu ý

Các trường công an sẽ công bố điểm chuẩn theo lịch chung của Bộ GD&ĐT, trong đó có trường dự kiến sẽ công bố vào ngày 18/8.
Israel hành động bất chấp, duyệt kế hoạch xây khu định cư mới ở Bờ Tây, Jordan lên án

Israel hành động bất chấp, duyệt kế hoạch xây khu định cư mới ở Bờ Tây, Jordan lên án

Chính phủ Israel đã phê duyệt kế hoạch xây dựng khu định cư mới tại một địa điểm Di sản thế giới ở Bờ Tây.
Tình hình ở Kursk: Ukraine tuyên bố bước đi mới táo bạo, Nga nói về hậu quả của 'hành động liều lĩnh điên rồ'

Tình hình ở Kursk: Ukraine tuyên bố bước đi mới táo bạo, Nga nói về hậu quả của 'hành động liều lĩnh điên rồ'

Ukraine công bố các kế hoạch mới ở tỉnh Kursk của Nga, trong khi Moscow nói rằng, Kiev đang phải gánh chịu các tổn thất lớn do tấn công tỉnh này.
Giám đốc CIA đến Qatar, đàm phán ngừng bắn ở Gaza được nối lại

Giám đốc CIA đến Qatar, đàm phán ngừng bắn ở Gaza được nối lại

Sau nhiều sự cố và từ chối tham gia của Hamas, đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza được diễn ra tại Doha, Qatar hôm nay, ngày 15/8.
Điểm tin thế giới sáng 15/8: CSTO tập trận đặc biệt, Nga cấm xuất khẩu xăng dầu, Venezuela bác báo cáo của LHQ

Điểm tin thế giới sáng 15/8: CSTO tập trận đặc biệt, Nga cấm xuất khẩu xăng dầu, Venezuela bác báo cáo của LHQ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 15/8.
Tin thế giới 14/8: Tỉnh biên giới Nga ở tình trạng khẩn cấp, tín hiệu từ Iran, Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, ông Donald Trump đòi bồi thường

Tin thế giới 14/8: Tỉnh biên giới Nga ở tình trạng khẩn cấp, tín hiệu từ Iran, Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, ông Donald Trump đòi bồi thường

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin bị Tòa án Hiến pháp tuyên bố bãi nhiệm

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin bị Tòa án Hiến pháp tuyên bố bãi nhiệm

Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra phán quyết bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin vì vi phạm Hiến pháp trong việc bổ nhiệm nhân sự nội các.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Vì sao Ukraine tấn công sâu lãnh thổ Nga?

Vì sao Ukraine tấn công sâu lãnh thổ Nga?

Sáng 6/8, Lực lượng vũ trang Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào vùng Kursk, nằm sâu trong lãnh thổ Nga khoảng một chục cây số.
Olympic và giấc mơ hòa bình

Olympic và giấc mơ hòa bình

Bên cạnh tinh thần thượng võ, Thế vận hội Olympic ngày nay còn là biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình giữa các quốc gia.
Kinh nghiệm Singapore về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI) và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm Singapore về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI) và bài học cho Việt Nam

Singapore đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền kinh tế số phát triển nhất thể giới nhờ tận dụng tối đa những lợi thế về trí tuệ nhân tạo.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, vốn được mong đợi từ lâu, diễn ra từ ngày 30/7-1/8 với nhiều ý nghĩa quan trọng.
Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'

Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang tìm cách củng cố mối quan hệ quốc phòng chưa phát triển đúng tiềm năng với Indonesia thông qua đề nghị mua tàu ngầm.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Dù ai làm Tổng thống, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ khó bề lay chuyển

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Dù ai làm Tổng thống, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ khó bề lay chuyển

Theo nhà hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc, sẽ không có sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc hai bên thời gian tới.
Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Quyết tâm 'làm tới' của Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông đang đặt Mỹ vào thế khó.
Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đăng tải nhiều bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Khi Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước và mở rộng thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều đồng minh của nước này có thể mất đi quyền định giá ...
Phiên bản di động