Ngoại giao công chúng: Muốn tốt phải thuận “hai tay”

Diệu Linh
TGVN. Trong kỷ nguyên số, các nhà ngoại giao “hiện đại” không chỉ tập trung vào mạng xã hội mà còn cần tiếp tục giữ liên hệ mật thiết với giới báo chí truyền thống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay Ngoại giao công chúng - công cụ hữu ích để hội nhập
ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay Ngoại giao công chúng bằng truyền hình: Chuyện chưa hề cũ
ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay
Mối quan hệ mật thiết với các nhà báo nước sở tại vẫn hết sức cần thiết với các nhà ngoại giao. (Nguồn: USC)

Năm 1986, buổi gặp gỡ đầu tiên giữa một Tùy viên báo chí Israel tại Anh với một nhà báo nước sở tại chuyên viết xã luận cho Thời báo London bị hủy ngay trước giờ hẹn hai tiếng. Lý do là nhà báo này phải tìm hiểu cấp tốc về vụ ám sát Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme và tất cả thông tin liên quan đến nền chính trị Thụy Điển trong vài giờ.

Với kinh nghiệm từng là Tùy viên báo chí 4 năm tại Stockholm, vị Tùy viên báo chí Israel đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để đưa ra đề nghị gỡ rối cho phóng viên Thời báo London: “Chúng ta hãy cứ gặp nhau đi, tôi sẽ cho anh biết mọi thông tin cần thiết về Thủ tướng Palme và Thụy Điển. Chúng ta có thể nói về Israel vào một dịp khác”.

Hôm sau, khi bài báo đầy đặn thông tin được đăng tải, anh Tùy viên báo chí Israel nhận được cuộc gọi với nội dung: “Hôm qua, anh đã giúp tôi rất nhiều, sau này cứ gọi tôi nhé nếu anh muốn viết bất cứ bài báo nào về Israel”.

Thời “Đại sứ quán ảo” lên ngôi

Đó là câu chuyện của hơn ba thập kỷ trước. Trong thời đại công nghệ hiện nay, câu chuyện trên đã trở nên lỗi thời khi các nhà ngoại giao chuộng truyền thông kỹ thuật số và giảm bớt sự phụ thuộc vào báo chí truyền thống. Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều chính phủ đã tìm cách tiếp cận các quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao chính thức hay đang có quan hệ căng thẳng bằng cách lập “Đại sứ quán ảo”.

“Đại sứ quán ảo” là nơi các chính phủ đặt niềm tin rằng ngoại giao kỹ thuật số có thể thành công khi ngoại giao truyền thống thất bại và không gian mạng có thể đóng vai trò là nơi gặp gỡ trung lập của hai nước hay là cây cầu kết nối.

ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay
Israel lập tài khoản Twitter IsraelintheGulf nhằm thúc đẩy đối thoại với 6 quốc gia vùng Vịnh (GCC) mà Israel không có quan hệ ngoại giao chính thức.

Điển hình của mô hình này có thể kể đến trang U.S. Virtual Embassy Tehran, “Đại sứ quán ảo” của Mỹ tại Tehran được Bộ Ngoại giao Mỹ ra mắt năm 2011 nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Mỹ và người dân Iran; hay trang web Second Life (Cuộc sống thứ hai), hoạt động như một cầu nối văn hóa của Thụy Điển.

Tiếp nối sáng kiến trên, Israel cũng đã ra mắt tài khoản IsraelintheGulf trên Twitter vào ngày 7/3/2013, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Israel và công dân của 6 quốc gia vùng Vịnh (GCC) mà Israel không có quan hệ ngoại giao chính thức. Từ đó, các nhà ngoại giao Israel đưa ra các giải pháp giảm thiểu sự chỉ trích đến từ truyền thông địa phương. Cho đến nay, "Đại sứ quán ảo” này đã đăng 751 dòng tweet với 29.150 người theo dõi.

Hoạt động của hai “Đại sứ quán ảo” của Thụy Điển và Mỹ hiện đã bị gián đoạn. Trang Second Life bị dừng hoạt động năm 2013 và trang U.S. Virtual Embassy Tehran đã bị chính phủ Iran chặn. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng phương thức ngoại giao này sẽ tăng trong những năm tới. Lý do là các “Đại sứ quán ảo” có thể giúp các nhà ngoại giao đạt được mục tiêu cuối cùng của ngoại giao kỹ thuật số là tiếp cận và tương tác nhiều hơn với cộng đồng quốc tế.

Không thể xa rời kênh truyền thống

Mặc dù ngoại giao kỹ thuật số là một xu thế không thể phủ nhận, vai trò của báo chí truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền đối ngoại của mỗi quốc gia.

Trong những năm đầu tiên khi số hóa hoạt động đối ngoại, các cơ quan ngoại giao đã xem phương tiện truyền thông xã hội như các kênh truyền thông đại chúng. Một đại sứ quán có thể đăng nhập vào Twitter, đăng các dòng tweet và tiếp cận hàng triệu người dùng, hay làm việc tương tự như khi sử dụng Facebook, Reddit hoặc Instagram. Tuy vậy, khả năng tiếp cận công chúng của các tài khoản này khá hạn chế, một phần nguyên nhân là số lượng người theo dõi các nền tảng mạng xã hội của các cơ quan ngoại giao vẫn chưa phổ biến.

Chẳng hạn, chỉ những người dùng theo dõi trực tiếp trang blog của Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh (FCO) hoặc những người quan tâm đến ngoại giao, chính sách đối ngoại, các vấn đề quốc tế và ngoại giao của Anh mới xem được các bài viết do cơ quan này đăng tải. Còn những người không theo dõi hay ít quan tâm đến lĩnh vực này sẽ không biết đến các bài viết của FCO.

Muốn khắc phục hạn chế trên, các nhà ngoại giao phải liên tục tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng và độ lan tỏa đến công chúng. Để đạt được hiệu quả mong đợi, họ có thể tận dụng khiếu hài hước, cá tính của mình, hay dùng các hashtag theo xu hướng… để thu hút người quan tâm.

Song song với các phương pháp trên, việc đăng tải nội dung, tiết lộ thông tin đúng mà hấp dẫn sẽ thu hút các cơ quan báo chí, truyền thông khai thác và chia sẻ lại trên nền tảng trực tuyến vốn phổ biến với độc giả hơn so với các đại sứ quán. Theo đó, các nhà ngoại giao phải duy trì và phát triển các mối quan hệ mật thiết với các nhà báo nói riêng và các cơ quan truyền thông, báo chí nói chung.

Mặt khác, việc hợp tác với báo chí giúp các nhà hoạt động đối ngoại thu thập tin tức, tránh được việc bỏ sót thông tin và bác bỏ các thông tin giả mạo, gây bất lợi. Khi có “bạn đồng hành” là các cơ quan báo chí và truyền thông uy tín, các nhà ngoại giao sẽ dễ dàng truyền tải các thông điệp với mức độ lan tỏa rộng hơn, bởi độc giả dễ dàng tiếp cận thông tin nhờ vào báo chí, truyền thông hơn là lấy thông tin trực tiếp từ các tài khoản mạng xã hội của đại sứ quán.

Có thể thấy rằng, trong ngoại giao công chúng thời kỳ kỹ thuật số, nếu truyền thông xã hội được cho là “tay phải” trong việc tiếp cận và tương tác với cộng đồng, thì các cơ quan báo chí và truyền thông lại là “tay trái” giúp kết nối công chúng thực thụ, trên phạm vi rộng hơn. Việc vận dụng tối đa ưu điểm của hai “cánh tay” này luôn là mục tiêu mà giới ngoại giao truyền thống theo đuổi để phát triển ngoại giao trực tuyến.

ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay

Mahatma Gandhi - Biểu tượng của ngoại giao công chúng Ấn Độ

TGVN. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi (2/10/1896-2/10/2019), tờ Times of India ngày 30/9 ...

ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay

Việt Nam - Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao công chúng

Ngày 30/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã tiếp ông Yasuhia Kawamura, Vụ Trưởng Vụ Báo chí và Ngoại ...

ngoai giao cong chung muon tot phai thuan hai tay

Ngoại giao công chúng Nga: Trên đường tìm sự công nhận

Ngoại giao công chúng Nga nghe có vẻ như một nghịch lý đối với nhiều nước phương Tây Nhưng nghiên cứu sinh Yelena Osipova, người ...

(theo DigDipBlog)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động