Ngoại giao thời đại Trí tuệ nhân tạo

TÔN SINH Thành
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ
TGVN. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động mạnh tới quan hệ quốc tế cũng như ngoại giao. AI sẽ giúp nhà ngoại giao thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn, thậm chí làm thay nhiều phần việc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao Khi Đại sứ làm truyền thông
ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao ASEAN - Ấn Độ và vai trò điều phối tích cực của Việt Nam
ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao

Bảy rưỡi sáng, sau khi ngồi vào bàn làm việc, ông đại sứ hỏi: “Hôm nay thời tiết tại New Delhi thế nào, Alexa?”

Một giọng nữ vang lên từ một vật thể hình tròn trên bàn: “Thưa ngài, hôm nay thời tiết tại Thủ đô khá dễ chịu, nhiệt độ trung bình 25 độ C”.

Ông lại hỏi: “Tình hình Ấn Độ và thế giới hôm nay có gì mới?”

Vẫn giọng nói từ vật thể để trên bàn: “Tại Ấn Độ, đáng chú ý nhất là mức độ hạn hán đã lên đến mức báo động tại các bang miền Trung, trong khi Quốc hội sẽ bắt đầu phiên họp mùa Đông với nhiều dự luật sẽ được thông qua. Trên thế giới, giao tranh tái bùng phát giữa các lực lượng ly khai với chính phủ tại Colombia, trong khi chiến dịch tranh cử Tổng thống chính thức bắt đầu tại Mỹ”.

Đoạn hội thoại trên đây giữa ông Đại sứ với cô thư ký ảo tên là Alexa không phải là chuyện viễn tưởng. Từ mấy năm nay trong phòng làm việc của ông Đại sứ, cô thư ký ảo Alexa đã thay thế vị trí của cô thư ký bằng xương bằng thịt.

Alexa chính là một sản phẩm Trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty Amazon chế tạo. Những sản phẩm AI đang hiện diện ngày càng nhiều như các trợ lý ảo như Alexa, Siri và Google, những chiếc xe tự lái của Tesla, máy bay không người lái... AI không còn là khái niệm xa xôi, viễn tưởng, mà đang từng bước đi vào cuộc sống và công việc của con người, nhất là các nhà ngoại giao.

AI là một phần quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra hiện nay. AI là bước phát triển cao của kỹ thuật số, là trí tuệ của máy móc do con người tạo ra, có khả nhận dạng hình ảnh và lời nói, khai thác văn bản, bắt chước tư duy con người. AI không chỉ biết học hỏi, suy nghĩ mà còn biết giao tiếp, lập luận để giải quyết vấn đề. Cụ thể, AI mô phỏng lại mạng noron sinh học của não người tạo ra một cơ chế “máy học” (machine-learning) để tích lũy một lượng lớn dữ liệu và dựa trên các thuật toán mạnh mẽ để sắp xếp các loại dữ liệu lộn xộn thành dạng dữ liệu có hệ thống và đưa ra các dự báo cho tương lai. Đáng nói là AI có thể xử lý dữ liệu ở quy mô lớn hơn và nhanh hơn con người, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong tình huống khắc nghiệt mà con người chưa giải quyết được.

Định hình lại thế giới

Các nghiên cứu đầu tiên về AI có từ lâu, nhưng chỉ đạt được bước đột phá những năm gần đây. Theo dự báo, AI có khả năng phiên dịch vượt con người vào năm 2024, viết bài diễn văn hoàn chỉnh vào năm 2026. Công nghệ AI sẽ đạt đỉnh cao vào năm 2030 và sẽ thay con người trong hầu hết công việc. AI làm tăng năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ và sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó làm tăng trưởng kinh tế và mở ra cơ hội mới cho giao thương quốc tế.

Có thể nói AI đang tác động mạnh tới quan hệ quốc tế cũng như ngoại giao. AI sẽ giúp nhà ngoại giao thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn, thậm chí làm thay nhiều phần việc. Trước hết, AI đẩy nhanh việc phân tích dữ liệu nghiên cứu đối ngoại. Ví dụ ứng dụng News Tracer có thể giúp cập nhật thông tin nóng, trong khi ứng dụng Editor có thể phân tích dữ liệu với khối lượng khổng lồ. Khi nghiên cứu chiến lược chính trị quốc tế, hệ thống AI sẽ tập hợp phân tích khối lượng lớn dữ liệu sau đó cung cấp một loạt lựa chọn với các gợi ý bước đi phù hợp nhất chỉ trong nháy mắt.

Ứng dụng AI cũng có thể "mổ xẻ" các bước đi của đối phương, rút kinh nghiệm từ thất bại và tự luyện tập nhiều lần để phát triển chiến lược mới. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện có 137 dự án AI để phân loại hàng tỷ terabye dữ liệu và phân tích sự kiện quốc tế phục vụ giới hoạch định chính sách tại Mỹ.

Trong đàm phán, AI có thể giúp nhà ngoại giao phân tích các cuộc đàm phán trước đây và tiếp cận khối lượng lớn thông tin cần thiết cho các cuộc đàm phán hiện tại. Facebook đã có ứng dụng AI có thể quan sát tất cả các bên tham gia đàm phán, sau đó lên lịch gặp và đưa ra thỏa thuận có lợi nhất. AI cũng có thể phân tích lời nói giúp nhà ngoại giao hiểu thêm đối phương. Đặc biệt, AI cải thiện kết quả của các cuộc đàm phán cần nhiều dữ liệu như đàm phán thương mại. Brazil đã thiết lập hẳn một chương trình sử dụng AI trong đàm phán thương mại với các nước.

Trong công tác tuyên truyền, AI sẽ giúp xác định mức độ quan tâm của công chúng. Ví dụ, ứng dụng ADCOMS có thể sản xuất các nội dung tuyên truyền được cá biệt hóa tới từng đối tượng. Một khối lượng lớn thông tin trên mạng sẽ được phân tích để xác định quan điểm của người đọc, mẫu hành vi trên quy mô lớn...

Tiến bộ nhanh chóng của AI đang làm cho phần mềm phiên dịch ngày càng chính xác, khiến cho sự khác biệt ngôn ngữ không còn là trở ngại trong đối ngoại. Công ty Microsoft vừa tuyên bố đã phát triển thành công hệ thống AI cho phép dịch từ tiếng Trung ra tiếng Anh với độ chính xác như con người.

Bằng việc phân tích kho dữ liệu tích lũy được, AI có thể giúp rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề lãnh sự hàng ngày. Ví dụ một hệ thống AI với dữ liệu 5 năm trước sẽ phân tích được thời điểm có nhiều yêu cầu cấp hộ chiếu hay thị thực, giúp cho các cán bộ lãnh sự chuẩn bị trước. AI cũng giúp cho các cơ quan đại diện giao tiếp tốt hơn với các công dân của mình ở nước ngoài.

Những thách thức thực sự

ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao
AI đang thay thế công ăn việc làm của con người cũng là một thách thức thực sự.

Trước hết, công nghệ AI nếu bị lạm dụng sẽ tạo ra vũ khí tự động nguy hiểm, có thể thực hiện một cuộc tấn công hỗn hợp cả trên mạng lẫn ngoài đời thực, đưa ra các quyết định chính xác trước khi con người kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Mặt khác, công nghệ AI có thể là một biện pháp răn đe, giống như vũ khí hạt nhân đã làm được trong Chiến tranh Lạnh. Theo các chuyên gia, khả năng phản ứng tự động và nhanh chóng của AI sẽ khiến kẻ thù phải “chùn tay” nếu có ý định tấn công phủ đầu.

Trong tuyên truyền báo chí, ứng dụng Deepfakes sử dụng công nghệ AI sẽ chế tạo và xuyên tạc âm thanh và hình ảnh. Các ứng dụng AI khác có thể được sử dụng để khai thác hoặc phá hoại dữ liệu cá nhân, can thiệp quá trình hoạch định chính sách, bóp méo các cuộc tranh luận chính sách, can thiệp cuộc bầu cử, làm xói mòn sự tin cậy đối với các thể chế, gây ra bạo loạn xã hội. AI sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm nếu trở thành vũ khí tuyên truyền của một quốc gia thù địch.

AI đang thay thế công ăn việc làm của con người cũng là một thách thức thực sự. Khi các nhà máy được tự động hóa, hệ thống xe tự lái, máy bay không người lái được hoàn thiện, thì công nhân, tài xế, nhân viên chuyển phát, thu ngân, tiếp tân, tiếp thị, ngân hàng đều có thể bị thất nghiệp. Ngay cả công việc đòi hỏi tư duy cao như nhà báo, nhà ngoại giao cũng bị "đe dọa". Một báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ ngay từ năm 2017 đã cho rằng thách thức thực sự trong 20 năm tới không chỉ là tăng trưởng chậm lại, mà còn là sự thu hẹp của thị trường việc làm do sự phát triển của công nghệ và đây cũng được coi là nguyên nhân lớn gây căng thẳng giữa các nước.

Chương trình nghị sự của các nhà ngoại giao trong thời đại AI sẽ có nội dung mới như việc thay đổi thể chế quốc tế để bảo vệ an ninh thế giới khỏi rủi ro do AI gây ra; một hiệp định chống lại việc vũ khí hóa công nghệ AI, Nano, robot; thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu sản phẩm AI; hợp tác để rút ngắn khoảng cách công nghệ AI giữa các nước... Các chính phủ phải có kho chứa các bộ dữ liệu lớn và phải công khai. Tuy nhiên, đây là điều các nước nhỏ chưa thể đáp ứng được ngay. AI phụ thuộc vào dòng chảy dữ liệu lớn xuyên biên giới, nhưng việc bảo vệ quyền riêng tư khiến các chính phủ phải giảm sự tự do của các dòng chảy dữ liệu. Do vậy, phải có các quy định bảo mật sao cho không hạn chế tiếp cận dữ liệu.

Tóm lại, cần phải sẵn sàng đối phó với thách thức mới do AI tạo ra, trước khi trở nên quá muộn! Mới đây, nhóm G20 đã ra tuyên bố chung “chia sẻ về lợi ích to lớn của AI, đồng thời quan ngại về những rủi ro” mà công nghệ này tác động, nhất trí xây dựng quy định về giao dịch điện tử để bổ sung vào quy tắc của WTO.

Nhiều nước đã và đang nghiêm túc phát triển chiến lược AI. Bộ Ngoại giao Đức lên kế hoạch đối phó với ảnh hưởng của AI trên toàn cầu. Học viện Ngoại giao Canada tổ chức tập huấn về tác động của AI đối với ngoại giao. Tổng thống Trump mới đây đã ký Sắc lệnh về "Sáng kiến AI Mỹ" yêu cầu chính quyền các bang đầu tư mạnh vào AI; thiết lập các tiêu chuẩn để phát triển hệ thống AI một cách đáng tin cậy, mạnh mẽ, an toàn và có thể tương tác; đối phó với những thay đổi thị trường việc làm, gây ra bởi công nghệ mới; hợp tác phát triển AI, nhưng giữ lại các giá trị và lợi ích của người Mỹ. Trung Quốc đã có kế hoạch đầu tư 150 tỷ USD nhằm giành vị trí đứng đầu thế giới về AI vào năm 2030, Bộ Ngoại giao đang xây dựng một số ứng dụng AI trong ngoại giao.

ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao

Còn nhiều điều phải bàn về Ngoại giao trong thời đại AI. Không thể phủ nhận là AI có thể làm nhanh hơn và tốt hơn các nhà ngoại giao trong nhiều phần việc. Nhưng, AI dù có phát triển đến đâu cũng không thể hoàn toàn thay thế được các nhà ngoại giao, bởi nhiệm vụ của họ vô cùng phức tạp và mang nhiều yếu tố tâm lý, tình cảm và cảm xúc, mà không máy móc nào có thể làm thay được.

Trước xu thế phát triển như vũ bão hiện nay của khoa học công nghệ, AI có một tương lai tươi sáng trong lĩnh vực ngoại giao. Ưu điểm của AI là điều ai cũng thấy rõ và đây là xu thế tất yếu trong tương lai. AI có thể tạo ra một cuộc cách mạng đối với nghề ngoại giao. Song chắc chắn con người vẫn sẽ giữ vị trí trung tâm, không thể thay thế của nghề cao quí này. Do vậy, các nhà ngoại giao cần phải nhanh chóng nắm bắt và áp dung công nghệ AI vào việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đồng thời phải kiểm soát được các thách thức thực sự mà AI nói riêng và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung đang đặt ra.

Ông Olivier Klein - Giám đốc phụ trách các công nghệ mới của AWS (Amazon Web Services) khu vực châu Á Thái Bình Dương khẳng định con người là cá thể vô cùng thông minh khi có thể học hỏi rất nhanh chỉ với lượng thông tin ít ỏi. Đây là điều AI không thể làm được. Máy móc không thể tự đưa ra quyết định, cũng không thể tự động tạo nên xúc cảm như con người.
ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao

Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự phát triển và tích hợp từ các chủ trương Láng giềng trên hết, sáng ...

ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao

Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về Kinh tế biển xanh lần thứ 2

Ngày 18/7/2018 tại New Delhi, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phối hợp cùng Viện Nghiên cứu kinh tế về ...

ngoai giao thoi dai tri tue nhan tao

Việt Nam tham dự hội chợ từ thiện quốc tế tại Ấn Độ

Ngày 3/12, hội chợ từ thiện quốc tế Bazaar đã chính thức khai trương tại khách sạn Ashok ở trung tâm thủ đô New Delhi ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 6/1. Lịch âm 6/1/2025? Âm lịch hôm nay 6/1. Lịch vạn niên 6/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi hôm nay 6/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Các tác phẩm đoạt giải Diên Hồng có sự tìm tòi, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, thuyết phục, được độc giả đón nhận và Hội đồng chấm giải đánh ...
Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đã 'gieo sầu' cho Thái Lan ngay trên sân nhà bằng chiến thắng thuyết phục, để giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, ít ồn ào hơn những gì nó đạt được trong năm qua. Thay vào đó, giá Bitcoin ...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Havana tổ chức Lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN ở Cuba (ACHC) cho Đại sứ Campuchia.
Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Năm 2024, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đã để lại nhiều dấu ấn trong triển khai các chương trình, hoạt động.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động