Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trả lời báo chí về kết quả chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore từ 24-26/2. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Ngoại giao song phương
Trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 24-26/2, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã nêu bốn kết quả nổi bật, ba phương hướng triển khai hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Singapore trong thời gian tới.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tạo khí thế mới, động lực mới cho làn sóng các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa. Đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm, Giáo sư Bilveer Singh, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, đây là sự tái khẳng định, tái đảm bảo và củng cố mối quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước.
Ngày 25/2, chương trình Gặp gỡ đầu Xuân giữa các Bí thư tỉnh ủy và Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2022, diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Ngày 23/2, tại trụ sở của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), Washington D.C, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng đã có cuộc trao đổi với bà Sarah Bianchi, Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Trước đó, ngày 22/2, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng đã có thông điệp gửi tới đối tác, bạn bè, người dân Mỹ nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Mỹ.
Ngày 22/2, tại trụ sở của đảng Bảo thủ Anh ở thủ đô London, Vương quốc Anh, Đồng Chủ tịch đảng Bảo thủ Oliver Dowden đã tiếp Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đến cập nhật thông tin về tình hình Việt Nam và quan hệ Việt Nam-Anh, đồng thời trao đổi về thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên nhằm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.
Ngày 21-22/2, sau khi đến New York, bắt đầu nhiệm kỳ công tác trên cương vị Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã lần lượt gặp gỡ, chào thân mật Đại sứ Anouparb Vongnorkeo, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại LHQ và Đại sứ Sovann Ke, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Campuchia tại LHQ.
Ngày 22/2, tại thủ đô Wellington, Đại sứ Nguyễn Văn Trung đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Toàn quyền New Zealand, Dame Cindy Kiro.
Ngoại giao đa phương
Ngày 25/2, sau một tuần đến New York nhận nhiệm vụ mới, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), New York, đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng thư ký LHQ António Guterres.
Ngày 22/2, tại trụ sở LHQ, New York, Hoa Kỳ đã khai mạc Khoá họp định kỳ hàng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ. Khoá họp năm nay tập trung thảo luận về vai trò của Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực.
Ngày 22/2, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ nhất.
Bảo hộ công dân
Trước diễn biến phức tạp của xung đột Nga-Ukraine, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch đã điện thoại cung cấp thông tin về tình hình người Việt tại Ukraine và công tác bảo hộ công dân mà Đại sứ quán đang triển khai.
Do những diễn biến hiện nay tại Ukraine, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tránh đến các khu vực đang có xung đột nếu không thật sự cần thiết.
Ngày 25/2, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng mới đây tại Ukraine và công tác bảo hộ công dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, bảo vệ người dân, tiếp tục đối thoại tìm kiếm giải pháp hoà bình, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên toàn thế giới.
Việt Nam rất quan tâm đến tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine, yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng doanh nghiệp Việt Nam tại địa bàn.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại địa bàn cùng các cơ quan chức năng trong nước đang phối hợp chặt chẽ, sẵn sàng các phương án bảo hộ công dân.
Các hoạt động khác
Chiều 26/2, trả lời phỏng vấn báo chí về sự chuẩn bị của Chính phủ trong việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 5-11 tuổi, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, Việt Nam hiện đã xong giai đoạn chuẩn bị và đã có những căn cứ, điều kiện để có thể tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em trong thời gian tới.
Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Việt Nam cùng với Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Serbia đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố là nước tiếp nhận công nghệ mRNA từ trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA của WHO. Công bố này được WHO đưa ra trong họp báo ngày 23/2 tại Geneva.
Ngày 21/2, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đã chủ trì cuộc trao đổi giữa các cơ quan Việt Nam và Đức về những biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc sử dụng nguồn vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) của Đức.
| Ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc Năm 1972, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông hứa tặng cho Mỹ hai chú ... |
| Ngoại giao trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự AMM Retreat; cập nhật tình hình người Việt ở Ukraine Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 14-19/2. |