TIN LIÊN QUAN | |
Indonesia: Bắt kịp thời đại với phương thức ngoại giao mới | |
Ngoại giao văn hóa Trung Quốc: Hiệu ứng hai mặt |
Đại sứ từng kể rằng, trong chuyến công tác tới Pangasinan để thăm và tiễn ngư dân Việt Nam về nước, buổi tối tạt vào một tiệm ăn nhỏ dùng bữa và bị các khách hàng người Philippines ở đây nhận ra (còn gọi cả tên nữa) và xin được chụp ảnh chung. Thực ra câu chuyện này khiến tôi khá bất ngờ vì trong hình dung của nhiều người, hình ảnh của các vị Đại sứ thường gắn liền với các cuộc họp, các cuộc tiếp xúc cấp cao... Chắc trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ đã có những hoạt động gắn liền với người dân và được truyền thông sở tại quan tâm?
Philippines là một nơi luôn có những hoạt động ngoại giao, văn hóa sôi động. Ngay khi sang Philippines, tôi đã xác định phải nâng cao hình ảnh Việt Nam thông qua việc tham gia vào các hoạt động này. Theo đó, tôi đã không ngần ngại tham dự các hoạt động văn hóa đa dạng và phát biểu tại nhiều sự kiện lớn nhỏ. Thậm chí, khi được mời, tôi còn tham gia biểu diễn thời trang và đi chấm thi hoa hậu. Phu nhân của tôi cũng đã xuất hiện trên Đài truyền hình quốc gia Philippines hướng dẫn cách nấu món phở truyền thống của Việt Nam. Bản thân tôi luôn sẵn sàng trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí sở tại nhân những sự kiện quan trọng.
Đại sứ Trương Triều Dương trả lời phỏng vấn truyền hình Philippines nhân 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Philippines, 12/7/1976 - 12/7/2016. |
Theo đó, tần suất xuất hiện trên TV, báo chí của tôi tại đây khá dày. Tôi đã đến nhiều địa phương Philippines, thậm chí cả những nơi hẻo lánh và đến đâu cũng được đón tiếp nồng hậu. Hình ảnh Đại sứ Việt Nam thân thiện, hòa đồng đã gây ấn tượng với người dân Philippines.
Tôi nghĩ đó là một cách làm ngoại giao truyền thông - cách thức hiệu quả để quảng bá hình ảnh đất nước.
Dường như nhờ có truyền thông mà giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Philippines có nhiều khác biệt so với trước đây?
Một trong những thành công lớn của tôi khi sang Philippines là thúc đẩy thành lập Hội Hữu nghị giữa hai nước.
Ít nhất, từ năm 1976 - khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cho tới năm 2013 - thời điểm tôi sang Philippines nhận chức Đại sứ, hai bên chưa có Hội Hữu nghị.
Xác định đối ngoại nhân dân là kênh sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước nên tôi xúc tiến việc thành lập Hội. Tôi đã đi gặp một số người nổi tiếng như cựu Tổng thống Fidel Ramos, nhà báo và là Hoa hậu Thế giới đầu tiên người Philippines Gemma Teresa Cruz, các cựu Thượng nghị sĩ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao,... Tôi đặt vấn đề nhờ họ giúp đỡ thành lập hội và được phía bạn ủng hộ nhiệt thành.
Khoảng bảy tháng sau, ngày 29/7/2014, Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam được thành lập và sau đó Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines cũng ra đời. Ban chấp hành Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam đều gồm những người nổi tiếng, trong đó có nhiều người làm trong lĩnh vực truyền thông. Chủ tịch Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam Eddie Ilarde là cựu Thượng nghị sỹ, người dẫn chương trình của Đài truyền hình Philippines GMA và Phó Chủ tịch Hội Louis Arriola là chủ bút của tờ ASEAN Times. Nhờ đó, nhiều chương trình về Việt Nam đã được các thành viên trong Ban chấp hành Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam chỉ đạo thực hiện.
Điều đó cũng lý giải cho việc số du khách Philippines tới Việt Nam tăng mạnh, thưa Đại sứ?
Nhận thức được vai trò của truyền thông trong việc nâng cao hình ảnh quốc gia, thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại, xúc tiến du lịch,… chúng tôi luôn chủ động cung cấp thông tin về tình hình phát triển quan hệ hai nước cho các báo, đài. Tôi cũng luôn mời báo, đài sở tại tham dự các sự kiện do phía Việt Nam tổ chức như: Kỷ niệm Quốc khánh, Kỷ niệm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, lễ hội văn hóa, Tuần ẩm thực Việt Nam, liên hoan phim, hội chợ quảng bá du lịch và hàng hóa Việt Nam. Những hoạt động này là nguồn rất tốt để truyền thông của bạn đăng tin, viết bài quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến người dân nước sở tại.
Bên cạnh đó, Đại sứ quán đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước hỗ trợ nhiều đoàn nhà báo, làm phim Philippines sang Việt Nam viết bài, sản xuất các chương trình giới thiệu về tiềm năng hợp tác, địa điểm du lịch... Theo đó, tần suất đưa tin, phóng sự về Việt Nam cũng tăng lên nhiều trong hệ thống thông tin đại chúng của Philippines.
Nhờ tích cực quảng bá trên truyền thông, hiểu biết của người dân Philippines về Việt Nam đã có nhiều cải thiện. Hình ảnh Việt Nam trở nên gần gũi hơn đối với người dân Philippines. Sự tò mò muốn trải nghiệm hoặc khám phá Việt Nam, vì thế, cũng tăng theo, phần nào được thể hiện qua số lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đông. Trước năm 2013, khách du lịch Philippines tới Việt Nam chỉ khoảng 30.000 lượt người nhưng đến nay theo thống kê của ngành du lịch Philippines, đã có khoảng 100.000 lượt/năm. Người dân Việt Nam sang Philippines du lịch, học tập và làm việc cũng tăng nhiều.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Ngày 10/1/2017, tại Phủ Tổng thống Philippines, được đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trao tặng Huân chương Sikatuna hạng Vàng (Order of Sikatuna, Grand Cross-Gold Distinction) và tước hiệu Huân tước (Datu) cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương nhằm ghi nhận những đóng góp đặc biệt quan trọng của Đại sứ vào sự phát triển quan hệ với Philippines, trong đó điểm sáng nhất là việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược cuối năm 2015. Theo Đại sứ Trương Triều Dương, tận dụng, phát huy được các công cụ truyền thông sẽ hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động đối ngoại. |
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: 25 năm của những bước tiến rực rỡ Ngày 8/2, tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đồng ... |
Ngoại giao Việt Nam 2017: Tìm kiếm sự ổn định trong biến động Năm 2016 đã đi qua với rất nhiều biến động phức tạp, khó lường, báo hiệu nhiều khó khăn, thách thức mới đang chờ đón ... |
Ngoại giao Việt Nam: Từ không đến có Dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/2016) qua quy mô, thành phần tham dự và nội dung thảo luận, tôi ấn tượng ... |