Ngoại giao vaccine biến BRI của Trung Quốc thành Con đường Tơ lụa Y tế, vì sao?

Gia Kỳ
Tác giả Suisheng Zhao* có bài viết đăng tải trên East Asia Forum giải thích vì sao Trung Quốc đang thắng thế so với phương Tây về chính sách ngoại giao vaccine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dòng người tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc ở Indonesia. (Nguồn: Reteurs)
Chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc hiện nay trái ngược với "chính sách tôi trên hết" của Mỹ và Liên minh châu Âu. Trong ảnh là dòng người tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc ở Indonesia, tháng 2/2021. (Nguồn: Reuters)

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc đã được chuyển đến hơn 80 quốc gia để bán trên thị trường hoặc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Việc cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển đang cho thấy Bắc Kinh tự coi mình là giải pháp ứng phó với đại dịch hơn chứ không phải là nguồn gốc của coronavirus.

Lấp đầy lỗ hổng

Chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc hiện nay trái ngược với "chính sách tôi trên hết" của Mỹ và Liên minh châu Âu.

Với sự thiếu hụt nguồn cung, việc phải đối mặt với tỷ lệ lây nhiễm cao cùng số người tử vong tại nhà, buộc các nhà lãnh đạo Mỹ và EU cảm thấy cần phải tiêm chủng cho dân chúng trong nước trước tiên.

Điều này khiến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới không có nguồn cung cấp vaccine và gặp rủi ro cao. Trong khi đó, Trung Quốc không phải đối mặt với những vấn đề này và có đủ khả năng để gửi vaccine ra nước ngoài.

Chỉ bằng cách xuất hiện và giúp lấp đầy những lỗ hổng trong nguồn cung vaccine toàn cầu, Trung Quốc đã có được vị thế trong chính sách ngoại giao vaccine.

Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết rằng vaccine của Trung Quốc sẽ được cung cấp như một hàng hóa phổ biến toàn cầu.

53 quốc gia được cấp vaccine miễn phí, bao gồm các nước đang phát triển ở châu Phi và một số quốc gia châu Á quan trọng về mặt chiến lược như Philippines và Pakistan.

Tuy nhiên, vaccine của Trung Quốc không hoàn toàn miễn phí, 27 quốc gia có thu nhập trung bình đã phải trả tiền cho các liều vaccine đến từ Bắc Kinh.

Sự thiếu vắng của Mỹ và EU trong nguồn cung vaccine không thể ngăn cản quyết tâm của các nước đang đấu tranh để mang vaccine đến với người dân.

Nhiều quốc gia thích vaccine Pfizer và Moderna do Mỹ hoặc EU sản xuất hơn vaccine của Trung Quốc, nhưng họ không thể tiếp cận chúng vì giá thành đắt đỏ. Các quốc gia này đang tuyệt vọng và đã chớp lấy cơ hội nhận vaccine của Trung Quốc.

Tận dụng cơ hội

Lý do tiếp theo, Trung Quốc đang thắng thế về ngoại giao vaccine vì việc tuyên truyền tốt của chính phủ nước này đến với công chúng thế giới như một cường quốc hào phóng và có trách nhiệm.

Truyền thông Trung Quốc luôn đưa tin về các chuyến vận chuyển vaccine. Cảnh quang được thiết lập theo một kịch bản tiêu chuẩn. Khi một chiếc máy bay chở hàng hạ cánh, nó được các nhà lãnh đạo cấp cao của địa phương chào đón cùng với hình ảnh các đại sứ Trung Quốc đang xuýt xoa về thùng hàng vaccine.

Thêm vào đó, các công ty Trung Quốc cũng sẵn sàng hơn các đối tác phương Tây trong việc đạt được các thỏa thuận cấp phép sản xuất vaccine ở nước ngoài.

Ví dụ, Indonesia đã trở thành trung tâm khu vực cho vaccine CoronaVac của công ty Sinovac từ Trung Quốc thông qua công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma.

Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) chọn Sinopharm vì công ty Trung Quốc sẵn sàng tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tại UAE và xây dựng năng lực sản xuất vaccine bản địa. Sinopharm cũng đã sắp xếp sản xuất vaccine của mình tại UAE để phân phối trong khu vực.

Ngoại giao vaccine đã giúp tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và cho phép Bắc Kinh tận dụng các cơ hội mới.

Trung Quốc đã triển khai vaccine cho các bên tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và tăng cường khả năng tiếp cận ưu đãi với các mũi tiêm chủng cùng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án kết nối.

Theo một báo cáo của Think Global Health vào tháng 4, trong số 56 quốc gia mà Trung Quốc cam kết cung cấp vaccine, chỉ có một nước không phải là thành viên BRI.

Có thể đặt tên BRI hiện nay là Con đường Tơ lụa Y tế vì chính sách ngoại giao vaccine đã tạo chỗ đứng cho ngành công nghiệp dược phẩm của Trung Quốc vốn đang bị tai tiếng bởi các vụ bê bối và mức độ tín nhiệm thấp ở trong và ngoài nước. Việc Sinovac và Sinopharm nổi tiếng ở nước ngoài, có thể thay đổi nhận thức này của công chúng thế giới về Trung Quốc.

Vẫn còn hoài nghi

Mặc dù các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất vaccine sớm nhất trên thế giới bắt đầu thử nghiệm lâm sàng và tự báo cáo một số kết quả chính, nhưng nhiều nhà sản xuất đã không công bố dữ liệu đầy đủ. Điều này đã làm dấy lên sự hoài nghi về tính an toàn và hiệu quả của các loại vaccine.

Ông Gao Fu, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, hồi tháng 4 đã lưu ý rằng vaccine Trung Quốc không hiệu quả như mong đợi và việc kết hợp các loại vaccine là một trong những chiến lược đang được xem xét để tăng hiệu quả tiêm chủng.

Một số nước cũng đang lưỡng lự chưa muốn “bật đèn xanh” với vaccine Trung Quốc. Singapore đã nhận lô hàng vaccine Sinovac đầu tiên vào tháng 2, nhưng các cơ quan quản lý Singapore chưa chấp thuận việc sử dụng vaccine này và chuyển sang sử dụng vaccine Pfizer và Moderna.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nói chuyện với người đồng cấp Trung Quốc về việc mua vaccine của Trung Quốc vào tháng 3. Tuy nhiên, các cơ quan y tế của Ba Lan đã khuyến cáo không nên sử dụng vaccine Trung Quốc vì thiếu dữ liệu đáng tin cậy.

Người ta cũng lo ngại liệu năng lực sản xuất của Trung Quốc có thể bắt kịp với danh sách khách hàng ở nước ngoài và chiến dịch tiêm chủng trong nước ngày càng quy mô hay không.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng 20 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyến hàng đã bị trì hoãn buộc chính phủ Ankara phải liên tục điều chỉnh lại thời gian biểu tiêm chủng.

Ai Cập đã mua tổng cộng 40 triệu liều vaccine từ Sinopharm vào tháng Giêng nhưng chỉ nhận được một phần nhỏ đơn đặt hàng vaccine từ Trung Quốc vào giữa tháng 4. Áp lực này sẽ gia tăng khi nhu cầu vaccine nội địa của Trung Quốc ngày càng tăng.

Thiếu vắng Mỹ và các nước phương Tây, Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao vaccine hiệu quả. Nhưng các quốc gia này nên cạnh tranh và hợp tác với Trung Quốc để khắc phục những tắc nghẽn trong phân phối vaccine toàn cầu, để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhận được lượng vaccine mà họ cần để cuối cùng có thể đánh bại đại dịch Covid-19.

*Suisheng Zhao là Giáo sư, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trung – Mỹ của Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel thuộc Đại học Denver. Ông đồng thời là Tổng Biên tập tờ Thời báo Trung Quốc Đương đại.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 5/5: Số ca thiệt mạng ở Ấn Độ tăng kỷ lục, biến chủng gây nguy cơ tử vong gấp 15 lần; Campuchia lại lập 'đỉnh'
Covid-19 ở Ấn Độ và hành động đẹp của các sao
Covid-19 ở Hà Nội: Lịch trình di chuyển dày đặc và phức tạp của ca mắc mới nhất
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Vận động bầu cử phải phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19
Cập nhật Covid-19 ngày 3/5: Ngược dòng từ vùng dịch tồi tệ nhất, Mỹ dẫn đầu về tiêm chủng toàn cầu; Trung Quốc đặt cược 'canh bạc' ngoại giao vaccine
Địa chính trị tác động đến cách tiếp cận vaccine Covid-19 của khu vực châu Á
(Theo Eastasiaforum)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Hồi 10h (ngày 8/11), vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc ...
Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Gỗ cây xanh gãy đổ sau bão Yagi không phải là phế liệu. Chúng đã được tái sinh, mang lại giá trị kinh tế bất ngờ.
Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Ca sĩ Mỹ Tâm phấn khích khi toàn bộ vé của liveshow 'My Soul 1981' được bán hết trong vòng một tiếng.
Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Vở kịch dẫn dắt khán giả đắm chìm vào câu chuyện của bà Trần Tố Nga, một người phụ nữ suốt đời dấn thân vào cuộc chiến đòi công lý ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Ford của các dòng như Everest 2021, EcoSport 2021, Everest 2022, Ranger 2021, Explorer 2022, Territory 2022, Ranger 2022, Ranger Raptor 2023, Everest 2023, Everest 2024, ...
NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Vụ phóng diễn ra trong khuôn khổ một cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc, diễn ra tại quận ven biển Taean, cách Seoul 108 km về phía tây Nam.
Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Nicaragua sẽ cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.
Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Ngày 7/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo kế hoạch chuẩn bị giải tán Quốc hội và dọn đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp và Israel đã vướng vào một sự cố ngoại giao, khi quốc gia Trung Đông tạm giữ 2 nhân viên mang thị thực ngoại giao của Paris.
Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.
Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã đến Trung Đông, sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm lực lượng đến khu vực này để cảnh báo Iran.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động