‘Ngoại giao vaccine Covid-19’: Chiến lược mới giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

Duy Phương
TGVN. Trung Quốc đang đẩy mạnh 'ngoại giao vaccine Covid-19' như một chiến lược mới để khôi phục hình ảnh và tăng cường ảnh hưởng của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vaccine Covid-19 của Sinovac, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)
Vaccine Covid-19 của Sinovac, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Brazil là một trong những đồng minh thương mại của Trung Quốc đang xếp đầu danh sách trong chương trình phân phối vaccine ngừa Covid-19 khổng lồ của nước này trên thế giới.

Hồi đầu tháng này, Thống đốc bang Sao Paulo của Brazil Joao Doria đã dẫn đầu một phái đoàn ra tận sân bay để chào đón chuyến bay chở lô vaccine Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc hạ cánh Sao Paulo.

Lô vaccine đem theo hy vọng sẽ chấm dứt hoặc ít nhất là làm chậm sự tàn phá của Covid-19 tại Brazil, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với hơn 6 triệu người nhiễm bệnh và gần 170.000 ca tử vong.

Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp 6 triệu liều CoronaVac do Công ty công nghệ sinh học Sinovac sản xuất cho Brazil vào tháng 1/2021. Sau đó, Viện Butantan ở Sao Paulo, nơi đang thử nghiệm vaccine Covid-19, sẽ lấy nguyên liệu thô để sản xuất thêm hàng triệu liều vaccine khác.

Các chuyến bay chở vaccine ngừa Covid-19 đến Brazil là một phần trong chiến dịch “ngoại giao vaccine” mà Bắc Kinh đang triển khai trên khắp thế giới. Trước đó, sức tàn phá sâu rộng của đại dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế, đồng thời làm tổn hại đến quá trình xuất khẩu toàn cầu - từng là động lực thúc đẩy tăng trưởng của nước này.

Phục hồi danh tiếng

Một loại vaccine ngừa Covid-19 hiệu quả với giá thành phải chăng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc “lập công chuộc tội” và xoa dịu những chỉ trích của cộng đồng quốc tế về việc kiểm soát virus SARS-CoV-2 trong thời gian dịch mới bùng phát. Mặt khác, đây cũng là cơ hội thúc đẩy tài chính cho các công ty công nghệ sinh học của Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc đang sản xuất khoảng 1/5 số vaccine Covid-19 trên thế giới nhưng chủ yếu là để sử dụng trong nước.

Ông Mauricio Santoro, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học bang Rio de Janeiro (Brazil), đánh giá: “Sáng kiến đưa vaccine trở thành một thứ hàng hóa quốc tế là rất quan trọng đối với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, bởi lẽ nó sẽ là cách giúp họ chống lại những chỉ trích trong đại dịch”.

Theo Giáo sư Mauricio Santoro, Trung Quốc đang tìm cách để sửa chữa sai lầm ở những ngày đầu đại dịch. Bởi vậy, việc sản xuất ra được một loại vaccine thực sự hiệu quả sẽ rất quan trọng với nước này. “Và Brazil là phép thử quan trọng cho tham vọng của Trung Quốc ”, ông Mauricio Santoro nhấn mạnh.

Hiện Trung Quốc có 5 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm giai đoạn cuối ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia. Do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát trong nước, Trung Quốc hiện không đủ số người nhiễm bệnh để thực hiện các thử nghiệm đó.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng cấp phép để sử dụng khẩn cấp trong nước một loại vaccine do Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc Sinopharm nghiên cứu. Khoảng gần 1 triệu người Trung Quốc đã tiêm loại vaccine này.

Hồi tháng 5, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ chia sẻ vaccine Covid-19 của Trung Quốc với thế giới, đồng thời cam kết bảo đảm để các nước đều có đủ khả năng mua vaccine. Tháng 7, Bắc Kinh đã cho các quốc gia khu vực Mỹ Latinh và Caribbean vay 1 tỷ USD để mua vaccine.

Bên cạnh đó, nước này cũng tham gia liên minh vaccine ngừa Covid-19 quốc tế (COVAX). Liên minh này được thiết lập nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và sản xuất vaccine, đồng thời cho phép phân phối nhanh chóng và minh bạch các loại vaccine hiệu quả trên toàn cầu.

Trước đó, vào đầu năm nay, các quan chức Trung Quốc thậm chí còn đưa ra khái niệm “con đường tơ lụa về y tế” khi nước này bắt đầu gửi các lô hàng khẩu trang, đồ bảo hộ và cả đội ngũ y tế đến các nước bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Trung Quốc thành công vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên.

Tuy nhiên, một loại vaccine Covid-19 thành công có thể tác động lớn hơn nhiều so với các lô hàng bảo hộ cá nhân bởi với vaccine chính là chìa khóa giúp các quốc gia có thể khống chế dịch và bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế.

Ông Eyck Freymann, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oxford (Anh) và Giáo sư Justin Stebbing chuyên gia về bệnh ung thư, đã nhận định trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs rằng: “Trung Quốc đã sẵn sàng phục hồi danh tiếng của mình bằng cách trở thành nhà cung cấp y tế công cộng cho các nước đang phát triển”.

Nếu được chứng minh là hiệu quả, vaccine Covid-19 có thể trở thành công cụ để Trung Quốc củng cố các đồng minh chính trị trên toàn thế giới.

Thống đốc bang São Paulo (Brazil) João Doria đón nhận lô vaccine SinoVac đầu tiên từ Trung Quốc. (Nguồn: Reuters.)
Thống đốc bang Sao Paulo (Brazil) Joao Doria đón nhận lô vaccine SinoVac đầu tiên từ Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Phép thử ở Brazil

Ở Brazil, vaccine Covid-19 đã trở thành tâm điểm cho sự cạnh tranh chính trị ngày càng gay gắt giữa Thống đốc bang Sao Paolo Joao Doria và Tổng thống Jair Bolsonaro. Giống như người đồng cấp Mỹ Donald Trump, Tổng thống Bolsonaro có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, đồng thời cố gắng hạ thấp mối đe dọa từ Covid-19.

Lập trường của Tổng thống Jair Bolsonaro khiến ông đối đầu với phần lớn cộng đồng kinh doanh vốn dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Brazil trong một chặng đường dài. Trong khi đó, tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng tại Brazil đã nâng bước cho ông Doria, một chính trị gia trung hữu với tham vọng thách thức vị trí tổng thống.

Mặc dù các cuộc thăm dò trước đây ở Brazil phản ánh sự hoài nghi với Trung Quốc cũng như vaccine của nước này, nhưng các loại vaccine sẽ không được triển khai cho đến khi vượt qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý có uy tín của Brazil.

Bà Adriana Abdenur, Giám đốc điều hành Plataforma CIPO, cho biết: “Sự nghi ngờ ban đầu của dân chúng là có thể hiểu được, nhưng sự chấp nhận sẽ tăng lên khi mọi người nhận thức được rằng rủi ro là rất nhỏ so với lợi ích”.

Một cuộc khảo sát gần đây được công bố trên Tạp chí Nature cho thấy 85,3% người Brazil sẵn sàng tiêm vaccine chống Covid-19 khi nó có sẵn.

Nếu ông Doria có thể phát động một chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 thành công với vaccine của SinoVac, cả nền kinh tế ở Sao Paulo và danh tiếng của ông đều có thể được hưởng lợi. Điều này cũng sẽ chứng minh chiến dịch “ngoại giao vaccine Covid-19” của Trung Quốc có thể biến thách thức thành cơ hội và là chìa khóa để nước này đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế.

Tin tức ASEAN buổi sáng 2/12: ASEAN-EU hợp tác chống dịch Covid-19, chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan

Tin tức ASEAN buổi sáng 2/12: ASEAN-EU hợp tác chống dịch Covid-19, chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan

TGVN. ASEAN-EU hợp tác chống dịch, triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN, có tới 9 nước trong khu vực phát sinh ca ...

Mở rộng 'kênh Nam Ninh', Trung Quốc và ASEAN cùng thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực

Mở rộng 'kênh Nam Ninh', Trung Quốc và ASEAN cùng thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực

TGVN. Qua CAEXPO và CABIS 2020, "kênh Nam Ninh" đã được thiết lập và trở thành nền tảng quan trọng cho sự mở cửa, hợp ...

Trung Quốc ở đâu trong cuộc chạy đua sản xuất vaccine Covid-19?

Trung Quốc ở đâu trong cuộc chạy đua sản xuất vaccine Covid-19?

TGVN. Các loại vaccine Covid-19 của Trung Quốc đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng sau khi các loại vaccine của phương Tây ...

(theo The Guardian)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
VCK U23 châu Á 2024: Hành trình đến tứ kết của đội tuyển U23 Việt Nam

VCK U23 châu Á 2024: Hành trình đến tứ kết của đội tuyển U23 Việt Nam

Thất bại 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại vòng ...
XSMN 24/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số ngày 24 tháng 4

XSMN 24/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số ngày 24 tháng 4

XSMN 24/4 - xổ số ngày 24 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. SXMN 24/4. xổ số ...
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động