Nhỏ Bình thường Lớn

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước

Ngoại giao văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, trong đó ngoại giao chính trị là chủ công, ngoại giao kinh tế là đột phá, ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam.
Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai công tác Ngoại giao văn hóa năm 2024. (Ảnh: Quang Hòa)

Ngày 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác Ngoại giao văn hóa năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Ngoại giao văn hóa, 94 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định, thế giới đang đứng trước bước ngoặt chuyển sang cục diện mới, đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc, trong đó, cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt hơn, các điểm nóng phức tạp hơn, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống rõ ràng hơn. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đề cao ngoại giao văn hóa như là một công cụ hiệu quả trong giảm thiểu bất đồng, tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, với thế và lực mới cùng đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới, hơn bao giờ hết, công tác ngoại giao văn hóa phải thực sự được đặt ngang tầm với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, góp phần triển khai thành công đường lối đối ngoại, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của đất nước, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín quốc gia.

Bộ trưởng nhấn mạnh 5 mục tiêu chính của công tác ngoại giao văn hóa bao gồm: thúc đẩy tạo dựng lòng tin, nâng cao hình ảnh, sức mạnh mềm quốc gia; hội nhập chủ động, sâu rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; quảng bá tôn vinh các giá trị của văn hóa, vẻ đẹp của đất nước, tư tưởng, phẩm chất cao đẹp của người Việt; vận động ghi danh các danh hiệu UNESCO, góp phần biến văn hóa thực sự trở thành “sức mạnh nội sinh”, đóng góp vào phát triển bền vững đất nước; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Ngoại giao văn hóa điều hành thảo luận tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa)

Điều hành thảo luận, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận hai nội dung chính. Một là, gắn kết chặt chẽ hơn nữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; hai là đổi mới, sáng tạo trong quảng bá giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó hướng đến những đột phá, thay đổi tư duy trong công tác ngoại giao văn hóa.

Tại Hội nghị, các Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nga, Italy, Brazil, Algeria, Nam Phi, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney (Australia), Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU), tại UNESCO… và các đơn vị của Bộ Ngoại giao đã thảo luận sôi nổi, thực chất, chia sẻ nhiều ý kiến, đề xuất sâu sắc, tâm huyết, trong đó tiêu biểu là:

Về cách thức triển khai, cần có trọng tâm, trọng điểm, có chiến lược tổng thể, dài hạn, có sản phẩm văn hóa chủ lực, khai thác điểm đồng về văn hóa, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng.

Về nội dung, cần tập trung lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử hào hùng, tinh thần hòa hiếu, nhân văn của người Việt Nam, đặc biệt thông qua hình tượng Hồ Chí Minh và các danh nhân, anh hùng dân tộc người Việt Nam đã được quốc tế vinh danh.

Về sản phẩm, cần tập trung vào thế mạnh như: tiếng Việt, ẩm thực, võ thuật, điện ảnh, di sản đã được UNESCO ghi danh, các sản phẩm văn hóa vùng miền… đồng thời cần phải biết cách gắn câu chuyện văn hóa để tăng sức hấp dẫn; bên cạnh đó cần làm nõ nét hơn hình ảnh các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng không gian ảo.

Về nguồn lực, cần có đầu tư thích đáng, có cơ chế để thu hút nguồn lực xã hội hóa; đồng thời tiếp tục chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ, người dân là một sứ giả văn hóa.

Các đại biểu cũng nhất trí công tác ngoại giao văn hóa cần phải liên tục đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ làm phong phú nội dung, hình thức của các hoạt động.

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước
Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự Hội nghị trực tuyến. (Ảnh: Quang Hòa)

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao các đơn vị về những kết quả đạt được, đồng thời nhấn mạnh, ngoại giao văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, trong đó ngoại giao chính trị là chủ công, ngoại giao kinh tế là đột phá, ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam; phương châm “Ngoại giao văn hóa lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” và công tác ngoại giao văn hóa là quá trình thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Bộ trưởng cho biết, vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thiệu cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng, tổng hợp những phân tích, kiến giải, nội dung chỉ đạo sâu sắc của Tổng Bí thư về vai trò của văn hóa, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Đây là cuốn “cẩm nang” quý về văn hóa của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta trong xây dựng, gìn giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy quảng bá văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm tổ chức buổi phổ biến, quán triệt nội dung, tinh thần của cuốn sách tới tất cả các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao.

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa)

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn định hướng những nhiệm vụ trong thời gian tới với 9 nội dung: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách; Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên mọi mặt giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế; Tăng cường gắn kết ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, thiết thực hỗ trợ trợ kết nối cho phát triển du lịch, thu hút đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển kinh tế;

Hỗ trợ địa phương xây dựng hồ sơ, ghi danh di sản, bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu, di sản UNESCO; Quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với thế giới; Hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm nhận tốt vai trò; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại;

Ứng dụng công nghệ số; kết hợp hiệu quả giữa ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại; Tăng cường chuẩn hóa, tăng cường hàm lượng văn hóa liên quan đến con người, trụ sở Cơ quan đại diện, quà tặng đối ngoại, phản ánh bản sắc văn hóa của ngoại giao Việt Nam; Nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp trong triển khai ngoại giao văn hóa.

Bộ trưởng cũng yêu cầu chuẩn bị cho Hội nghị quốc gia sơ kết 3 năm triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự tại ...

Sức bật mới của ngoại giao phục vụ phát triển

Sức bật mới của ngoại giao phục vụ phát triển

Ngoại giao đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả thời chiến và thời bình, trong kháng chiến chống ngoại xâm và trong xây ...

Công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Bộ Ngoại giao

Công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Bộ Ngoại giao

Sáng 17/5, Bộ Ngoại giao đã đón Đoàn công tác liên ngành do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy làm Trưởng ...

Đối ngoại trong tuần: Vinh quang Việt Nam vinh danh Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO; kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài

Đối ngoại trong tuần: Vinh quang Việt Nam vinh danh Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO; kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 13-20/5.

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn: 60 năm đổi mới và phát triển

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn: 60 năm đổi mới và phát triển

Trong suốt chặng đường 60 năm, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (PVNGĐ) liên tục là đơn vị vững mạnh của Bộ Ngoại giao, luôn ...

Tin cũ hơn