Ngoại giao Việt Nam trong nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế thời hậu Covid-19

Quang Đào
TGVN. Ngoại giao đã đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ thông tin, phát triển nhận thức cộng đồng để ngăn chặn và chống lại đại dịch Covid-19 một cách hiệu quả, giúp tạo ra một môi trường hòa bình, an toàn và ổn định để từng bước khôi phục nề kinh tế quốc gia.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Chủ động 'xây tổ' để đón 'đại bàng'
ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Đứng đầu thế giới về khả năng ứng phó với Covid-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 5%
ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19
Ngoại giao Việt Nam đã góp công lớn trong công tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như quá trình phục hồi kinh tế thời hậu đại dịch.

Bài viết được đăng trên trang chủ của Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lực (CeSCube) của Ấn Độ nhận định, Ngoại giao Việt Nam đã giúp tạo ra một môi trường hòa bình, an toàn và ổn định để từng bước khôi phục nề kinh tế quốc gia. Ngoại giao cũng đã nhanh chóng thích nghi với những thách thức mới và có những đóng góp quan trọng vào thành công của công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Những biện pháp cần thiết

Đại dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong lịch sử loài người, ảnh hưởng đến cuộc sống và gây suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch do chia sẻ đường biên giới dài với Trung Quốc. Tuy nhiên, quốc gia này đã nhanh chóng có những hành động thiết thực, kịp thời và có cấu trúc để kiểm soát, ngăn chặn và loại bỏ các tác động bất lợi, từng bước kiểm soát và đẩy lùi đại dịch để đảm bảo sự an toàn cho người dân và duy trì ổn định xã hội.

Tin liên quan
ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Việt Nam tự tin dễ dàng đánh bại 'làn sóng thứ hai' Covid-19

Chính phủ Việt Nam đã cực kỳ chủ động và linh hoạt để làm mọi cách đẩy lùi dịch bệnh, bao gồm nhanh chóng phát hiện nguồn lây nhiễm, khoanh vùng cách ly, thu thập dữ liệu và quan trọng nhất là thuyết phục và nhận được sự ủng hộ của người dân, hợp tác với chính phủ trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đời sống. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, người dân đã đồng lòng với chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài, kiên quyết thực hiện cách ly cục bộ, giãn cách xã hội, tập trung vào việc phân vùng dịch bệnh từ trong ra ngoài và tích cực điều trị bệnh nhân, thậm chí “phải hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Tính đến ngày 11/6, Việt Nam chỉ ghi nhận 332 ca nhiễm Covid-19, trải qua 56 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng. Trong đó, số các ca được điều trị khỏi đã chiếm 96,4% và không hề có ca tử vong nào. Đây được coi là một thành công lớn, thể hiện sự thống nhất từ ý chí đến hành động của hệ thống chính trị Việt Nam, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân cũng như sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước và lòng tốt của nhân dân Việt Nam .

Từng bước hồi phục kinh tế

Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế của Việt Nam: GDP trong quý đầu tiên của năm 2020 chỉ là 3,82%; 5 triệu lao động, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn, gần 60% doanh nghiệp thiếu vốn và phải cắt giảm dòng tiền…

Để vực dậy nền kinh tế trong nước và an sinh xã hội, chính phủ đã đưa ra 3 nhóm giải pháp với 33 nhiệm vụ cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và một số giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là vốn đầu tư công.

Nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã được triển khai như các gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ VND, gói hỗ trợ về thuế khoảng 180.000 tỷ VND, gói phúc lợi xã hội trên 62.000 tỷ VND, gói hỗ trợ giá điện 12.000 VND, gói hỗ trợ viễn thông 15.000 tỷ VND và khoảng 20.000 tỷ VND miễn giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp và người dân,…

Đồng thời, chính phủ đưa ra năm biện pháp kích thích để phục hồi nền kinh tế, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước, thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng trong nước và thu hút vốn FDI.

ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19
Ngày 23/4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự họp trực tuyến ASEAN-Hoa Kỳ về Covid-19. (Ảnh: Tuấn Anh)

Vai trò của ngoại giao

Cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế của Việt Nam đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong nước và cả người Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ của ngành ngoại giao và phần còn lại của chính phủ trong việc biến rủi ro thành cơ hội là vô cùng quan trọng. Cho đến nay, Ngoại giao Việt Nam vẫn làm tròn trách nhiệm của mình, trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Theo đó, Việt Nam đã tích cực hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác quốc tế để chống lại đại dịch thông qua việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo môi trường ổn định để đầu tư. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ và hợp tác với khoảng 20 quốc gia và tổ chức quốc tế.

Tin liên quan
ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: Tự hào Việt Nam!

Với phương châm “giúp bạn là tự giúp mình”, Việt Nam đã hỗ trợ, tặng thiết bị y tế bao gồm đồ bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho nhiều quốc gia láng giềng Lào, Campuchia (tổng giá trị hơn 7 tỷ VND cho mỗi quốc gia); các quốc gia trong khu vực như Indonesia và Myanmar; 5000 tấn gạo cho Cuba. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã hỗ trợ thiết bị y tế với tổng giá trị khoảng khoảng 500.000 USD cho Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã dành một phần nguồn lực để giúp chính phủ của các đối tác chiến lược và bạn bè truyền thống như Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh, Mỹ, Thụy Điển,…

Việt Nam cũng đã thực hiện các cuộc điện đàm không chính thức với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand để tập trung vào việc cập nhật tình hình dịch bệnh tại mỗi quốc gia và chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp phòng chống dịch cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả để bảo vệ công dân, cung cấp thiết bị y tế, phối hợp viện trợ nhân đạo và tạo điều kiện hợp tác để vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn hậu Covid-19.

ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19
Việt Nam trao tặng vật tư y tế phòng chống Covid-19 cho Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao tích cực như: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi thư cho Hội đồng Nghị viện ASEAN (AIPA) kêu gọi hành động chung chống lại dịch Covid-19; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Tuyên bố Chủ tịch ASEAN khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị cao của ASEAN trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh… Ngoài ra, Việt Nam cũng đã chủ trì hàng loạt các hội nghị theo hình thức trực tuyến trong nội bộ khối cũng như với các đối tác như Mỹ, ASEAN+3,… để khởi xướng các cơ chế ứng phó khẩn cấp; tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20; Phong trào Không liên kết…

Cách tiếp cận Việt Nam là để giảm thiểu rủi ro, vượt qua khó khăn và thách thức, tạo cơ hội phát triển mới cho đất nước; và tận dụng sự kiểm soát sớm dịch bệnh, nâng cao uy tín của Việt Nam và vị thế quốc tế. Do đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam nghiêm túc thực hiện “mục tiêu kép” vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế và xã hội, để đảm bảo cuộc sống của người dân, nhưng phải tuyệt đối an toàn. Nhờ đó, Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thời hậu Covid-19, tập trung vào 4 lĩnh vực: công nghệ thông tin và công nghệ cao, điện tử, thương mại điện tử và hậu cần, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Ngoại giao đã tích cực góp phần vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội và dần dần mở cửa trở lại đất nước. Tạp chí Politico đã lập ra danh sách 30 quốc gia đi đầu về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng và xếp hạng Việt Nam đứng đầu. Trong bối cảnh hiện nay, khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc” đã được đổi thành "chung sống an toàn với dịch bệnh”.

Về tổng thể, những thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 và phục hồi nền kinh tế đã được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức cao, các thông số kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, an sinh xã hội được đảm bảo và cuộc sống của người dân được an toàn.

ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan và bài học tránh rủi ro?

TGVN. Các nhà quan sát quốc tế nhận định giới chức và doanh nhân Thái Lan lo lắng về khả năng Việt Nam có thể ...

ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Đón đại bàng hay chim sâu?

TGVN. Việc Mỹ di dời các công ty ra khỏi Trung Quốc đã gieo nhiều hy vọng cho các nền kinh tế đang phát triển. ...

ngoai giao viet nam trong no luc phuc hoi va phat trien kinh te thoi hau covid 19 Vang xa, vươn xa, Việt Nam

TGVN. Chờ đợi gần 10 năm, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam ...

Quang Đào (theo CeSCube)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để ...
Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Ba cựu binh đều đã ngoài 90 tuổi. Họ đã thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để tìm hiểu và nhìn lại cuộc chiến.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Với dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ ...
Diễn viên Midu tổ chức hôn lễ riêng tư tại Đà Lạt

Diễn viên Midu tổ chức hôn lễ riêng tư tại Đà Lạt

Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết, cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào chiều mai ...
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động