Ngôi làng tan hoang, phủ màu xám xịt sau thảm họa núi lửa phun trào
Kha Ninh
07:00 | 10/12/2021
Vụ núi lửa Semeru trên đảo Java (Indonesia) phun trào đã khiến nhiều ngôi làng phủ đầy màu xám như cảnh tượng ngày tận thế. Chưa dừng lại đó, nhà chức trách cảnh báo, khu vực này vẫn có dấu hiệu của một vụ phun trào khác nên cần cảnh giác cao độ.
Vừa qua, tỉnh Đông Java, Indonesia đã ghi nhận một vụ núi lửa phun trào kinh hoàng. Semeru là ngọn núi lửa cao nhất trên đảo Java - khu vực đông dân nhất Indonesia. Trong ảnh: Dòng dung nham nóng của núi lửa Semeru được nhìn thấy từ làng Sumberwuluh, Lumajang, tỉnh Đông Java, Indonesia, ngày 6/12. (Nguồn: Reuters)
Tại thời điểm phun trào, ngọn núi lửa đã phun ra những cột khói bụi nghi ngút cao hơn 12 km lên trời, gây ra các trận mưa bụi lớn. Trong ảnh: Núi lửa Semeru vẫn tiếp tục phun tro và khói trong ngày 7/12. (Nguồn: Reuters)
Chỉ huy Lực lượng ứng phó khẩn cấp với vụ phun trào núi lửa Semeru, ông Irwan Subekti cho biết, tính đến ngày 7/12, số nạn nhân thiệt mạng đã tăng lên 34 người, có 26 người bị thương nặng cùng 22 người được báo cáo mất tích. Ước tính thiệt hại về người và của sẽ còn tiếp tục gia tăng. Trong ảnh: Nhân viên cứu hộ cầm lấy bàn chân của một nạn nhân bị chôn vùi trong tro núi lửa. (Nguồn: Reuters)
Những ngôi nhà bị hư hại ở làng Pronojiwo, tỉnh Đông Java, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Theo dữ liệu, hiện có hơn 5.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào núi lửa khiến hơn 4.200 người phải đi sơ tán. Trong ảnh: Quang cảnh đổ nát ở làng Curah Kobokan, tỉnh Đông Java, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Nguyên nhân phun trào của núi lửa Semeru được Trung tâm khảo sát địa chất nước này nhận định là do một trận giông bão, gây mưa lớn trong nhiều ngày đã làm xói mòn và sạt lở một phần mái vòm trên đỉnh núi cao 3.676 mét, kích hoạt núi lửa phun trào. Trong ảnh: Làng Sumber Wuluh, tỉnh Đông Java, Indonesia, ngày 6/12. (Nguồn: Reuters)
Những ngôi nhà bị tàn phá, phủ kín bụi núi lửa tại làng Curah Kobokan, Indonesia (Nguồn: Reuters)
Giới chức đã khuyến cáo người dân địa phương không nên đi lại trong vòng 5 km từ miệng núi lửa Semeru, vì không khí gần đó rất ô nhiễm và có thể ảnh hưởng đến các nhóm dân số dễ bị tổn thương. (Nguồn: Reuters)
Ở một số khu vực khác, núi lửa cũng đã phá hủy mọi thứ, từ nhà cửa, gia súc và tài sản, tất cả chỉ còn lại đống tro tàn. (Nguồn: Reuters)
Do sơ tán khẩn cấp, nhiều gia đình đã phải bỏ lại tài sản và vật nuôi, gia súc, gia cầm... Trong ảnh: Một chú mèo nằm trên đống đổ nát của ngôi nhà ở làng Curah Roboan, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm những người sống sót trong các đống đổ nát và những lớp đất dày sau khi núi lửa Semeru phun trào dữ dội. Trong ảnh: Một nhân viên cứu hộ thực hiện công tác tìm kiếm ở Curah Kobokan, Indonesia, ngày 7/12. (Nguồn: Reuters)
Sáng ngày 7/12, núi lửa Semeru tiếp tục phun trào thêm 2 lần, đồng thời dòng dung nham trên cao có thể chảy xuống theo dòng sông Kobokan gây nguy hiểm và làm cản trở lực lượng tìm kiếm. (Nguồn: Reuters)
Các cánh đồng phủ đầy tro bụi ở làng Curah Roboan. (Nguồn: Reuters)
Sau vụ phun trào, nhiều người dân đã trở về nhà cố gắng nhặt nhạnh tài sản còn sót lại. Trong ảnh: Bà Saini, 42 tuổi đang thu gom vật dụng còn sử dụng được từ ngôi nhà bị hư hỏng ở làng Curah Kobokan, ngày 7/12. (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, nhà chức trách Indonesia cảnh báo người dân trong khu vực này không nên quay trở lại đây trong thời gian tới vì tình hình có thể vẫn sẽ còn nguy hiểm. (Nguồn: Reuters)
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng lục địa va chạm thường xuyên gây địa chấn và núi lửa hoạt động. Đất nước này có gần 130 núi lửa đang hoạt động. Đặc biệt, núi lửa Semeru vẫn được Indonesia đặt ở mức báo động cao thứ hai kể từ lần phun trào nghiêm trọng vào tháng 12/2020 buộc hàng ngàn người phải tháo chạy. (Nguồn: Reutes)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".