Người Kurd trưng cầu ý dân về độc lập: Nước cờ mạo hiểm

Cuộc trưng cầu ý dân về tuyên bố độc lập của Khu tự trị người Kurd ngày 25/9 có thể mang đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Ai Cập phản đối trưng cầu ý dân về độc lập của người Kurd tại Iraq
nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Hậu trưng cầu ý dân Thổ Nhĩ Kỳ: Khi quyền lực không là tất cả

Là dân tộc có 30 triệu dân với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, nhưng người Kurd chưa bao giờ có quốc gia của riêng mình. Do đó, không khó hiểu khi nhiều người trong số họ kỳ vọng cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của Chính phủ Khu vực Người Kurd (KRG) ngày 25/9 sẽ biến giấc mơ này trở thành hiện thực.

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem
Bản đồ về các khu vực có người Kurd sinh sống. (Nguồn: CIA)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng người Kurd cần tỉnh táo để nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn sau cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Việc không có bàn đạp vững chắc và phải đối mặt với nhiều thách thức sẽ không chỉ khiến những nỗ lực của người dân vùng Kurdistan đổ xuống sông xuống biển, mà còn đe dọa tới hòa bình trong khu vực, cũng như sự tồn vong của dân tộc Kurd.

Lung lay gốc rễ

Kể từ khi trở thành khu vực tự trị năm 1991, vùng Kurdistan đã nhận được không ít đặc quyền như sở hữu quân đội và quốc hội riêng. Sau khi Baghdad rút khỏi khu vực này dưới sự đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng năm 2014, người dân Kurdistan và lực lượng dân quân Peshmerga đã anh dũng chiến đấu và đẩy lùi những kẻ khủng bố ra khỏi lãnh thổ của mình.

Dẫu vậy, không ít người Kurd tỏ ra hoài nghi đây sẽ là khoảnh khắc Kurdistan viết nên quốc ca của mình. Mahmoud Othman, chính trị gia người Kurd có nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: “Thành lập một quốc gia độc lập không chỉ đòi hỏi sự đoàn kết của người Kurd, mà còn cần sự ủng hộ từ phía Baghdad. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chẳng có gì cả”.

Theo ông Othman, lực lượng Peshmerga chưa bao giờ là khối thống nhất, khi một phần ủng hộ Đảng Người Kurd Dân chủ (KDP) cầm quyền, trong khi phần còn lại ngả theo đảng Liên minh Ái quốc Người Kurd đối lập. Thêm vào đó, Kurdistan đã không có Quốc hội kể từ năm 2015, sau những bê bối chính trị và các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Masoud Barzani kéo dài thời gian cầm quyền của mình. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng trưng cầu ý dân chỉ là cái cớ để Đảng KDP thu hút sự ủng hộ của người dân trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Bên cạnh đó, nền kinh tế của Kurdistan đang ở thế “chỉ mảnh treo chuông”. Nguồn thu từ dầu mỏ đã sụt giảm đáng kể do chi phí cho cuộc chiến tranh với IS và việc tiếp nhận 1,8 triệu người tị nạn, trong khi giá dầu vẫn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã rút ra khỏi khu vực này. Có thể nói, KRG đang gặp quá nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế để có thể đối mặt với những thách thức đến từ việc “lập quốc”.

Con dao hai lưỡi

Một vấn đề nan giải khác của KRG nằm ở chủ quyền Kirkuk. Không chỉ là khu vực đa sắc tộc và tôn giáo, nơi người Kurd, Arab và Thổ cùng sinh sống, đây còn là điểm nóng trong khu vực khi có trữ lượng dầu mỏ lớn. Việc đưa Kirkuk trở thành một phần của Kurdistan trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới cho thấy KRG mong muốn hợp pháp hóa quyền kiểm soát khu vực này. Tỉnh trưởng tỉnh Kirkuk Rebwar Talabani khẳng định: “Nếu sự lựa chọn của mọi người là “Có”, Kirkuk sẽ trở thành một phần của Kurdistan”.

Tuy nhiên, động thái này đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía cộng đồng thiểu số Arab và Thổ tại đây. Ông Hassan Toran, nghị sĩ người Thổ trong Quốc hội Iraq tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không công nhận bất kỳ kết quả nào. Tương lai của chúng tôi là ở Iraq”.

Quan trọng hơn, ý đồ nắm quyền kiểm soát Kirkuk của KRG chịu sự phản đối quyết liệt của nhiều nước trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai phản đối Kurdistan trở thành quốc gia độc lập ở Iraq, cho rằng diễn biến này sẽ kích động làn sóng ly khai tại quê nhà. Tương tự Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cũng kịch liệt phản đối cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd. Ngay cả đồng minh thân cận nhất của KRG là Mỹ cũng khuyên họ nên trì hoãn cuộc trưng cầu ý dân. Washington lo ngại nguy cơ dẫn đến những biến động chính trị mới tại Iraq và làm suy yếu chế độ của Thủ tướng Haider al-Abadi - nhân tố chủ chốt trong cuộc chiến chống IS hiện nay.

Hiện lãnh đạo KRG cho biết vẫn đang xem xét thêm về việc tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích cho rằng Tổng thống Masoud Barzani có thể sẽ hoãn cuộc trưng cầu ý dân vào phút chót. Tuy nhiên, dường như các chính trị gia người Kurd đã hết kiên nhẫn. Người Phát ngôn của KRG, Safeed Dizayee tuyên bố: “Chúng ta không thể chờ đợi khoảnh khắc. Chúng ta phải tạo ra khoảnh khắc đó!”.

Nếu Kurdistan trở thành một quốc gia độc lập, nhiều khả năng KRG và Baghdad sẽ bàn thảo về các điều khoản của cuộc “ly hôn” trắc trở. Chuyên gia Joost Hiltermann của Viện Nghiên cứu khủng hoảng toàn cầu nhận định động thái này có thể sẽ châm ngòi cho những căng thẳng mới bùng phát trong khu vực. Khi đó, cái giá mà người Kurd phải trả sẽ không chỉ là hòa bình trong khu vực, mà còn là sự tồn vong của chính dân tộc mình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Hậu trưng cầu ý dân Thổ Nhĩ Kỳ: Khi quyền lực không là tất cả

Để có thể vận hành đất nước vốn đang bị chia rẽ sâu sắc, Tổng thống Recep Erdogan cần có một lập trường trung dung và ít phân cực ...

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Các thành viên cấp cao IS đang tháo chạy khỏi Raqa

Ngày 17/2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại úy Jeff Davis cho biết các thành viên cấp cao của tổ chức "Nhà nước ...

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Iraq giải phóng các khu vực quan trọng cuối cùng ở Đông Mosul

Quân đội Iraq cho biết ngày 22/1, các lực lượng an ninh Iraq đã giành lại các khu vực cuối cùng ở trung tâm phía ...

Minh Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động