Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Minh Hòa
Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng qua bàn tay của nghệ nhân, họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa, đã mang một sắc thái mới. Qua kỹ thuật chạm khắc, dát vàng, dát bạc…, những bức tranh dân gian biến thành những tác phẩm sang trọng và mang giá trị cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thắp lửa cho tranh truyền thống
Góc trưng bày tranh ở xưởng vẽ. (Ảnh: George Newman)

Trong sắc Thu chớm Đông sang, ngồi trò chuyện cùng bạn bè trong giới yêu mỹ thuật, tôi hỏi: “Mỹ thuật dân gian giờ có gì mới không nhỉ?”. Những tưởng không tìm được câu trả lời, rất may, kiến trúc sư Trần Vinh đáp lời: “Có đấy, có họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa trong nhóm Latoa Indochine (viết tắt của từ Lan tỏa) với dòng tranh sơn mài khắc. Đây có thể coi là dòng tranh mới, không phải sơn mài truyền thống”.

Nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Ngọc Khuê cho biết: “Tranh của họa sĩ sơn mài Lương Minh Hòa và các cộng sự trong nhóm Latoa Indochine là những bức tranh sơn mài khắc giữ nguyên nét, hồn cốt của tranh dân gian nhưng tạo được sắc thái mới bằng các kỹ thuật chạm khắc, dát vàng, dát bạc… làm nên các mảng màu đối lập và bắt sáng, khiến các bức tranh mang một hình ảnh mới sang trọng hơn. Đây thực sự là cách duy trì và phát huy tranh dân gian có ý nghĩa, cần được nhân rộng và phát triển”.

Điều này khiến tôi không thể trì hoãn tìm đến xưởng làm việc của họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa, phía dưới đê Nguyễn Khoái bên bờ sông Hồng.

Dòng tranh mới

Những người hoạt động nghệ thuật không chỉ mang đến cho tác phẩm của mình sự khác biệt lớn, mà còn là những giá trị nhân văn không gì quy đổi được. Họa sĩ Lương Minh Hòa nằm trong số đó. Không gian sống và làm việc của Hòa, có thể nói là “đặc quánh” nghệ thuật. Khi lạc vào nơi đây - một không gian nghệ thuật được sắp đặt như lật giở những trang sử bằng sơn mài chói lọi, phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất, khắc họa ước mơ ngàn đời của người lao động về cuộc sống gia đình thuận hòa, ấm no, hạnh phúc, về xã hội công bằng, tốt đẹp... sẽ chẳng thể dứt ra được! Đó là cảm giác của tôi khi bước vào không gian nghệ thuật của Lương Minh Hòa và cộng sự, trong một chiều Thu yên ả.

Sơn mài là cần trứng, là vàng bạc, màu thếp rắc rồi mài. Tranh sơn mài lộng lẫy dưới ánh sáng, cho ra các góc độ màu thay đổi khi quan sát nhưng hạn chế khi đi nét vì đòi hỏi khá nhiều thời gian và kinh nghiệm mới tạo được độ mượt. Sơn khắc lại đẹp bởi hệ thống nét uyển chuyển và tạo lớp chất.

Tôi mải miết xem, còn Hòa cứ say sưa làm công việc của mình. Tôi mãn nhãn từ tác phẩm tranh Đông Hồ Đám cưới chuột, Em bé ôm gà… tới tranh Tết Hàng Trống, tranh thờ trang trọng, rồi đến tranh Kim Hoàng với Ông hổ - Ông 30 đậm sắc đỏ vàng vừa quen thuộc, vừa mới lạ, tươi tắn và sắc nét…

Ánh dương xiên khoai, bừng sáng cả xưởng vẽ. Tôi ngước lên hỏi, lúc Hòa vừa khắc xong chú bé ôm gà bụ bẫm dễ thương: “Vậy là anh đã kết hợp cả ba dòng tranh truyền thống là sơn mài, tranh khắc và tranh dân gian?’

Hòa thủng thẳng: “Tại sao không?! Ông cha đã sáng tạo và đúc kết ra kỹ thuật làm tranh tài hoa, tại sao chúng ta không tận dụng kết hợp thế mạnh của các dòng tranh ấy với nhau!”

Tôi thắc mắc: “Liệu có thể hiểu lầm đây chỉ là sao chép hay lồng ghép đơn thuần?”.

Hòa điềm nhiên nói: “Điều quan trọng là truyền tải trọn vẹn tinh thần của tranh truyền thống, cho nó đời sống mới, sức hấp dẫn mới. Tại sao cứ phải là tác phẩm mới hoàn toàn, tạo tác độc nhất vô nhị. Sao chúng ta không nhìn về truyền thống, quan tâm học hỏi nét tài hoa của ông cha và trân quý, nâng niu, bảo tồn nó, như ta uống dòng sữa mẹ để lớn lên, để trưởng thành”.

Rồi Hòa chỉ cho tôi thấy bóng khung tranh phản chiếu xuống sàn. Anh bảo, quá khứ đã qua, nhưng vẫn là cái nền cho chúng ta sáng tạo lên tầm cao hơn. Nói như nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler: “Truyền thống không có nghĩa là sùng bái đống tro tàn, mà phải duy trì ngọn lửa”. Xã hội thay đổi, nhu cầu của con người thay đổi, góc nhìn thay đổi, sáng tạo làm sao để truyền thống phù hợp với thời cuộc chứ không làm thay đổi bản chất của nó.

Anh tâm sự: “Nói thì dễ, nhưng thực tế, bước vào làm mới thấy, để kết hợp những yếu tố đó không đơn giản. Nếu căn ke quá sẽ trở thành mỹ nghệ, còn tự do quá thì không khác gì in ấn đồ họa trên gỗ, không toát lên sự tinh tế và mang lại cảm xúc mới mẻ. Ở đây, chúng tôi thực hành nghệ thuật”.

Hòa cho hay, sơn mài là cần trứng, là vàng bạc màu thếp rắc rồi mài. Tranh sơn mài lộng lẫy dưới ánh sáng, cho ra các góc độ màu thay đổi khi quan sát nhưng hạn chế khi đi nét vì đòi hỏi khá nhiều thời gian và kinh nghiệm mới tạo được độ mượt. Sơn khắc lại đẹp bởi sự hòa quện các lớp lang và hình khối. Điểm hạn chế của sơn khắc là màu bị khô, nét cứng do để lại nguyên bản nền và nét màu đen hoặc đỏ (theo truyền thống) do vậy khi kết hợp hai cách thể hiện này với nhau sẽ tôn được giá trị của mỗi loại hình nghệ thuật, giúp phát huy thế mạnh của hai phương pháp trên và tăng thêm sức cuốn hút của va đập ánh sáng vào nét.

Thắp lửa cho tranh truyền thống
Tác giả và họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa trao đổi tại không gian xưởng vẽ Latoa Nguyễn Khoái, Hà Nội. (Ảnh: George Newman)

Khởi nghiệp ở tuổi U40

Chuyện trò hồi lâu, Hòa đứng lên đun nước pha trà. Ở xưởng, mọi việc vào bếp, anh đều đích thân làm. Hòa bộc bạch: “Đam mê có lẽ được chắp cánh từ khi tôi thi đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1999. Tôi đến với nghề sơn mài và nó trở thành một phần trong con người tôi. Tôi bắt đầu vẽ sơn mài tại xưởng họa KIMA khoảng hai năm thì chuyển sang lĩnh vực design (thiết kế) và làm việc trong lĩnh vực này khoảng 20 năm. Lĩnh vực này có phổ quát rất rộng về thẩm mỹ (kiến trúc, mỹ thuật, đồ họa, trình diễn…), là cơ hội để tôi có thêm hiểu biết về hội họa”.

Anh cho biết thêm, khi làm thiết kế đã thấy nhiều ứng dụng tranh dân gian vào bao bì sản phẩm khá đẹp. Bài tốt nghiệp ngành thảm của anh cũng làm về đám cưới chuột nên rất hiểu về sức hấp dẫn của hệ thống nét trong tranh dân gian. Và yếu tố quyết định, có lẽ chính thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Hòa đã tìm được chính mình với sơn mài. Anh cùng nhóm Latoa Indochine đã thai nghén tìm đường và thực hành khoảng năm năm, nhưng phải đến năm 2020 mới làm chính thức. Tuy vậy, thành công chỉ bắt đầu năm 2022 khi nhóm làm Triển lãm “Con đường” tại Bảo tàng Hà Nội.

“Tranh của họa sĩ Lương Minh Hòa và các cộng sự trong nhóm Latoa Indochine là những bức tranh sơn mài khắc đã giữ nguyên nét, hồn cốt của tranh dân gian nhưng tạo được cho tranh những sắc thái mới bằng các kỹ thuật chạm khắc, dát vàng, dát bạc… tạo ra các mảng màu đối lập và bắt sáng làm cho các bức tranh dân gian mang hình ảnh mới sang trọng hơn. Đây thực sự là cách duy trì và phát huy tranh dân gian có ý nghĩa, cần được nhân rộng và phát triển". Nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Ngọc Khuê

Giữ lửa và lan tỏa tới bạn bè quốc tế

Sau nhiều năm quan sát, nhóm của Hòa nhận thấy nhiều người quan tâm đến tranh dân gian nhưng chưa có cách nào để làm cho tranh dân gian quý hơn, sang trọng hơn. Cái khó của sơn mài là đi nét bằng sơn then. Nếu nuột nà chi tiết lại ra chất mỹ nghệ, mà vung vẩy quá lại thành lem nhem làm mất tinh thần của tranh dân gian. Từ đó, Hòa thử kết hợp nét theo cách của sơn khắc và chất liệu của sơn mài và hiệu quả rất bất ngờ, từ đó anh gọi đây là dòng tranh sơn mài khắc.

Tranh sơn mài khắc đã tham gia trưng bày triển lãm ở nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ… và được lựa chọn làm quà tặng đối ngoại theo tinh thần ngoại giao quảng bá văn hoá. Những sản phẩm, tác phẩm của nhóm được lựa chọn làm quà tặng cho bạn bè quốc tế, góp phần lan toả văn hoá dân gian, chất liệu truyền thống ra thế giới.

Hiện nay, nhóm của Hòa ấp ủ ý tưởng xây dựng không gian làng nghề tạo môi trường phát triển quy mô hơn, nơi mọi người có thể đến trải nghiệm. Nhóm mong muốn sẽ làm một bức tranh dài về danh thắng, văn hoá và con người Việt Nam, trải dài theo dòng lịch sử để phù hợp với cái tên Latoa, có nghĩa là lan toả tình yêu văn hoá tới nhiều người.

Họa sĩ Lương Minh Hòa chia sẻ, anh muốn cống hiến để có được những tác phẩm có thể giúp mọi người yêu tranh, yêu văn hoá, yêu giá trị mà các tiền nhân dày công gìn giữ. Nhóm Latoa rất tâm đắc khi đặt tên cho triển lãm là “Con đường” với mong muốn “đi đến tận cùng của truyền thống”, giữ lấy hồn cốt văn hóa truyền thống để sống với hiện đại.

Pháp hỗ trợ phát triển truyện tranh ở Việt Nam

Pháp hỗ trợ phát triển truyện tranh ở Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ dự án FEF-sáng tạo và dự án Công nghiệp Văn hóa và Sáng tạo khu vực "Ngành truyện tranh ở Việt ...

Thắp lửa cho tương lai đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Thắp lửa cho tương lai đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Sáng 1/10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và Kỷ niệm ...

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống văn ...

Salam Seoul: Kết nối Hàn Quốc và thế giới Arab

Salam Seoul: Kết nối Hàn Quốc và thế giới Arab

Vừa qua, Hàn Quốc đã tổ chức Lễ hội Salam Seoul, một sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp ...

Nhiều điểm nhấn tại Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024

Nhiều điểm nhấn tại Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024

Trong 3 ngày diễn ra Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hoá, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động