TIN LIÊN QUAN | |
Sống kiểu YOLO như thanh niên Hàn | |
Giới trẻ Hàn Quốc đổ xô sang Trung Quốc tìm việc |
Không chỉ vì đây là nơi diễn viên nổi tiếng Song Joong-ki đã đến làm Đại sứ và quay một đoạn clip nổi tiếng để kêu gọi lối sống tích cực trong người trẻ xứ Kim chi, mà bởi tôi cảm nhận nỗ lực rất lớn của Chính phủ Hàn Quốc trong cân bằng tâm lý xã hội, mà lực lượng chịu đựng nhiều nhất chính là người trẻ.
Tác giả (hàng đầu thứ hai từ trái) tại SYMC. |
Vụ quyên sinh của ca sĩ nổi tiếng Jonghyun nhóm SHINee là một trong những điều không còn xa lạ với xã hội căng thẳng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Tất nhiên, mỗi người có một lý do để chọn cái chết và họ không hối tiếc, nhưng nếu không tạo ra một làn sóng nâng đỡ tích cực cho người trẻ thì người ở lại sẽ hối tiếc. SYMC mà tôi đến cũng ra đời từ sự ra đi của một cậu bé 15 tuổi cách đây 17 năm do áp lực học hành và gia đình. Hàng loạt phụ huynh bàng hoàng, cả thành phố Seoul rung động và ngay lập tức tìm các giải pháp để cứu thế hệ kế thừa trước ma trận tâm lý do sự phát triển chênh lệch giữa vật chất và tinh thần.
Cái chết của cậu đã cứu sống nhiều bệnh nhân không bệnh án khác tại Seoul. Người ta lập ra SYMC với website SSRO.net với tư cách cơ quan giáo dục chuyên môn về truyền thông đầu tiên của thành phố bên sông Hàn. Nhưng có điều, cho đến nay, đây vẫn là trung tâm duy nhất của thủ đô được thành lập.
Khi nghe tin Jonghyun tự vẫn cũng là lúc tôi đang đứng ngắm mấy gia đình Hàn Quốc trong lúc đợi thanh toán bánh ở Tour les jours ở Hà Nội – một thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng của xứ Kim chi. Lúc đó, tôi đọc bài báo về cái chết của anh và nhìn những người Hàn Quốc đang cười nói trước mặt tôi, tôi hy vọng họ sẽ ít chịu áp lực hơn nhiều so với đồng bào mình.
Bốn tháng sau, trở lại Seoul, ngồi trên chuyến tàu đêm từ Insadong về Bang-hwa, trước mặt tôi là những người thanh niên đang gật gù sau một ngày dài mệt mỏi. Tôi hỏi người bạn thân Da-Huyn (sinh viên Đại học Quốc gia Seoul) về thế hệ thanh niên Seoul hiện nay. Không còn nói những câu chuyện lấp bể dời non như ba năm trước khi gặp nhau tại Hà Nội, Da-Huyn nói với tôi là những người trẻ ở đây đa số chỉ mong có một đời sống đỡ áp lực. Ngay cả anh chàng từng phục vụ trong Không quân Hàn Quốc cũng chỉ mơ ước sớm có gia đình, con cái và làm phóng viên bình thường sau khi tốt nghiệp. Nhưng chính Da-Huyn cũng nói khó có thể biến những điều bình thường như thế thành hiện thực. Ngày nay, ở Hàn Quốc, thanh niên thủ đô chịu thiệt thòi lớn so với những người đến từ miền Trung như Da-Huyn, đó là họ phải đối mặt với áp lực quá sớm trong thi cử, học hành. Dù có những mô hình như Trung tâm Hỗ trợ và Trải nghiệm Nghề nghiệp quận Yongsan (Miraeya) hay Đại hội Truyền thông toàn quốc KYMF… việc ngăn chặn sự bế tắc của thanh niên vẫn luôn phát sinh những vấn đề mới do sự thay đổi liên tục của xã hội và sự chậm xóa bỏ định kiến...
Trên chuyến bay về nước, tôi nghĩ Việt Nam cũng cần sớm đẩy mạnh các chương trình giáo dục cân bằng tâm lý, giúp thế hệ thanh niên bớt đi những áp lực và thích ứng tích cực với xã hội.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc Tối 22/12, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ ... |
Thanh niên Hàn đau đầu vì thất nghiệp Thị trường việc làm ảm đạm đang khiến nhiều thanh niên Hàn Quốc rơi vào cảnh bế tắc, mất phương hướng… |
Học Nhật Bản, thanh niên Hàn Quốc cũng chuộng sống độc thân Áp lực về gánh nặng kinh tế và cuộc sống hôn nhân đang khiến nhiều thanh niên Hàn Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân… |