Back to E-magazine
21:00 | 20/11/2021
Người trẻ và câu chuyện sáng tạo văn hóa từ chất liệu truyền thống

21:00 | 20/11/2021

Những người sáng tạo hoàn toàn có thể làm nên thành quả sâu sắc khi họ biết đánh thức nét đẹp tiềm ẩn những giá trị văn hóa đích thực.
a

Không cần chạy theo những xu thế “mì ăn liền”, không cần bài xích truyền thống mới có thể tạo nên sản phẩm thành công trong thời điểm hiện tại. Bởi những người sáng tạo, với điểm nhìn đúng đắn, hoàn toàn có thể làm nên thành quả sâu sắc khi họ biết đánh thức nét đẹp tiềm ẩn và tiếp tục truyền cảm hứng cho người đời từ những giá trị văn hóa đích thực.

a

a

Hà Nội được biết đến là cái nôi cất giữ tinh hoa truyền thống dân gian đến từ mọi miền đất nước. Ước tính trong khoảng 5.400 làng nghề tìm thấy tại Việt Nam ngày nay, Hà Nội đã chiếm ⅓ con số trên với khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Nhưng không phải vì thế mà người ta nghiễm nhiên gán Hà Nội là một mảnh đất thuần truyền thống, bởi xứ Hà Thành cũng đồng thời là tụ điểm du nhập văn hóa quốc tế sâu rộng bởi sức hút với công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ, từ nhiều nền văn hóa khác nhau đổ về.

Mạng lưới làng nghề rộng khắp cùng cộng đồng sáng tạo tụ hội từ khắp mọi miền tổ quốc chính làtiềm năng để đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời thúc đẩy cảm hứng sáng tạo lan tỏa để Hà Nội quảng bá thương hiệu “thành phố sáng tạo” như kỳ vọng.

Nhưng thế nào là một “thành phố sáng tạo” đúng nghĩa? Nếu như nói sáng tạo là phải tạo nên những cái mới không nơi nào có được thì liệu sự sáng tạo của Hà Nội có thể tìm thấy ở nơi đâu? Tìm hiểu về Hà Nội, chúng tôi nhận ra mảnh đất này không thực sự là nơi khởi nguồn cho một nghệ thuật trình diễn, ngành nghề thủ công hay một dấu ấn nào người ta vẫn gán ghép cho Hà Nội của ngày nay. Vậy nên, nếu như chúng ta chỉ có thể chấp nhận một Hà Nội sáng tạo từ giá trị nguyên bản thuộc về Hà Nội, sẽ rất khó để Hà Nội vươn tới danh hiệu “thành phố sáng tạo” kia.

Song hãy nhìn rộng hơn, Hà Nội là hòa nhập, chứ không hòa tan trước sự va chạm của nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự sáng tạo có thể được nhìn nhận như cách Hà Nội vẫn luôn luôn bao dung cho mọi nền văn hóa. Không hề bài xích, Hà Nội mở rộng vòng tay để dung hòa mọi sự va chạm, để những mầm cây kia tiếp tục ươm mầm và lan tỏa muôn nơi. Và như thế, dòng chảy sáng tạo mạnh mẽ của Hà Nội không được tìm thấy trong những cái mới, mà chính là những giá trị văn hóa bản địa sẵn được Hà Nội tiếp nhận và để chúng có cất lên tiếng nói của mình.

a

Tuy nhiên, có một điều người ta thấy rằng, lứa trẻ ngày nay dù có thể yêu văn hóa, nhưng phần đông vẫn chưa thật sự chủ động tìm hiểu để phát huy văn hóa của mình. Nhất là với những khái niệm phức tạp như “truyền thống” nói chung, chúng ta thường gắn “truyền thống” hay “văn hóa” là một điều gì đó xa xôi, không thể dung hợp với bối cảnh hiện đại nơi họ thuộc về.

Hãy lấy Chèo làm một ví dụ cụ thể cho sự đứt gãy truyền thống này. Rõ ràng, Chèo được ví như một “bộ môn nghệ thuật thuần Việt nhất” (theo nhận định của nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan) và vì bắt nguồn từ thế kỷ 11, Chèo có tuổi đời lâu nhất so với những bộ môn nghệ thuật khác. Chèo đồng hành cùng người Việt qua bao thăng trầm, đã từng có thời kỳ nở rộ và có quá nhiều tiềm năng để có thể phát triển, thế nhưng vì sao, Chèo chẳng xuất hiện trong xã hội hiện nay nữa, và càng không lưu lại trong tâm trí của người trẻ?

a
Chèo nói riêng, hay truyền thống nói chung liệu có đang dần biến mất trong cuộc sống hiện đại?

Vậy phải chăng Chèo là một điều gì đó thuộc về thời quá khứ, thuộc về một khái niệm đã trở nên cũ kĩ và không còn đủ hiện đại đối với thị hiếu ngày nay - Truyền thống. Liệu điều đó có đúng hay không, khi truyền thống không chỉ đứng yên một chỗ, không chỉ là quá khứ mà còn là cả hiện tại. Bởi chỉ vài chục năm nữa thôi, chính những thứ chúng ta đang làm hiện nay sẽ dần trở thành truyền thống. Nó nằm trong mỗi cá thể của xã hội kết hợp cùng hơi thở thời đại để tạo nên những giá trị mới.

Vì vậy, những dự án văn hóa có tính sáng tạo và mang hơi hướng cách tân lại càng cần thiết trong thời điểm lúc này để truyền cảm hứng cho những người đến sau. Để họ tìm thấy niềm vui trong quá trình ngược dòng lịch sử, tìm về miền đất truyền thống nhiều tầng, nhiều nghĩa phức tạp.

Cụ thể hơn, trong những phần sắp tới, ta sẽ dùng chính Chèo - bộ môn nghệ thuật lâu đời và gần gũi nhất với người Việt - để khai thác những góc nhìn của của người trong nghề về văn hóa truyền thống.

a
Hồng Anh, Hoàng Anh, Thanh Huyền, Phương Linh, Anh Thư - năm bạn trẻ tạo nên dự án “Chèo qua lăng kính Hề”

Gần đây nhất, tiếp nối thành quả của những tổ chức gìn giữ văn hóa nổi bật trong giới trẻ Hà Nội như “Chèo 48h”, “Tương lai của truyền thống”, dự án “Chèo qua lăng kính Hề” do nhóm Deja PHO - gồm năm sinh viên Học viện Ngoại giao thành lập đã chính thức bước vào cuộc hành trình tìm kiếm tương lai cho Chèo nói riêng và của nghệ thuật truyền thống nói chung.

“Chèo qua lăng kính Hề” nằm trong khuôn khổ cuộc thi IC Master - Nhà Truyền thông tài ba 2021 do khoa Truyền thông và Văn hoá Đối ngoại thuộc Học viện Ngoại giao, có sự bảo trợ của UNESCO.

Cùng với những phát hiện khi thực hiện dự án, chúng ta sẽ thấy những vấn đề sâu thẳm bên trong câu chuyện sáng tạo nghệ thuật từ chất liệu văn hóa, những điểm nhìn mới mẻ, cùng những cách khai thác để đem sáng tạo ấy đến với Hà Nội. Và chúng ta sẽ thấy, người trẻ vẫn đang ngược xuôi trên chuyến hành trình giữ lửa truyền thống bằng sáng tạo của mình.

a

Để nói về Chèo, Deja PHO đã từng nghĩ rằng: “Nghệ thuật biểu diễn Chèo nghe thật xa lạ với một đội ngũ trẻ tầm 20, 21 tuổi và chắc chắn bọn mình cũng chẳng phải ngoại lệ. Trước đó, chúng tôi cũng chẳng biết Chèo là gì, Chèo thực sự như thế nào ngoài việc nó là bộ môn “không thân thiện với giới trẻ, một bộ môn thuộc về quá khứ. Những suy nghĩ về riêng một bộ môn đã khó, chứ chưa nói đến toàn cảnh những nghệ thuật truyền thống.

Đi từ trăn trở của chính mình về Chèo, và những băn khoăn về sự phát triển của nghệ thuật dân gian truyền thống, Deja PHO đã xác định sứ mệnh của dự án là phải tác động được vào nhận thức của những mầm non của Chèo, những diễn viên, nghệ sĩ trẻ đang theo học bộ môn Chèo.

Bởi nếu chỉ tập trung tác động đến đại chúng - là những yếu tố ngoại hàm, nhưng bản thân những người sống cùng ở trong Chèo - yếu tố nội hàm - không còn duy trì nhiệt huyết với môn này nữa, thì Chèo sẽ khó mà tồn tại bền vững được. Ngoài ra, nhóm cũng muốn đưa một góc nhìn đúng đắn hơn về “truyền thống” tới lớp trẻ ngày nay. Muốn làm được như vậy, không có gì sánh bằng việc đưa những nghệ sĩ Chèo chạm đến gần hơn với các bạn trẻ.

Trên hành trình về với Chèo, các bạn đã bước vào thế giới của những nghệ sĩ Chèo qua những cuộc nói chuyện và gặp gỡ rất “nghệ” với những nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ đang thực hành trong Chèo. Đó là những bạn trẻ đang học Chèo tại Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, là các anh chị của các dự án truyền thống trong giới trẻ như chị Đinh Thị Thảo - nhà sáng lập dự án Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương, chị Thảo Linh của dự án Tương lai của truyền thống, giám đốc sáng tạo Nguyễn Quốc Hoàng Anh, cùng nhạc sỹ Nguyễn Xuân Sơn.

Cũng chính những nghệ sĩ đã cho các bạn một góc nhìn tổng quan về nền Chèo suốt bấy lâu nay theo cả chiều ngang thời gian và chiều sâu của chính môn nghệ thuật này, cũng như giúp chúng tôi đến gần hơn với văn hóa dân gian.

Nhờ những nghệ sĩ, Deja PHO cũng nhận ra một sự lầm tưởng trong suy nghĩ, rằng chính sự bỡ ngỡ, không sâu sắc khi tìm hiểu văn hóa, những định kiến của xã hội là thứ ngăn cản họ, hay nhiều bạn trẻ khác trong chặng đường khai thác nghệ thuật này:

Tái tạo không gian văn hóa - nên hay không?

Phần đông công chúng luôn cho rằng cách tốt nhất để mang kể chuyện văn hóa cho người hậu thế mà không mắc sai lầm chính là tái tạo lại không gian văn hóa đó trong lòng cuộc sống bản địa. Ta xây dựng những khu phố cổ, tái hiện những căn nhà tranh mái ngói cho nhà hàng để người dân đến thưởng thức ẩm thực phần nào cảm nhận những nét văn hóa từng chỉ trong lời kể. Cũng như thế, nếu như Chèo xuất phát từ sân đình, người ta có thể một lần nữa mang sân khấu Chèo từ những rạp hát lớn tại Hà Nội trở về với không gian diễn xướng tại những mái đình cổ như ngày trước.

Song, xét về sự tác động lên nhận thức của thế hệ trẻ, không phải ai cũng thành công khi đi theo cách làm này. Bởi một lý do đơn giản nhất - sự tái hiện không gian văn hóa không song hành cùng những trải nghiệm quen thuộc. Để nói sâu hơn về khó khăn này, hãy lấy một đoạn thơ của Nguyễn Bính làm ví dụ:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: "Thôn Ðoài hát tối nay"

Bây giờ người trẻ chắc chắn không biết hội chèo làng Đặng như thế nào, hoa xoan đẹp ra sao. Vậy nhìn rộng hơn, chúng ta không thể bắt thế hệ trẻ phải thấy nó đẹp. Lấy cái thẩm mỹ của thời xưa để áp vào bây giờ là điều không sòng phẳng. Nên để họ tự nhận thấy nó đẹp thì hay hơn. Bởi, tình yêu là tự nguyện chứ không thể ép uổng.

Như vậy, nhiều bạn trẻ bây giờ không thấy có gì hay trong ấy, bởi các bạn không phải là lớp người được trải nghiệm không gian văn hóa đó, cũng như chính không gian văn hoá ấy cũng không còn. Không còn bối cảnh, thiếu mất không gian là thiếu đi trải nghiệm cốt lõi, chúng ta không nên bắt họ phải thấy cái đẹp trong cái họ không thể cảm nhận.

Và với Chèo, hay với bất cứ nghệ thuật trình diễn nào khác, cho dù chúng ta có diễn một vở kịch ở sân đình thì tiếp thu văn hóa cũng khác nhau. Khán giả sân đình tham gia cả vào không gian diễn xướng, còn khán giả sân khấu lại chỉ đơn giản tò mò nghe theo.

Thúc đẩy thương mại và sự pha trộn cùng hiện đại

Gắn văn hóa cùng kinh doanh thương mại chính là cách mà đa số người trẻ hiện tại đang thực hiện để duy trì mạch đập của văn hóa truyền thống và cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều luồng quan điểm. Nhắc đến hai chữ “kinh doanh” người ta nghĩ đến tới những khía cạnh vật chất, đậm mùi tiền bạc. Và như thế, kết nối với giá trị vật chất phải chăng đang phá vỡ giá trị tinh thần thiêng liêng, cao quý của văn hóa dân gian?

Trên thực tế, sử dụng chất liệu văn hóa trong kinh doanh lại chính là cách tốt nhất để phát triển văn hóa. Bởi bất cứ thứ gì miễn phí, được tài trợ đều không thể phát triển được. Những thứ quá dễ dàng để đạt được sẽ khiến người ta không coi trọng. Như vậy, làm ra một sản phẩm văn hóa có yếu tố truyền thống, khiến mọi người muốn bỏ tiền ra mua, không chỉ đem đến cảm giác sung sướng cho tác giả, mà còn khiến người mua phải nâng niu, trân trọng nó nhiều hơn khi đã bỏ chính “mồ hôi, nước mắt” của mình ra để sở hữu món quà kia.

Kinh doanh nên được nhìn nhận là cách tốt để phát triển văn hóa. Nói kinh doanh là vật chất, nhưng vô cùng thực tế. Thúc đẩy thương mại hiện tại cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế - một trụ cột phát triển của Việt Nam. Bởi vậy, tạo nên một sản phẩm thương mại, nhất là các sản phẩm mang yếu tố văn hóa truyền thống khiến mọi người muốn bỏ tiền mua thì sức sống của sản phẩm, của chất liệu bản địa mà ta “chiếm dụng” sẽ dài lâu hơn.

Truyền thống chính là sự sáng tạo không ngừng

Sự sáng tạo nào cũng xuất phát từ sự học hỏi và tham khảo, và chất lượng sáng tạo sẽ tỉ lệ thuận với độ sâu của sự nghiên cứu, tìm tòi từ người học. Muốn đi sâu thì cần sự hiểu biết, đó là một yếu tố tất yếu để đem văn hóa vào sản phẩm của mình.

Khi người trẻ thật sự cảm nhận được tính nhân văn trong đó và nhìn nhận nó sâu rộng hơn là một khái niệm, một ý tưởng có thể tùy tiện vay mượn, biến tấu. Cũng chỉ khi đã tìm hiểu đủ sâu và tiếp nhận những chất liệu truyền thống như một người thưởng thức chứ không đơn thuần là một người vay mượn, người làm sáng tạo mới tạo được cho mình cái nền vững chắc đủ để tạo ra cái riêng.

Ví dụ như vai Cu Sứt trong Chèo của nghệ sĩ Xuân Hinh là sự sáng tạo rất lớn. Những người tiền nhiệm khi diễn Cu Sứt đâu ai cầm cái quạt rất to như nghệ sĩ đâu? Chính nghệ sĩ Xuân Hinh đã tạo nên dấu ấn của mình bằng việc cầm cái quạt theo cách rất duyên, rất thú vị. Tương tự, trong âm nhạc, một người điểm đạm sẽ đem giai điệu chậm rãi vào trong tác phẩm, còn người nhanh nhẹn, láu lỉnh sẽ tìm đến ngón đàn khác bộc lộ cá tính của họ.

Nhìn sâu hơn, chúng ta luôn nghĩ truyền thống là thứ bất biến mà ngại tìm hiểu, ngại thay đổi. Nhưng chính vì như vậy, chúng ta lại càng cần phải học, phải hiểu rất rõ truyền thống để biết bản chất thực của truyền thống chính là sự tự do. Truyền thống là một không gian rộng mở và luôn có chỗ cho sự tiếp nối, sáng tạo. Tính cá nhân trong truyền thống, thực chất mạnh mẽ vô cùng.

Ngay cả người trẻ cũng có thể đi theo những ý tưởng 'điên rồ'

Người trẻ, dù là gen Y hay gen Z, dễ bị xã hội nhìn nhận chung là một nhóm “chạy theo xu hướng”, “nông cạn”, “hời hợt”, nên khi bắt đầu dấn thân vào con đường sáng tạo nội dung từ những giá trị văn hóa lâu đời, công chúng luôn có một sự cảnh giác và soi xét nhất định với mọi sản phẩm của họ. Điều này xuất phát từ một thái độ bảo vệ các nét đẹp xưa cũ, nhưng cũng dễ dẫn đến nhiều hệ quả đi ngược lại với ý định ban đầu.

Cách người trẻ kế thừa và làm mới các giá trị truyền thống đôi khi bị cho là “mất chất”. Trên thực tế, trong tiến trình lịch sử, những thứ không chất lượng, không được người khác để tâm sẽ bị đào thải. Công việc nào mới bắt đầu cũng có thể bị coi là phá truyền thống, bị cấm diễn xuất. Bởi vậy, nói cái gì đúng, gì sai là vô cùng mong manh. Không ai biết tương lai sẽ có gì xảy ra, vì xã hội thay đổi rất nhanh trong thời công nghệ số, chúng ta không chắc chắn. Vậy nên phải xem lại từ định hướng, chúng ta dựa trên điều gì để nói đúng-sai. Nghệ thuật là nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều ngữ nghĩa, thứ ta nhìn thấy không phải là tác giả nói.

Người trẻ là tương lai, không chỉ bởi người trẻ là thế hệ duy nhất tiếp nối văn hóa truyền thống, mà còn bởi người trẻ nắm giữ những phương tiện quảng bá và lưu giữ văn hóa: các phương tiện truyền thông (mạng xã hội, điện ảnh, âm nhạc,...) Vậy nên người trẻ cần cảm thấy tham gia vào sáng tạo văn hóa là một cơ hội mở mình được khuyến khích theo đuổi, chứ không phải một chốn nhiều rủi ro, thiếu an toàn.

Theo chân những người trẻ yêu văn hóa, chúng tôi những người thực hiện cảm thấy vô cùng thán phục với niềm đam mê cũng như nhiệt huyết của những nghệ sĩ khi bước trên hành trình đưa Chèo vào đời sống. Vốn cứ nghĩ rằng, truyền thống chỉ ở lại trong quá khứ, vốn cứ nghĩ rằng, Chèo là điều gì mang đến hoài niệm về một thời bến nước, gốc đa và sân đình.

Tuy nhiên, chúng ta thấy những điều ngược lại. Chúng ta nhìn thấy một “truyền thống” chuyển động sinh động và thú vị đến nhường nào dù cho thời gian có trôi qua như nước chảy. Và chúng ta hiểu ra rằng, hóa ra “truyền thống” vẫn luôn như thế, sinh động và đồng hành cùng con người. “Truyền thống” luôn vận động theo dòng chảy tự nhiên, không hề cũ kỹ nhưng cũng chẳng phải mới toanh. Trong mới có cũ, trong cũ có mới. Cái cốt lõi thì vẫn ở đấy và nguyên vẹn theo từng năm tháng.

a

Như được khai sáng tâm trí khi hiểu được tại sao Chèo chưa chạm được tới những người yêu văn hóa nói chung, Deja PHO cũng dần hiểu mình cần phải làm gì để hiện thực hóa điều đó. Nhóm bắt đầu xây dựng nội dung và các phương án sáng tạo khác nhau để tác động đến những nghệ sĩ Chèo trẻ từ những góc nhìn đơn giản, hấp dẫn đến những không gian nghệ thuật online. Tất cả nỗ lực đều hướng đến xây dựng một sự kiện trải nghiệm Chèo với mong muốn mọi người không chỉ nghe Chèo mà còn cảm Chèo.

Với kim chỉ nam đã nằm lòng, nhóm lại tiếp tục mày mò nghiên cứu dưới sự trợ giúp của giới chuyên môn. Deja PHO đã xác định vở Xúy Vân làm chủ đề chính cho sự kiện của mình. Một sự kiện được dựng lên dựa trên tích Xúy Vân - một vở kịch kinh điển không chỉ với những người trong nghề mà còn là những người yêu văn hoá nghệ thuật nói chung.

a
Sự kiện MasterClass: “Xúy Vân: Từ kinh điển về tàn tích?” - Thách thức trong khai thác chất liệu truyền thống”

Không chỉ vậy, Xúy Vân còn ẩn chứa những chi tiết hợp thời, hợp người ngay cả trong thời đại này. Từ Xúy Vân, Deja PHO cùng các diễn giả đã cùng bàn luận về tinh hoa của Hề chèo - một yếu tố mà không một bộ môn nghệ thuật dân gian nào khác sở hữu, cũng là cách nhanh nhất để chạm đến trái tim người xem, người nghe.

Từ không gian đàm thoại gần gũi, các bạn trẻ của Deja PHO cùng thảo luận về cách khai thác, tạo ra những sản phẩm Chèo mới, concept Chèo mới mà vẫn giữ được cái cốt của Chèo.

Cuối cùng là chạm đến một từ khóa rất hot trong thời gian gần đây “Chiếm dụng văn hoá” để lại những nghĩ suy và cảm nhận riêng cho người tham dự. Sự kiện cũng may mắn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người từ những người tham gia đến những các bên báo, cũng như các phóng viên.

Và cuộc hành trình của Deja PHO sẽ không dừng lại tại đây. Mang theo niềm tin về một truyền thống được phục dựng, nhóm sẽ còn tiếp tục xây dựng nhiều nền tảng hơn nữa để lưu giữ và lan tỏa các điểm nhìn mới của những nghệ nhân, nghệ sĩ - những con người tiên phong trên chặng đường này.

Cuốn Zinebook là sản phẩm tổng hợp thông tin dự án cùng các bài phỏng vấn sâu, bình luận về văn hóa nghệ thuật được nhóm dự định sẽ gửi về các trường Đại học đào tạo nghệ thuật tại Hà Nội, nhà hát Chèo Hà Nội, các tổ chức phát triển Chèo, thư viện thành phố cùng các địa điểm lưu giữ khác để tiếp cận gần hơn đối tượng mục tiêu mà dự án theo đuổi.

a
Dự định trong tương lai của dự án “Chèo qua lăng kính Hề”

Và hơn thế nữa, Deja PHO vẫn luôn mong mỏi thực hiện một tạp chí nghệ thuật online - nền tảng đầu tiên trong thời điểm hiện tại lưu giữ toàn bộ thông tin, nghiên cứu về Chèo, cùng các vở diễn Chèo của nghệ sĩ xưa và nay. Việc xây dựng các nền tảng mạng xã hội theo phong cách trẻ trung hơn với những bài viết đa dạng, hình ảnh đẹp mắt sẽ giúp Chèo đến gần với giới trẻ hơn, và đặc biệt giúp những người theo đuổi bộ môn nghệ thuật này tìm thấy nguồn tư liệu đầy đủ cho nguồn cảm hứng của mình.

a

Văn hóa truyền thống cần người trẻ để tiếp tục tồn tại và phát triển, còn người trẻ cần văn hóa truyền thống để được kết nối với quốc tịch và được truyền cảm hứng sáng tạo. Từ minh chứng cụ thể về một nhóm bạn trẻ hiện tại đang tìm hướng đổi mới cho Chèo, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn rộng hơn để ứng dụng với nghệ thuật truyền thống nói chung. Sự sáng tạo đã được nhìn thấy qua một thế hệ nhà sáng tạo mới, với trải nghiệm của người trong nghề, sẽ đem đến những sản phẩm phản ánh rõ nét văn hóa truyền thống tương đồng với nếp sống của họ. Và sự sáng tạo nằm ở ngay chính những nền tảng kế thừa.

Một “thành phố sáng tạo” sẽ chỉ được tạo nên bằng những con người sáng tạo. Là người vẽ tiếp tương lai, nhưng người ta sẽ không chỉ sống cho hiện tại. Khi tương lai được kiến tạo nên bởi những gì người xưa để lại, những nhà sáng tạo trẻ tuổi lại ngược dòng thời gian và tìm về những giá trị cốt lõi đó và để chúng tiếp tục song hành cùng thời đại. Truyền thống là khớp nối liên kết quá khứ, hiện tại và tương lai, bằng việc duy trì những nét đẹp cổ xưa ấy, các bạn trẻ Hà Nội không để truyền thống đứng yên, không để sự kết nối giữa mình và tổ tiên bị đứt gãy và lan tỏa những giá trị tuyệt vời cho chính quê hương mình.

Dự án "Chèo qua lăng kính Hề" được xây dựng bởi Deja PHO, nhóm năm sinh viên Ngoại giao yêu thích văn hóa. Dự án hiện thuộc Top 6 (Vòng chung kết) cuộc thi IC Master 2021- Nhà truyền thông tài ba do Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại Giao tổ chức và được bảo trợ bởi UNESCO.

Đặt tên dự án là “Chèo qua lăng kính Hề”, Deja PHO mong muốn mượn sự dí dỏm của anh Hề - một yếu tố quan trọng làm nên vở chèo thành công - để kết nối các nghệ sĩ Chèo với các bạn trẻ. Nhóm hy vọng truyền cảm hứng sáng tạo cho các bạn nghệ sĩ bằng sự gần gũi, hóm hỉnh và chân thực nhất của Chèo thay vì gắn Chèo với sự cũ kĩ và khô khan như ta thường nghĩ.

Fanpage: https://www.facebook.com/CheoqualangkinhHe

Email: cheoqualangkinhhe@gmail.com

Hotline: (+84) 032 896 2307 (Nguyễn Hoàng Anh)


Bài dự thi Cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master

Tác giả: Nhóm Deja PHO

Đọc thêm

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.
Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình

Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình

Còn nhớ trong một trả lời phỏng vấn trước thềm Xuân Giáp Thìn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng nhắc đến ước vọng của chính Bộ trưởng và mỗi cán bộ ngoại giao về một thế giới hòa bình và đất nước có cơ đồ, tiềm lực ngày càng lớn mạnh. Tháng Hai - tháng của khát vọng mùa Xuân, với hai chuyến thăm “xuất hành” đa phương và song phương của Bộ trưởng tới châu Âu, có thể thấy rõ những mầm ươm của ước vọng đang lớn dần.
Phụ nữ - hạnh phúc lấp lánh giữa cả những lo toan!

Phụ nữ - hạnh phúc lấp lánh giữa cả những lo toan!

Hạnh phúc là gì? Nhiều khi ta lúng túng! Với mỗi người và đặc biệt với phụ nữ, thật khó để định nghĩa rõ khái niệm này. Cùng Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Minh Hằng có một góc nhìn về “hạnh phúc” nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3.
75 năm MotoGP và hành trình 2024

75 năm MotoGP và hành trình 2024

Cuộc đua đầu tiên năm 2024 sẽ bắt đầu tại trường đua Lusail International ở Qatar từ ngày 8-10/3. Báo Thế giới & Việt Nam điểm qua tình hình nhân sự và việc chuẩn bị của các đội đua cho mùa giải kỷ niệm 75 năm MotoGP. Liệu các đội Aprila, KTM và Yamaha có lật đổ sự thống trị 2 năm liên tiếp của Ducati? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Ngoại giao Việt Nam - 'Đẹp' từ chính sách đến con người

Ngoại giao Việt Nam - 'Đẹp' từ chính sách đến con người

Trong cảm nhận của nhiều nhà ngoại giao nước ngoài, đối ngoại và ngoại giao Việt Nam luôn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bản sắc rất riêng từ chính sách đến con người, để chỉ cần gợi ra họ đã có thể thốt lên ngay: 'Đó là Việt Nam!'.
'Thu phục lòng người' ở 'thực địa' đa phương

'Thu phục lòng người' ở 'thực địa' đa phương

Phát huy bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" ở môi trường đa phương là rất phù hợp. Tại sao lại nói như vậy? Cùng Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) trả lời cho câu hỏi đó để thấy rõ một Việt Nam với sự chân thành và tinh thần trách nhiệm đã cùng cộng đồng quốc tế “kể những câu chuyện đẹp” về khát vọng hòa bình của nhân loại giữa muôn trùng gian nan!
Mệnh lệnh dẫn 'đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Mệnh lệnh dẫn 'đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ rằng Việt Nam đang trong quá trình phát triển và khát khao muốn có tên trên bản đồ công nghệ thế giới.
Chủ tịch Kocham: Cơ hội đã mở với Việt Nam!

Chủ tịch Kocham: Cơ hội đã mở với Việt Nam!

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) vui mừng chia sẻ với phóng viên TG&VN rằng, năm 2023, loạt nhà đầu tư lớn đình đám thế giới đã đến Việt Nam và cam kết “rót tiền” vào lĩnh vực công nghệ cao. Đầu tư vào công nghệ cao, chất bán dẫn cũng sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc trong tương lai.
Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn có mong muốn cháy bỏng đưa 'đại bàng' Mỹ tới Việt Nam để bứt tốc nền kinh tế.
Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải nhiều lần nói: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ trước thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào, cá nhân chúng tôi và các chiến sỹ cũng lên đường với đúng tinh thần đó! Đó là hành trình ông và cộng sự thấu hiểu hơn về nhân sinh, về được mất và cho nhận giữa những con người, giữa các dân tộc…