Back to E-magazine
e magazine
08:48 | 09/11/2020
NGƯỜI TRONG CUỘC. ASEAN - Nghệ thuật thỏa hiệp và các nguyên tắc 'nằm lòng' (Phần 1)

08:48 | 09/11/2020

TGVN. Nói dứt khoát, viết nhanh, phản biện nhanh và có phấn dí dỏm... Ai từng biết Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn đều phải thừa nhận rằng dù ở vị trí nào, ông cũng luôn làm việc với sự tận tâm và tự đòi hỏi mình sự chuyên nghiệp ở mức tối đa.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long

Thưa ông, một ngày của Phó Tổng Thư ký ASEAN diễn ra như thế nào?

Cũng không có gì đặc biệt lắm và lịch làm việc của tôi bị chi phối chủ yếu bởi lịch làm việc của các nước ASEAN.

Nếu như ở cương vị Đại sứ song phương tại Indonesia hoặc các vị trí tôi đảm nhiệm trước kia thì các công việc của mình phần lớn do mình tự chủ động. Còn công việc tại Ban Thư ký ASEAN tôi thường tự nhủ là “phải luôn ở thế chủ động trong tình trạng bị động”.

Tại sao lại có sự tréo ngoe như vậy, thưa ông?

Bị động là ở chỗ các cuộc họp của ASEAN do nước chủ nhà và các thành viên ASEAN thảo luận và lên lịch. Lịch này được lên trước cả năm và liên tục cập nhập hầu như hàng tháng, và Ban thư ký có nghĩa vụ phục vụ các cuộc họp và không tác động đến lịch này được.

Nhưng khi có lịch làm việc rồi, thì tôi phải căn cứ vào các lịch họp đó, phải dự báo trước các vấn đề, nội dung thảo luận để xây dựng thời gian biểu hoạt động, hoàn thành các đầu việc lớn.

Việc lớn ở đây là dự thảo các tuyên bố chung, tuyên bố của Chủ tịch, chương trình hành động, các đánh giá về quan hệ, kiểm điểm và đôn đốc việc thực hiện các chương trình hành động với từng đối tác.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long

Ngoài ra là các công việc thường kỳ và sự vụ như tiếp các Đại sứ, tiếp khách quốc tế, xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, giải ngân các dự án, đánh giá cán bộ định kỳ…

Các cuộc họp trong ASEAN khá nhiều. Trong mảng tôi phụ trách, gần như ngày nào cũng có họp và hồ sơ mỗi cuộc họp dày cả trăm trang mà mình cần phải đọc trước để nắm nội dung. Rồi họp xong thì Ban thư ký phải làm báo cáo, tiếp đó là lọc ra các đầu việc cần theo dõi tiếp, làm báo cáo mới hay báo cáo bổ sung.

Chỉ riêng việc đọc thôi, trung bình một ngày tôi phải đọc từ 50-80 email có nội dung đính kèm, và khoảng 300-500 trang tài liệu liên quan đến cuộc họp trong ngày hoặc sau đó, trong đó có rất nhiều nội dung mình phải cho ý kiến “ngay và luôn”.

Dường như công việc ngốn hết quỹ thời gian của ông?

Tôi không bao giờ để công việc chiếm hết thời gian, mà cố gắng sao cho mỗi ngày có ít nhất 1-2 giờ ngồi tĩnh tại, tư duy và ghi chép những điều cần lưu ý để làm tốt hơn hoăc một số vấn đề cần lưu ý đặc biệt để theo dõi tiếp.

Và tất nhiên, mình cũng phải dành thời gian ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể thao, thư giãn.

Nhìn chung, một ngày của tôi thường bắt đầu từ 6h30 sáng và kết thúc lúc 11h30 tối, gần như không có ngày nghỉ hay cuối tuần. Cái này là do Ban thư ký ASEAN ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết công việc qua email, nên khi việc đến lúc nào thì phải lập tức xử lý ngay để công việc trong ASEAN không bị tồn đọng, luôn được thông suốt.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
Phó Tổng Thư ký Hoàng Anh Tuấn tham dự kỳ họp Ủy ban hợp tác chung theo lĩnh vực ASEAN- Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ hai, tháng 7/2019. (Nguồn: ASEAN.ORG)

Từ khi giữ cương vị Phó Tổng Thư ký ASEAN vào tháng 2/2018 đến nay, ngày nào đáng nhớ nhất, đặc biệt nhất đối với ông?

Khi bắt đầu đảm nhận cương vị mới, có 2 ngày đáng nhớ nhất đối với tôi, đó là ngày 15/2/2018–ngày đầu tiên đến Ban thư ký ASEAN bắt đầu công việc mới với tư cách là Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách về an ninh - chính trị.

Theo thông lệ, trong buổi đầu tiên ra mắt có một “Lễ nhậm chức” với sự có mặt của Tổng Thư ký, các Phó Tổng Thư ký và các cán bộ chủ chốt của Ban thư ký ASEAN.

Buổi lễ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng đọng lại những kỷ niệm khó quên. Sau tiếng nhạc của Ca khúc đoàn kết ASEAN (ASEAN Song of Unity), Tổng Thư ký ASEAN đọc lời giới thiệu, quyết định của Ban thư ký. Tiếp đó, tôi đặt tay lên Hiến chương ASEAN, tuyên thệ nguyện phục vụ sự nghiệp chung của ASEAN toàn tâm, toàn ý, chí công và vô tư nhất.

Từ giờ phút đó, tôi tự nhủ rằng mình không chỉ là công dân, là hình ảnh của Việt Nam tại Ban Thư ký, mà những lời nói và việc làm của mình giờ đây còn có ý nghĩa biểu trưng, mang tính đại diện cho ASEAN nên phải luôn nỗ lực, cố gắng hết mình, nhưng đồng thời phải hết sức cẩn trọng.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
Lễ nhậm chức Phó Tổng Thư ký ASEAN của ông Hoàng Anh Tuấn vào ngày 15/2/2018.

Câu chuyện đáng nhớ thứ hai là sự kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp nhận lễ bàn giao chức Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 từ tay Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha ngay khi kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok ngày 4/11/2019.

Khi cả đoàn Việt Nam bước lên sân khấu chụp ảnh lưu niệm chung cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì ở phía dưới tôi không chỉ chia sẻ niềm vui với Việt Nam, Chủ tịch ASEAN sắp tới, mà còn hình dung hàng loạt công việc sẽ phải giải quyết, với trách nhiệm lớn và nặng nề hơn, để phối hợp cùng các đồng nghiệp chủ nhà hiện thực hóa các ưu tiên của Chủ tịch ASEAN 2020.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận chiếc búa Chủ tịch ASEAN 2020 từ Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại lễ trao chiếc búa Chủ tịch ASEAN 2020.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long

Nguyên tắc làm việc của ông khi ở Ban thư ký ASEAN có khác khi giữ các cương vị khác trước đó?

Ồ khác nhiều, khác rất nhiều.

Mọi người, kể cả tôi khó có thể hình dung hết khối lượng, tính đa dạng và phức tạp của công việc thuộc mảng an ninh-chính trị, mảng quan trọng nhất trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN, trừ khi chính mình đã có trải nghiệm cá nhân ở đó.

Có thể hình dung thế này: ASEAN là tổ chức khu vực thành công lớn thứ hai thế giới chỉ sau EU. Để “lột xác” trở thành một tổ chức khu vực thành công như vậy, các hợp tác của ASEAN trong phạm vi nội khối hết sức năng động, nhiều tầng, nhiều lớp đan xen và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Hỗ trợ cho các hoạt động của ASEAN là một Ban thư ký khá tinh gọn (với gần 400 cán bộ đến từ 10 quốc gia ASEAN), cơ cấu tổ chức, cách thức phối hợp, điều hành và xử lý công việc khá hợp lý. Chỉ với bộ máy với nhân lực bằng khoảng 1/160 so với bộ máy của EU, hằng năm Ban thư ký phục vụ 2 cuộc họp Cấp cao ASEAN, trên 70 cuộc họp cấp Bộ trưởng và khoảng 1.600 các cuộc họp chính thức khác của ASEAN.

Trong Tuần lễ Cấp cao ASEAN tức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai trong năm có tổng cộng khoảng 20 hội nghị cấp cao liên quan giữa ASEAN và các đối tác.

Còn về mặt văn kiện, chỉ nêu tạm một con số cho dễ hình dung là tại cuộc họp Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các cuộc họp Cấp cao liên quan vào tháng 11/2020 sắp tới có trên 70 tuyên bố, văn kiện, tài liệu của ASEAN được thông qua.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam longphan 1
Phó Tổng thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn tham dự buổi bế mạc khóa đào tạo tiếng Tây Ban Nha cho các nhà ngoại giao và quan chức ASEAN, ngày 28/11/2018. (Nguồn: ASEAN.ORG)

Để xử lý và “tiêu hóa” một khối lượng công việc đồ sộ, với chất lượng và hiệu quả cao như vậy thì các nguyên tắc làm việc trong ASEAN-một tổ chức khu vực “liên chính phủ”-cũng khác hẳn so với những nơi tôi đã trải nghiệm trước đó. Có khá nhiều nguyên tắc cần phải tuân thủ chặt chẽ, nhưng quan trọng nhất là mấy nguyên tắc “nằm lòng” sau:

Nguyên tắc đầu tiên là tham vấn và phối hợp: Do các vấn đề trong ASEAN ngày càng có tính chất đan xen, mang tính liên ngành nên việc tham vấn và phối hợp phải diễn ra thường xuyên, liên tục. Tham vấn và phối hợp phải được thực hiện trước hết ngay từ trong từng phòng, ban trong nội bộ Tổng vụ An ninh-Chính trị, đến trong nội bộ Ban Thư ký, rồi giữa Ban Thư ký với nước Chủ tịch đương nhiệm ASEAN, với các nước thành viên, với Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN gồm Đại sứ 10 nước thành viên bên cạnh Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta, rồi với các đối tác…

Nguyên tắc thứ hai là chuyên nghiệp và đúng hạn: Các cuộc họp ASEAN rất nhiều, và hầu hết các cuộc họp này phụ thuộc vào phần chuẩn bị nội dung của Ban Thư ký. Do đó, căn cứ vào lịch họp của Chủ nhà và các nước ASEAN, Ban thư ký phải chủ động phối hợp cùng Chủ tịch ASEAN chuẩn bị tài liệu cho kịp thời.

Nguyên tắc thứ ba trung lập, khách quan và chính xác: Với nhiệm vụ chính là “thư ký”, phục vụ các nước thành viên nên các tài liệu của Ban Thư ký phải phản ánh chính xác lập trường, quan điểm, lợi ích của các thành viên ASEAN và các bên tham gia, không thiên vị.

Ngay cả trong công tác quản lý cũng vậy, quan hệ và đối xử với các nhân viên là công dân của các nước ASEAN cũng phải thật sự vô tư và khách quan.

Bên cạnh việc nằm lòng các nguyên tắc trên, tôi còn tự xây dựng cách thức riêng của mình về tổ chức và giải quyết công việc cho phù hợp, và hiệu quả cao nhất, sao cho công việc trong mảng mình phụ trách luôn trôi chảy và ít sai sót nhất có thể.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam longphan 1

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long

Khi nhắc đến ASEAN, người ta thường gắn liền với cụm từ “thống nhất trong đa dạng”. Ông có thể giải thích điều này một cách dễ hiểu nhất qua thực tiễn không?

ASEAN là tổ chức khu vực tuy chỉ bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, nhưng các quốc gia trong ASEAN lại hết sức đa dạng về quy mô dân số, diện tích, văn hóa, lịch sử tôn giáo, sắc tộc, hệ thống chính trị, xã hội, mô hình phát triển kinh tế…

Chìa khóa giúp xây dựng được một ASEAN thống nhất, lớn mạnh và có ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới như ngày nay nằm chỗ ASEAN đã thành công trong việc xây dựng và duy trì nguyên tắc làm việc là tham vấn để đi đến đồng thuận hay còn gọi là “nghệ thuật thỏa hiệp” giữa các nước thành viên.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long
Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn điều hành họp quan chức cấp cao ASEAN-Ấn Độ, tháng 7/2020.

ASEAN thảo luận, tham vấn rồi đi đến nhất trí về rất nhiều vấn đề, từ những vấn đề nhỏ nhất như xây dựng chương trình nghị sự làm việc của một cuộc họp, đến những vấn đề hợp tác thực chất như thiết lập quan hệ với các đối tác mới; xây dựng các kế hoạch hành động thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong từng giai đoạn; hợp tác phòng chống ma túy, buôn người; hợp tác về phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch…

Bên cạnh đó là nguyên tắc bất di, bất dịch: Tất cả các nước thành viên, dù lớn như Indonesia, giàu có như Singapore, nhỏ bé như Brunei… đều có tiếng nói bình đẳng trong tất cả các quyết sách của ASEAN. Nếu một sáng kiến, một văn kiện, một vấn đề không đạt được sự đồng thuận dù chỉ của một nước thành viên thì sáng kiến hay văn kiện đó sẽ không bao giờ được thông qua hay thực hiện với danh nghĩa ASEAN.

Sở dĩ các nước phải tham vấn, bàn bạc kỹ lưỡng như vậy là vì một khi các sáng kiến hay văn kiện được ASEAN nhất trí thông qua thì chúng sẽ được coi là thành quả chung, phản ánh lập trường chung, thống nhất của ASEAN và tất cả các nước thành viên đều phải có nghĩa vụ thực hiện và thúc đẩy.

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa ASEAN với nhiều tổ chức quốc tế kém thành công khác. Đó là họ thường không đạt được lập trường chung trong rất nhiều vấn đề quan trọng sát sườn, hoặc có khi đạt được lập trường chung nhưng lại không có đủ ý chí và quyết tâm chính trị để hiện thực hóa chính các sáng kiến của mình.

asean nghe thuat thoa hiep va cac nguyen tac nam long

Ngôi nhà chung ASEAN – Ông mong muốn các công dân ASEAN hiểu và chung sống như thế nào trong ngôi nhà này?

Ngôi nhà chung ASEAN chính là Cộng đồng ASEAN mà chúng ta đang hướng tới với 3 “chân kiềng” là Cộng đồng an ninh-chính trị, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa-xã hội.

Người dân các nước ASEAN ngày càng giao lưu với nhau nhiều hơn thông qua du lịch, học tập, trao đổi nghiên cứu, làm việc, đầu tư, kinh doanh trong nội bộ khối ASEAN. Qua đó họ càng ngày càng thấy rõ hơn sự gắn kết trong khu vực, sự tương quan vận mệnh giữa các nước thành viên với nhau. Người dân các nước ASEAN cũng ngày một cảm nhận rõ hơn về bản sắc “kép”, tức họ vừa là công dân của một quốc gia thành viên ASEAN, vừa là công dân ASEAN.

Mong muốn và niềm tin của tôi là người dân ASEAN được sống chung trong một ngôi nhà lớn, với mái nhà đa dạng, đủ các sắc màu của cuộc sống, còn ngôi nhà đó phải đủ sự bao dung, đủ rộng để người dân các nước ASEAN cùng nhau chung sống hòa bình, thịnh vượng.

Sức mạnh ASEAN: Xét tổng thể, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (GDP~3000 tỷ USD) và tổng thương mại lớn thứ 3 thế giới (2.800 tỷ USD)

Hoàng Anh Tuấn
Phó Tổng thư ký ASEAN

Bài: Vân An
Ảnh: ASEAN.ORG
Đồ họa: Minh Nhật

Đọc thêm

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.