Viêm kết mạc (còn gọi là đau mắt đỏ) có thể do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… (Nguồn: Getty) |
Nguyên nhân gây viêm kết mạc
Viêm kết mạc là tình trạng tổn thương lớp màng mỏng của mắt gây ra do chấn thương mắt, đeo kính sát tròng lâu ngày, dị ứng, bệnh tự miễn hay do nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…
Tin liên quan |
Những loại cá nào tốt cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường? |
Virus là nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp nhất và dễ khởi phát thành dịch, do khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách nhanh chóng.
Đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Vi khuẩn hay virus lây lan khi trẻ tiếp xúc với bạn bè hay những người xung quanh bị đau mắt đỏ. Đôi khi trẻ bị nhiễm bệnh do sử dụng chung khăn tắm, đồ chơi với trẻ bị bệnh, cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.
Những biểu hiện thường gặp khi bị viêm kết mạc
Sau khi bị lây nhiễm, tùy theo tác nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ mà thời gian ủ bệnh và biểu hiện sẽ khác nhau. Bên cạnh dấu hiệu đỏ mắt, trẻ còn có triệu chứng như nhức mắt, chảy nước mắt nhiều, đóng ghèn, sợ ánh sáng, đau và rất khó chịu khi mở mắt, cảm giác như có vật lạ trong mắt. Đôi khi trẻ có tình trạng nhìn mờ hay giảm thị lực.
Mặc dù đau mắt đỏ thường giới hạn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị thích hợp, bệnh có thể diễn tiến trầm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mãn tính, đau mắt hột, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt…
Mắt được xem là cơ quan nhạy cảm và dễ tổn thương nhất của cơ thể. Do vậy, không nên tự nhỏ thuốc hay đắp các loại lá cây khi mắt đỏ. Điều bạn nên làm là dùng Natri Clorua 0.9% hay các loại nước mắt nhân tạo để làm sạch mắt và nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nặng hơn.
Tại bệnh viện, ngoài việc thu thập những thông tin cần thiết như tình trạng sức khỏe chung của trẻ, tiền căn dị ứng, các yếu tố nguy cơ và ghi nhận biểu hiện mắt đỏ của những người xung quanh trẻ để xác định bệnh chính xác, đôi khi cần thiết bác sĩ sẽ dùng phương pháp chẩn đoán chuyên biệt như kiểm tra thị lực, nhuộm soi mắt, phết dịch mắt nuôi cấy và làm kháng sinh đồ…
Điều trị viêm kết mạc
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị khác nhau bao gồm loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát bệnh tiềm ẩn, dùng thuốc giảm đau và kháng dị ứng để giảm cảm giác đau nhức, giảm ngứa mắt và hạn chế sự tăng tiết nước mắt quá mức.
Bên cạnh việc dùng nước muối sinh lý để làm sạch ghèn và vệ sinh mắt nhiều lần trong ngày, thuốc nhỏ mắt có hoặc không chứa kháng sinh sẽ được chỉ định nhỏ mắt 2 - 3 lần/ngày tùy trường hợp.
Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm kết mạc. (Nguồn: SKĐS) |
Mặc dù những thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid như Dexamethasone, Prednisolone đôi khi giúp đẩy lùi triệu chứng nhanh hơn, tuy nhiên, không nên sử dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, vì những thuốc này có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực, thậm chí gây mù mắt nếu dùng không đúng.
Không nên cho trẻ uống kháng sinh khi bị đỏ mắt, vì kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp.
Tuyệt đối không tự ý xông thuốc hay đắp lá cây vào mắt khi bị đau mắt đỏ, vì chất độc hay vi khuẩn trong lá cây có thể làm cho tổn thương ở mắt trở nên trầm trọng hơn.
Cách phòng bệnh và hạn chế lây lan đau mắt đỏ
Để giảm nguy cơ bị đau mắt đỏ cần hạn chế cho trẻ đeo kính sát tròng, nhất là khi đi bơi. Nếu cần thiết phải đeo kính sát tròng, nên rửa tay trước khi tiếp xúc với kính. Hàng ngày tháo kính trước khi đi ngủ và làm sạch kính bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Chú ý hạn dùng của dung dịch này và thời gian khuyến cáo sử dụng sau khi mở nắp để thay thế chai mới, ngay cả khi chai cũ vẫn đang còn nhiều. Thay kính sát tròng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng bệnh đau mắt đỏ. Nên tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi từ trường hay khu vui chơi bên ngoài về nhà, không lấy tay dụi mắt.
Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, cần thường xuyên giặt rồi sấy khô hoặc phơi dưới nắng.
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mắt trẻ đều đặn mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn.
Khi bị đau mắt đỏ, trẻ cần được điều trị tích cực và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh ít nhất 7 ngày để tránh lây bệnh cho người khác. Nếu trong gia đình có nhiều thành viên bị đau mắt đỏ, không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, mỗi người cần có một lọ thuốc nhỏ mắt riêng.
Hạn chế cho trẻ đi bơi ở hồ bơi công cộng, tránh những nơi đông người khi đang có dịch đau mắt đỏ lưu hành.
| Ấn Độ: Người đàn ông ăn kiêng bằng quả dừa trong suốt hơn 20 năm Theo Indian Express, trong 24 năm, ông Balakrishnan Palayi sinh sống ở Kasaragod, Ấn Độ không ăn gì ngoài những quả dừa. |
| 6 loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ cao, giảm nhanh mỡ thừa Chuyên gia dinh dưỡng Courtney D'Angelo và Trista Best chỉ ra, bông cải xanh, củ cải, cà rốt là những loại rau củ giúp tiêu ... |
| Các nhà khoa học đã tìm ra một chế độ ăn mới đẩy lùi bệnh tật Mới đây, một nghiên cứu với quy mô toàn cầu đã cho thấy, chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ ... |
| Bác sĩ Trung Quốc gợi ý nguyên tắc ăn để giảm cân mà không cần kiêng tinh bột Thay vì kiêng khem hà khắc, vừa kém lành mạnh vừa khó duy trì, bác sĩ Chen gợi ý 3 nguyên tắc cơ bản sau ... |
| Tác dụng của 6 phương pháp giảm cân tự nhiên mà không cần ăn kiêng Tập cardio trước khi ăn sáng, uống nhiều nước và ngủ nhiều hơn là những cách giúp giảm cân, giảm mỡ thừa tự nhiên không ... |