Nhà máy lọc dầu Saudi Arabia bị tấn công: Thảm hoạ hay “sự cố”?

Minh Vương
TGVN. Tấn công cơ sở lọc dầu của Aramco có thể gây ra xáo trộn, song khó tác động lớn tới cục diện căn bản tại Trung Đông. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Sau vụ 2 nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia bị tấn công, Mỹ mở kho dự trữ chiến lược
nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Tổng thống Trump tuyên bố biết 'ai đứng sau' và Mỹ đã 'sẵn sàng hành động'
nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co
Khói bốc lên từ cơ sở lọc dầu tại tại Abqaiq và Khurais (Saudi Arabia) sau khi bị không kích ngày 14/9. (Nguồn: Planet Lab/AP)

Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu tại Abqaiq và Khurais của Công ty dầu khí nhà nước Saudi Aramco đã bị máy bay không người lái của phiến quân nổi dậy Houthi tấn công. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tố cáo Iran đứng sau vụ tấn công và sử dụng các tên lửa hành trình tấn công tổng cộng 19 mục tiêu, song Tehran đã bác bỏ thông tin này. Vụ không kích đã khiến Saudi Arabia mất gần 6 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng quốc gia và làm sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu. Hệ quả trước mắt của cuộc tấn công là đáng kể, song về lâu dài sẽ không để lại nhiều dư chấn đáng kể tới tình hình khu vực.

Xáo trộn trong chốc lát

Về ngắn hạn, việc nhà máy dầu Saudi Aramco bị phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn tấn công sẽ gây ra bốn hệ quả chính.

Thứ nhất, sản xuất tại hai cơ sở lọc dầu lớn nhất của Saudi Arabia bị gián đoạn sẽ khiến giá dầu tăng. Trong phiên giao dịch ngày 15/9, giá dầu thô của Mỹ đã tăng 5,61 USD/thùng lên 60,46 USD/thùng, tương đương 10,2%. Giá dầu thô Brent ngày 16/9 đã tăng 12 USD/thùng (tương đương 20%) ngay sau khi thị trưởng mở cửa, con số cao kỷ lục trong hơn 30 năm trở lại đây.

Đây là cơ hội cho Iran. Nguồn cung dầu từ Riyadh bị gián đoạn tạo điều kiện cho Tehran giành thị trường và thu về nhiều hơn trong các giao dịch, vực dậy nền kinh tế chịu nhiều cấm vận và đẩy nhanh tiến độ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, nhằm đứng vững trước sức ép từ Mỹ.

Thứ hai, cuộc tấn công diễn ra ngay trước khi Aramco chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO). Nền kinh tế của Saudi Arabia nói chung và quyền lực của Thái tử Mohammad Bin Salman nói riêng phụ thuộc nhiều vào Aramco và thu nhập của công ty này. Cuộc tấn công khi đó sẽ tác động tiêu cực tới tiến trình IPO và khiến việc đạt định giá 2.000 tỷ USD đề ra khó khăn hơn.

Thứ ba, không loại trừ khả năng Iran đã cung cấp vũ khí và chỉ đạo lực lượng Houthi đưa máy bay không người lái và tên lửa hành trình xâm nhập lãnh thổ của Saudi Arabia, qua mặt hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ để không kích cơ sở lọc dầu. Điều này cho thấy sức mạnh quân sự cùng ảnh hưởng chính trị của Iran, đặc biệt là giới Tướng lĩnh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), với lực lượng nổi dậy tại Yemen. Đồng thời, nó khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng phòng thủ của Saudi Arabia.

Thứ tư, động thái này sẽ khiến Washington rơi vào thế khó trong xử lý quan hệ với Tehran. Ông Donald Trump từng cho biết sẵn sàng gặp gỡ không điều kiện người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 74 tại New York ngày 17/9. Tuy nhiên, vụ không kích đã buộc ông chủ Nhà Trắng phải có phản ứng mạnh và phủ nhận hoàn toàn tuyên bố trên để duy trì hình ảnh cứng rắn, quyết đoán trong mắt cử tri.

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) sẽ gặp khó trong triển khai chính sách hoà hoãn với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. (Nguồn: Getty Images/AFP)

Bình ổn về lâu dài

Về dài hạn, tác động của vụ tấn công đối với giá dầu là không nhiều. Aramco cho biết sẽ sử dụng kho dự trữ để bù đắp sản lượng dầu chiến lược, nối lại sản xuất trong thời gian sớm nhất. Mỹ cũng đề nghị mở kho dự trữ dầu nhằm bình ổn giá. Thêm vào đó, dự trữ dầu toàn cầu đang ở mức cao và các cơ sở dầu Mỹ tiếp tục duy trì sản lượng ổn định qua mùa mưa bão. Do đó, giá dầu có thể tăng trong thời gian ngắn và gây áp lực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, song sớm chững lại và thậm chí giảm theo đúng cung – cầu từ thị trường.

Ngoài ra, cuộc tấn công khiến quan hệ Saudi Arabia – Iran xấu đi, song Riyadh sẽ không tấn công trả đũa, mà thay vào đó hướng tới tăng cường lực lượng trên chiến trường Yemen. Tuy nhiên, điều này có thể khiến Saudi Arabia lạc nhịp với Mỹ, khi chính quyền ông Donald Trump đã khởi động đàm phán hoà bình tại Yemen đầu tháng 9. Bởi vậy, căng thẳng Saudi – Iran có thể leo thang nhưng sẽ không đạt tới mức xung đột quân sự.

Cuối cùng, bất chấp tuyên bố “khoá mục tiêu và lên nòng”, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thay đổi cách tiếp cận hoà hoãn trong vấn đề Iran. Washington có thể triển khai lực lượng tới Tehran khi cần thiết, song nhằm gây áp lực nhiều hơn là chuẩn bị cho chiến dịch quân sự. Lá phiếu của người dân Mỹ dành cho nhà lãnh đạo biết cách duy trì hoà bình, thay vì mang tới chiến tranh và ông Trump hiểu rõ điều đó. Khi đó, vụ tấn công tại hai nhà máy lọc dầu tại Abqaiq và Khurais chỉ là “sự cố” và cản bước Mỹ triển khai chính sách hoà hoãn hơn đối với Iran.

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Vụ cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia bị tấn công: Nga lên tiếng, Kuwait phối hợp điều tra

TGVN. Ngày 15/9, Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biết về vụ tấn công bằng ...

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Iran bác cáo buộc của Mỹ về tấn công cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia

TGVN. Bình luận về phát biểu của ông Pompeo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Seyyed Abbas Mousavi nói: "Chính sách gây sức ép tối ...

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Giới phân tích đánh giá tác động sau vụ tấn công cơ sở dầu mỏ Saudi Arabia

TGVN. Kênh truyền hình PressTV của Iran ngày 14/9 dẫn nhận định của một số chuyên gia phân tích cho rằng, nguồn cung dầu mỏ ...

Đọc thêm

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục 17.182 vụ, trong đó hơn một nửa xảy ra ở khu vực rừng Amazon.
Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh quyết liệt hơn trong một số vụ va chạm trên biển.
Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

HLV Kim Sang Sik cùng trợ lý sẽ 'âm thầm' sang Hà Nội trước khi ra mắt chính thức công việc HLV trưởng đội tuyển Việt Nam vào ngày 6/5 ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok cần sự phê duyệt của cơ quan này.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động