Sổ tay văn hóa Đông - Tây

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về hội nhập - tác động của phương Tây tới Đông Á

Hữu Ngọc
TGVN. Khi hội nhập với phương Tây, các nước Đông Á hiện đại hóa đều phải giải quyết một vấn đề là bảo tồn bản sắc dân tộc thế nào khi phải chấp nhận sự thách thức của tinh thần cá thể và kiểu tư duy phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha van hoa huu ngoc ban ve hoi nhap tac dong cua phuong tay toi dong a Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Freud và khái niệm chết
nha van hoa huu ngoc ban ve hoi nhap tac dong cua phuong tay toi dong a Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Cái tóc trong văn hóa

Trước khi đề cập vấn đề này, cũng nên thống nhất khái niệm về “Đông Á” và “Hội nhập quốc tế”. Nếu quan niệm như thời Pháp trước đây, Đông Á có nghĩa là Viễn Đông (Extrême Orient) thì gồm cả Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Giới sử học Anh quốc nghiên cứu các nền văn minh thế giới cũng xếp văn hóa các nước này vào nền văn minh chịu ảnh hưởng Trung Quốc. Trong bài này chúng tôi theo định nghĩa hẹp của “Đông Á”.

Cần phải phân biệt Hội nhập quốc tế (International integration) và Hội nhập toàn cầu (Global integration). Sự phân biệt giữa quốc tế hóa và toàn cầu hóa rõ nét nhất ở lĩnh vực kinh tế. Theo từ điển Pháp ngữ phổ thông, nền kinh tế quốc tế đặt quan hệ giao tiếp giữa các quốc gia trong không gian kinh tế mang tính quốc gia, bằng cách trao đổi và đầu tư trực tiếp ra bên ngoài quốc gia. Còn toàn cầu hóa (tiếng Anh: Globalisation, tiếng Pháp: Mondialisation) là sự biến chuyển của một nền kinh tế quốc tế sang một nền kinh tế toàn cầu, được đặc trưng bởi sự cạnh tranh toàn bộ đối với tất cả các quốc gia trên cơ sở tư nhân, chứ không phải chính trị trong không gian kinh tế toàn cầu mà phần nào các quốc gia không kiểm soát nổi. Kinh tế tư bản chuyển từ quốc tế sang toàn cầu. Nay thì mọi thứ trở thành toàn cầu, siêu quốc gia: thị trường tài chính, các hãng khổng lồ, ẩm thực, âm nhạc, Internet, khí hậu, thời trang...

Vậy thì hội nhập quốc tế là hiện tượng của một quốc gia, gắn bó với một số quốc gia khác, trong một số lĩnh vực nhất định (quân sự, kinh tế, văn hóa, tôn giáo...). Hội nhập quốc tế về văn hóa bao giờ cũng đi liền với tiếp biến văn hóa (Acculturation) là sự gặp gỡ giữa hai hay nhiều nền văn hóa và kết quả của sự gặp gỡ ấy đối với mỗi nền văn hóa; một nền văn hóa có thể mất đi một số yếu tố và tạo ra cái mới, với những yếu tố hội nhập... Nếu hiểu hội nhập quốc tế như trên, thì về mặt văn hóa Việt Nam đã có nhiều cuộc hội nhập trong quá trình lịch sử.

Cuộc hội nhập quốc tế về văn hóa thứ nhất của ta là với khối Đông Á, chịu ảnh hưởng văn minh Trung Quốc, với giai đoạn Bắc thuộc hơn 1.000 năm và giai đoạn các triều đại Việt Nam độc lập 900 năm. Trong quá trình hội nhập và tiếp biến văn hóa ấy, văn hóa Việt, Đông Nam Á vẫn giữ được và khẳng định bản sắc, trong khi tiếp thu và cải biến những yếu tố lấy của văn hóa Trung Quốc. Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên đã cùng văn hóa Trung Quốc “hòa nhi bất đồng” (theo chữ của Khổng Tử) có những nét chung mà không đồng hóa (homogenization) do bản sắc mỗi dân tộc vững chắc. Có thể nói văn hóa khối Đông Á có hai đặc điểm chung: tinh thần cộng đồng là chủ yếu, ắt hẳn tính cá thể, nhất là do ảnh hưởng Khổng học. Tư duy Đông Á nặng về tổng hợp, tình cảm, trực giác hơn là tư duy phương Tây thiên về phân tích, vật chất, dẫn đến khoa học.

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm chiếm thuộc địa, tấn công vào Đông Á, đặt ra cho khối này vấn đề sống còn là hội nhập với văn hóa phương Tây, nghĩa là hiện đại hóa. Hiện đại hóa đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, có nghĩa là phương Tây hóa (Westernization). Mỗi nước phản ứng một khác. Theo một công trình điều tra của Nhật Bản: Nhật Bản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc (26 điểm) ít hơn Triều Tiên (42 điểm) và Việt Nam (46 điểm). Do Nhật Bản có thời kỳ mấy trăm năm đóng cửa đối với Trung Quốc, nên, trước họa bị xâm lăng, người Nhật sớm dứt với một số ràng buộc của văn hóa Trung Quốc mà quay sang bắt chước, học hỏi phương Tây, hiện đại hóa từ thời Minh trị, trở thành hùng cường. Trung Quốc luẩn quẩn trong chế độ phong kiến, trở thành một bán thuộc địa. Triều Tiên bị chính nước Đông Á Nhật Bản cai trị. Còn Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.

Khi hội nhập với phương Tây, qua tiếp biến văn hóa, các nước Đông Á hiện đại hóa đều phải giải quyết một vấn đề: bảo tồn bản sắc dân tộc thế nào khi phải chấp nhận sự thách thức của tinh thần cá thể và kiểu tư duy phương Tây. Dưới góc độ văn hóa, cuộc hội nhập của Việt Nam với phương Tây là hội nhập quốc tế lần thứ hai (qua 80 năm Pháp thuộc).

Cuộc hội nhập lần thứ ba là thời kỳ hơn 30 năm cách mạng và chiến tranh: hội nhập với khối xã hội chủ nghĩa (1945-1986). Trong lần thứ hai và thứ ba này, ta vẫn bảo tồn và làm phong phú thêm bản sắc dân tộc.

Cuộc hội nhập hiện nay là lần thứ tư (từ đổi mới 1986) mang tính toàn cầu hóa với những đặc điểm như trên đã nói. Vấn đề chung cho Đông Á, như một chính khách Hàn Quốc đã tuyên bố là: trong bản giao hưởng thế giới, phải hòa nhập văn hóa toàn cầu với những đặc tính văn hóa dân tộc mình, vừa hiện đại, vừa truyền thống, Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều thành công về mặt này.

nha van hoa huu ngoc ban ve hoi nhap tac dong cua phuong tay toi dong a

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Tìm một hướng mới cho phát triển

TGVN. Phát triển chủ yếu khi đó là tăng trưởng kinh tế (GDP), điều dẫn đến chủ nghĩa tiêu thụ, cạnh tranh khốc liệt trên ...

nha van hoa huu ngoc ban ve hoi nhap tac dong cua phuong tay toi dong a

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về văn hóa xe máy ở Hà Nội

TGVN. Xe máy trở thành dụng cụ gắn bó các thành viên gia đình, kéo rộng gia đình từ nhà ra phố phường thành thị. ...

nha van hoa huu ngoc ban ve hoi nhap tac dong cua phuong tay toi dong a

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về một hiện tượng xã hội học: Chúa trời và bóng đá

TGVN. Đam mê bóng đá, cũng như mọi đam mê khác, đều dẫn đến một tâm trạng phi lý tính, xuất phát từ cảm tính ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Chiều ngày 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phu nhân Desislava Radeva đến thăm Trường mầm non Việt-Bun.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động