TIN LIÊN QUAN | |
Hồn thơ Đức trong nhạc Việt cổ | |
Âm nhạc cổ điển Việt Nam: Âm ỉ sống! |
Nghệ sĩ Bá Phổ được biết đến là “ông vua đàn nguyệt” và cũng là “ông vua của nhạc cụ dân tộc”. |
Xuất hiện trên con phố cổ Mã Mây, Bá Phổ Nhạc Đường được ví như kho tàng thu nhỏ của nét văn hóa Việt Nam kể câu chuyện về những giá trị Việt đã dần phai mờ. Đây chính là tâm huyết của gia đình nghệ sĩ Bá Phổ miệt mài nghiên cứu, bảo tồn, phục chế, lưu giữ trong nhiều năm nhằm kéo dài “sợi dây văn hóa” nối tiếp cho thế hệ mai sau...
Hồn cốt của 400 loại nhạc cụ
Nghệ sĩ Bá Phổ được biết đến là “ông vua đàn nguyệt” và cũng là “ông vua của nhạc cụ dân tộc”. Ngay từ năm 1987, Đoàn nghệ thuật mang tên ông đã được thành lập, đi lưu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới và nhận được tình cảm đặc biệt của khán giả. Hiện tại, dù đã ở tuổi 80, ông lại có vai trò mới là ông chủ của nhạc đường Bá Phổ tại Hà Nội - nơi lưu giữ nhiều nhất các nhạc cụ dân tộc trong cả nước.
Để có được hơn 400 nhạc cụ (bao gồm các loại nhạc cụ của đồng bào 54 dân tộc vùng miền khắp lãnh thổ Việt Nam) trong nhạc đường này, ông Bá Phổ đã tốn không ít công sức sưu tầm, cũng như lặn lội nhiều vùng trên cả nước tìm kiếm. Đây không chỉ là khát khao bảo tồn nhạc cụ dân tộc của bậc tiền nhân, mà là hành trình ấp ủ cả cuộc đời của nghệ sĩ Bá Phổ để đóng góp quảng bá nền âm nhạc đa dạng, đậm đà bản sắc Việt đến bạn bè quốc tế.
Có thể nói, giữa một Hà Nội sôi động và tràn ngập các tụ điểm giải trí mang hơi thở hiện đại, thì Bá Phổ nhạc đường là một nơi dành cho những tâm hồn hoài cổ nặng tình với âm nhạc cổ truyền, mà còn là một không gian mở cho các bạn trẻ mong muốn tìm tòi và khám phá các nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Không chỉ là nơi trưng bày các loại nhạc cụ, nghệ sĩ của Bá Phổ nhạc đường có thể chơi được các bản nhạc hiện đại, cổ điển, nhạc nước ngoài bằng hơn 400 nhạc cụ truyền thống Việt Nam.
Nhạc đường cổ giữa lòng Hà Nội. |
“Vì muốn gìn giữ, bảo tồn và phát triển những thành tựu về âm nhạc mà các bậc tiền nhân đã sáng tạo ra cho thế hệ con cháu mai sau, đánh thức tình yêu và lòng tự hào về nhạc cụ dân tộc trong cộng đồng. Nó không phải tấm danh thiếp mà là chứng minh thư để bảo tồn văn hóa, nhất là trong bối cảnh đất nước hội nhập”, ông chia sẻ.
Lưu giữ "chất Việt cổ"
Là một địa điểm hoạt động phi lợi nhuận, Bá Phổ nhạc đường ra đời với sứ mệnh bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Do vậy, mọi hoạt động tham quan và xem biểu diễn nghệ thuật tại Bá Phổ Nhạc Đường đều hoàn toàn miễn phí.
Với nghệ sĩ đã 80 tuổi này, “nhạc cụ dân tộc mang các giá trị tinh thần, như một “đồ cổ” có giá trị lịch sử. Nhạc cụ dân tộc cũng là một phần trong tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc thuộc về dân tộc, là sự đồng lòng, chung chí hướng của con người”. Bởi vậy, qua hơn 80 mùa xuân cuộc đời, đến nay, điều có ý nghĩa hơn cả đối với ông là tình yêu vô bờ bến dành cho các nhạc cụ truyền thống và những mốc son đáng nhớ trong nghiệp cầm ca.
Bá Phổ mong muốn nhạc đường của mình sẽ là điểm dừng chân của đông đảo bạn bè quốc tế khi tới Việt Nam để có cơ hội giới thiệu, quảng bá với họ về một nền âm nhạc đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Không chỉ đau đáu phải làm sao lan tỏa và giữ gìn những giá trị này đến các thế hệ sau này, ông còn là người tiên phong “mở lối”cho âm nhạc dân tộc, trong quá trình xã hội hoá nghệ thuật và trong tiến trình hội nhập văn hoá.
"... Bên trong cái tâm yêu nghề đó lại là tâm huyết, sứ mệnh và khát khao lan tỏa bản sắc dân tộc tới năm châu và bạn bè quốc tế" (Nghệ sĩ Bá Phổ). |
Điều đặc biệt, những nghiên cứu đã cho ông nền tảng để cải tiến những cây đàn sao cho phù hợp với yêu cầu của hiện đại. Thực tế, hầu hết các cây đàn qua tay ông đều có màu sắc cải tiến bởi “muốn cho đàn tồn tại thì phải phục vụ được nhu cầu tình cảm của con người. Nếu nó vẫn giữ nguyên si như cũ thì khó lòng đáp ứng được nhu cầu hiện đại”.
Thời gian này, nghệ sĩ Bá Phổ còn đang dốc sức viết để hoàn thiện cuốn sách về các loại nhạc cụ Việt Nam. Để lưu truyền nghiệp truyền thống của gia đình ông may mắn có người con trai duy nhất là nghệ sĩ Bá Nhạ luôn bên cạnh và đồng lòng chăm chút cho mỗi hoạt động của nhạc đường.
Mới đây, để ra mắt Bá Phổ nhạc đường tại phố Mã Mây, các nghệ sĩ đã tặng cho khán giả thủ đô, đặc biệt người dân khu phố cổ một chương trình biểu diễn ấn tượng mang tên Bản hùng ca Thăng Long.
“Người sưu tầm ngoài việc đầu tư tiền của, vật chất còn phải có cái tâm yêu nghề cùng với vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng thì mới theo đuổi được. Nhưng bên trong cái tâm yêu nghề đó lại là tâm huyết, sứ mệnh và khát khao lan tỏa bản sắc dân tộc tới năm châu và bạn bè quốc tế”, ông Bá Phổ tâm sự.
Nghệ sĩ Đào Xuân Phương tham gia dự án "Âm nhạc Thế giới" tại Đức Những bản nhạc được trình diễn trong dự án "Âm nhạc Thế giới" có nhiều nhịp điệu mới, lạ và khá hấp dẫn. |
Cộng đồng người Việt tại Đức bảo tồn các làn điệu dân ca Trong cuộc sống hiện đại, việc giữ gìn các di sản âm nhạc dân tộc không hề đơn giản, ở Việt Nam đã khó, tại ... |
"Nón", sự kết hợp giữa múa đương đại và âm nhạc dân tộc Tối 13/6, tại Viện Trao đổi Văn hóa Pháp (TP Hồ Chí Minh) sẽ diễn ra đêm diễn đầu tiên của vở diễn “Nón”. Đây ... |