TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 1% năm 2020 | |
Trung Quốc vẫn còn 'đạn dược' và không gian để ứng phó với biến động kinh tế? |
Sáng kiến cơ sở hạ tầng mới được thúc đẩy mạnh mẽ vào thời điểm mà nền kinh tế Trung Quốc vốn đã chịu nhiều thiệt hại do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19. (Nguồn: AP) |
Trong báo cáo công tác Chính phủ mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trình bày tại Kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 13, một “sáng kiến cơ sở hạ tầng mới” đã được đề cao trong chương trình nghị sự của nước này.
Cụm từ này lại xuất hiện khi các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei Technologies và Baidu nói về triển vọng kinh doanh hồi đầu năm nay. Vậy sáng kiến cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ thu hút hơn 2.000 tỷ USD đầu tư trong 5 năm tới này thực tế là gì?
Tập trung vào công nghệ cao
Trên thực tế, sáng kiến cơ sở hạ tầng mới của Trung Quốc không hoàn toàn mới. Khái niệm này đã được tiết lộ vào tháng 12/2018 khi Bắc Kinh đặt ra ưu tiên cho "sự phát triển cơ sở hạ tầng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet công nghiệp và Internet vạn vật (IoT)" cho năm tiếp theo.
Vào ngày 4/3/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, hội đồng hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc, rằng Bắc Kinh sẽ tăng tốc đầu tư vào các chương trình cơ sở hạ tầng mới. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang dành ưu tiên cho sáng kiến này trong kỷ nguyên hậu đại dịch Covid-19.
Tin liên quan |
Trung Quốc: “Thiên nga đen” thời hậu Covid-19? |
Không giống như các dự án cơ sở hạ tầng thông thường như xây dựng đường sá và cảng, sáng kiến cơ sở hạ tầng mới tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao. Ba lĩnh vực chính được nhấn mạnh là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thế hệ tiếp theo như mạng viễn thông 5G; nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có theo hướng “thông minh hơn”; và thiết lập các “vườn ươm doanh nghiệp” và khuôn khổ để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản phẩm công nghệ cao.
Sáng kiến cơ sở hạ tầng mới này khác với dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025) như thế nào?
Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh bày tỏ mong muốn thúc đẩy phát triển các công nghệ tiên tiến. "Made in China 2025" là chính sách quốc gia trong 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến Trung Quốc thành siêu cường chế tạo có thể cạnh tranh với Mỹ. Đây cũng là một trong những điểm gây ra căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
"Made in China 2025" cũng ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao từ mạng 5G đến robot và hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, mục tiêu chính của kế hoạch này là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các linh kiện nhập khẩu và tăng cường khả năng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Thông qua việc yêu cầu các nhà máy ở Trung Quốc mua ít nhất 70% linh kiện cốt lõi từ các nhà cung cấp địa phương vào năm 2025, Bắc Kinh muốn thúc đẩy nhu cầu về chip, cảm biến “made in China” và nhiều sản phẩm công nghệ khác.
Trong khi đó, sáng kiến cơ sở hạ tầng mới tập trung vào việc triển khai các sản phẩm công nghệ cao mà không có bất cứ yêu cầu hay giới hạn nào. Để thu hút nhiều bên tham gia sáng kiến, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết sẽ xem xét mở cửa một số lĩnh vực do nhà nước kiểm soát cho các công ty tư nhân.
Sáng kiến cơ sở hạ tầng mới được thúc đẩy mạnh mẽ vào thời điểm mà nền kinh tế Trung Quốc vốn đã chịu nhiều thiệt hại do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nay tiếp tục đối mặt với những hậu quả do đại dịch Covid-19.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 6,8% trong quý I/2020, kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 1992. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng Tư đưa ra dự báo GDP của Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 1,2% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng 6% mà IMF ước tính hồi tháng 1/2020 trước khi dịch bệnh bùng phát.
Nhà phân tích Kelly Hsieh tại Trung tâm nghiên cứu TrendForce nhận định rằng ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là “ổn định nền kinh tế và ổn định tăng trưởng” để phục hồi sau các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch Covid-19. Vào những thời điểm như vậy, các dự án cơ sở hạ tầng là cách nhanh nhất để thu hút đầu tư trong nước cũng như tạo việc làm.
Các trụ cột chính
Báo cáo do tổ chức nghiên cứu CCID Group công bố hồi tháng Ba ước tính rằng việc triển khai mạng 5G, trung tâm dữ liệu và các cơ sở hạ tầng công nghệ cao khác sẽ cần số vốn đầu tư ít nhất 17.000 tỷ NDT (2.401 tỷ USD) đến năm 2025.
Sáng kiến mới dự kiến cũng góp phần tạo thêm nhiều lao động lành nghề hơn ở Trung Quốc, nơi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở mức 6% trong tháng Tư. Con số này được đánh giá là kết quả tồi tệ thứ hai kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu thống kê số liệu việc làm hàng tháng vào năm 2018.
Nhà kinh tế Bruce Pang của China Renaissance Securities nhận định, sáng kiến này phù hợp với sự chuyển đổi của Trung Quốc sang một nền kinh tế công nghệ cao, đổi mới và dựa vào tiêu dùng, thay vì sử dụng các biện pháp truyền thống như kích thích kinh tế dựa vào khoản đầu tư lớn của chính phủ.
Một số lượng lớn các công ty cả ở Trung Quốc và nước ngoài dự kiến sẽ được hưởng lợi từ sáng kiến này. Chỉ số CSI New Infrastructure Theme Index, bao gồm 100 mã cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc liên quan đến việc triển khai chương trình cơ sở hạ tầng mới, đã tăng khoảng 32% kể từ khi ra mắt vào tháng Ba.
Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng như hãng công nghệ trí tuệ nhân tạo SenseTime và tập đoàn tư nhân như Huawei đều tham gia chương trình trị giá hàng tỷ USD này.
Là nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, Huawei có vị thế tốt để tham gia sáng kiến cơ sở hạ tầng công nghệ cao này. Hãng cung cấp số lượng thiết bị cho mạng 5G của Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác và năm nay, Huawei đã tiến tới mở rộng mảng điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (big data), dịch vụ máy chủ và lưu trữ dữ liệu.
Theo ông Deng Tao, Chủ tịch của Huawei Cloud Global Market - công ty dịch vụ điện toán đám mây của Huawei Global, công ty này đã đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước nắm bắt các cơ hội được tạo ra bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng mới.
Các tên tuổi lớn tham gia vào chương trình này còn có các nhà mạng viễn thông lớn của Trung Quốc trong đó có China Mobile, cùng với công ty viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển Ericsson và nhà sản xuất linh kiện điện tử Lite-On Technology của Đài Loan (Trung Quốc).
Một “ông lớn” khác cũng có tên trong danh sách là Tencent Holdings, nhà điều hành ứng dụng nhắn tin cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc là WeChat. Tencent mới đây cho biết, hãng sẽ đầu tư 400 tỷ NDT (56,5 tỷ USD) trong 5 năm tới để xây dựng các trung tâm dữ liệu, phát triển điện toán biên (edge computing - phương pháp tối ưu hóa hệ thống điện toán đám mây bằng cách xử lý tính toán dữ liệu tại vùng biên) và tham gia vào các hình thức phát triển cơ sở hạ tầng mới khác. Đối thủ lớn của Tencent là tập đoàn Alibaba Group Holding cũng đưa ra một thông báo tương tự hồi tháng Tư.
| Điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc? TGVN. Hãng tin BBC dẫn một số bình luận của các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ... |
Nhiều thách thức tiềm tàng
Hiện tại vẫn chưa rõ nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầy tham vọng này lấy từ đâu và các nhà quan sát đang chờ đợi các chi tiết về cách thức triển khai hỏa lực tài chính cho sáng kiến này.
Các số liệu chính thức cho thấy Trung Quốc không có nỗi lo quá lớn về nợ công, xét ở cấp độ chính quyền trung ương. Do đó ngay cả khi thâm hụt ngân sách hàng năm tăng lên 3,6% GDP thì đây có lẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, rủi ro có thể nằm ở các cấp chính quyền địa phương. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, Chính phủ trung ương sẽ phân bổ 2.000 tỷ NDT (279 tỷ USD) cho chính quyền địa phương và vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc số tiền này sẽ được sử dụng như thế nào.
Bên cạnh đó, các chính quyền địa phương cũng tăng cường gây quỹ thông qua các “công cụ tài chính của chính quyền địa phương” (LGFV). Những khoản nợ ngoài ngân sách này đóng vai trò như một loại ví thứ hai cho phép chính quyền địa phương tài trợ cho các dự án khác nhau. Tuy nhiên, do thiếu giám sát thích hợp, sự công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình, LGFV đã làm trầm trọng thêm vấn đề nợ của Trung Quốc.
Gloria Lu, nhà phân tích tại tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P), nhận xét rằng hoạt động của các chính quyền địa phương đang tăng tốc bởi họ đóng vai trò lớn thúc đẩy động lực của nền kinh tế khi Trung Quốc bắt đầu giai đoạn bình thường hóa giai đoạn hậu Covid-19. LGFV cũng quay trở lại thị trường trái phiếu trong nước, với số vốn huy động cao kỷ lục.
Một nguy cơ tiềm năng khác xuất phát từ chính sáng kiến cơ sở hạ tầng mới. Theo Alicia Garcia Herrero - nhà kinh tế trưởng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng đầu tư Natixis, đây là cơ hội Trung Quốc mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Mặc dù rất đáng hoan nghênh, chiến lược này có thể không giúp làm tăng số lượng việc làm mới cần thiết để bảo đảm công việc và thu nhập khả dụng cho người lao động. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể “nhụt chí” và quay trở lại áp dụng các công cụ kích thích cho các lĩnh vực thâm dụng lao động hơn, như cơ sở hạ tầng và bất động sản.
Điều này có thể dẫn đến việc xây dựng các dự án hạ tầng không cần thiết và không được sử dụng đúng mức và chồng chất thêm nợ xấu.
| 'Nghỉ chơi' với Trung Quốc: Nước cờ kinh tế đắt đỏ của nước Mỹ TGVN. Cuộc “chia tay” Mỹ-Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ rất “đắt đỏ” và mệt mỏi. Tờ Wall Street Journal ngày 3/6 đã có bài ... |
| Trung Quốc hạ giá Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, để ngỏ mục tiêu tăng trưởng TGVN. Ngày 25/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã hạ tỷ giá tham chiếu chính thức của Nhân Dân tệ (NDT) xuống mức thấp ... |
| Hậu Covid-19, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp TGVN. Sau khi khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng âm vào quý I/2020, Covid-19 lại tiếp tục “gây khó” cho thị trường lao động ... |