Nhận diện chính sách của Mỹ đối với châu Á (Kỳ 2)

Việt Nam cần hiểu rõ những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ và tận dụng chúng để thúc đẩy mạnh mẽ và sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt – Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2 Sự thay đổi chính sách đối ngoại của chính quyền Trump
nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2 Nhận diện chính sách của Mỹ đối với châu Á (Kỳ 1)

Khi ông Trump "vung gậy"

Hiện nay, rất nhiều học giả và nhà bình luận quốc tế tỏ ý nghi ngờ về tính ổn định trong chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Những nhận định này dựa trên đánh giá cho rằng ông Trump xuất phát từ giới kinh doanh nên không có kinh nghiệm chính trị. Khi nhận xét về chính sách của Trump đối với Trung Đông, cựu Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault cho rằng chính sách của chính quyền Trump là “rất khó hiểu và đáng lo ngại”.

Tuy nhiên nếu nhìn vào những tuyên bố và hành động của chính quyền mới, một số nhận định lại cho rằng Trump lại là một bậc thầy về “Binh pháp Tôn Tử”. Là nhà kinh doanh, ông Trump có lẽ là người hiểu nhất trong việc áp dụng “Binh pháp Tôn Tử” trong hoạt động kinh doanh trước đây của mình. Điều này được thể hiện ít nhiều trong cuốn sách “Nghệ thuật đàm phán” mà chính ông là tác giả.

Ngoài ra, một trong những cố vấn thân cận của Trump là Stephen Bannon cũng là người khá am hiểu về nghệ thuật chiến tranh của người Trung Quốc. Nhờ vậy mà Bannon đã có những có tác động không nhỏ tới các quyết định về đối ngoại của Donald Trump. Việc ông Trump lên kế hoạch dội bom vào Syria hay thực hư việc tàu sân bay Carl Vinson đang áp sát bán đảo Triều Tiên đã cho thấy điều này.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2
Cố vấn Stephen Bannon của Tổng thống Trump. (Nguồn: CBS)

Về chiến lược, chính quyền Trump vẫn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của mình. Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Mỹ là tìm cách giảm bớt thâm hụt thương mại với Trung Quốc bằng cách đưa Bắc Kinh quay lại bàn đám phán về các thỏa thuận thương mại có lợi cho Mỹ. Về mặt an ninh - quân sự, Mỹ cũng sẽ đưa ra những chính sách mới để bảo vệ các lợi ích của Mỹ tại khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động quân sự hóa Biển Đông. 

Sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc sẽ có tác động rất lớn tới môi trường an ninh của khu vực cũng như sự lựa chọn về chính sách đối ngoại của các nước ASEAN. Nội các của Donald Trump hiện nay quy tụ rất nhiều nhà kinh doanh và những nhà quân sự lâu năm, am hiểu thời thế. Đây đều là những người có tư tưởng bảo thủ. Do đó, chính sách đối ngoại của chính quyền mới sẽ bị chi phối rất lớn bởi tính thực dụng. Tổng thống Trump cũng từng tuyên bố rằng: “Vị Tổng thống kế tiếp phải hiểu rằng công việc của Mỹ là kinh doanh. Nước Mỹ cần một vị Tổng thống biết cách hoàn thành công việc, người có thể giữ cho nước Mỹ vững mạnh, an toàn và tự do”.

Chính vì nắm bắt được tư tưởng này của ông Donald Trump, chỉ 10 ngày sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có mặt tại New York để trao đổi với ông Trump về một kế hoạch 5 điểm nhằm thực hiện “Sáng kiến về tăng trưởng và thất nghiệp Mỹ - Nhật”. Sáng kiến này có mục tiêu tạo ra hơn 700.000 việc làm mới tại Mỹ và tăng cường đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ. Sáng kiến này đương nhiên rất được Donald Trump ủng hộ.

Tương tự, trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 4/2017 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đề xuất “kế hoạch 100 ngày” với Tổng thống Donald Trump cho các cuộc đàm phán thương mại để thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. Việc Trump mới chỉ "vung gậy” nhưng lại khiến nhiều quốc gia phải chìa ngay “cà rốt” cũng là một việc rất hiếm đối với quốc gia như Mỹ.

Tăng cường quan hệ Mỹ - Việt

Trong thời gian qua, quan hệ Việt - Mỹ đã có nhiều tiến triển tốt đẹp đáp ứng lợi ích cho cả hai bên. Ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc điện đàm với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ông Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Mỹ. Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Mỹ trong thời gian tới.

Trong chuyến công du tới châu Á vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng đã khẳng định Tổng thống Mỹ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Philippines cũng như Hội Nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Trong chuyến thăm Mỹ ngày 20/4/2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng trực tiếp trao thư và chuyển lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng thống Donald Trump tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 và thăm chính thức Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tellerson cũng đã chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Donald Trump và một lần nữa khẳng định Tổng thống Mỹ sẽ thăm và tham dự Hội nghị APEC tại Hà Nội. Điều này cho thấy những thiện chí của Mỹ trong nỗ lực tăng cường quan hệ Việt Nam và Mỹ.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Mỹ, rõ ràng cần phải có những nỗ lực chính trị nhiều hơn từ hai phía, đồng thời phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm tăng cường quan hệ song phương. Hiện nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia ASEAN có thặng dư thương mại với Mỹ. Trong năm 2016, Mỹ thâm hụt khoảng 29 tỷ USD thương mại với Việt Nam, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam đạt khoảng 38,1 tỷ USD trong khi xuất khẩu sang Việt Nam đạt khoảng 8,7 tỷ USD. Việt Nam cũng bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bị Mỹ coi là có thặng dư thương mại cao và cần phải có biện pháp “đối phó”.

Việc Mỹ rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi Việt Nam cần phải có cách tiếp cận mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Tháng 7/2000, hai nước đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) và có hiệu lực vào tháng 12/2001. Tháng 6/2007, hai nước tiếp tục ký Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư (TIFA). Đây được coi là kênh hợp tác song phương có hiệu quả giữa hai nước. Tới tháng 5/2008, Việt Nam nộp đề nghị được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) lên Bộ Thương mại Mỹ nhưng cho đến nay vẫn chưa được hưởng quy chế này. Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam nên chủ động đề xuất đàm phán với Mỹ về vấn đề này.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đề xuất đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương (BIT) và Hiệp định ưu đãi thương mại (PTA). Đây là cơ sở để hai bên thảo luận về một Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) giữa hai nước. Hiện nay, Mỹ đã ký tổng cộng khoảng 20 FTA với các quốc gia trên thế giới. Trong số này có nhiều quốc gia vốn là đồng minh hoặc có quan hệ mật thiết với Mỹ như Australia, Canada, Hàn Quốc, Israel và Singapore. Trong số các nước ASEAN hiện nay, chỉ có Singapore đã ký FTA với Mỹ.

Dưới thời của Tổng thống Donald Trump, có thể thấy lợi ích kinh tế đan xen cùng các lợi ích an ninh, chính trị. Mỹ chắc chắn sẽ sử dụng những lợi thế của mình để có được những thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ. Chính vì vậy, trong quan hệ với Mỹ dưới thời Donald Trump, cần phải xác định rõ câu hỏi Mỹ cần gì từ phía các quốc gia Đông Nam Á và ngược lại. Trả lời đúng được câu hỏi này sẽ đặt lợi ích chiến lược của hai bên vào vị thế cùng có lợi, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác trong tương lai.

Cả Việt Nam và Mỹ đều có lợi ích trong việc tăng cường quan hệ về kinh tế và an ninh song phương, đóng góp vào sự ổn định của cả khu vực. Việt Nam cần phải xác định rõ đâu là lợi ích chiến lược trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ. Tình hình mới hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải có sự nhận diện đúng tình hình khu vực, kịp thời đưa ra những biện pháp đối phó, biết tranh thủ thời cơ để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong bối cảnh mới.

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2 Gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Canada

Căng thẳng thương mại giữa Canada và Mỹ tiếp tục gia tăng trong ngày 25/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục đe ...

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2 Ông Trump ưu tiên quân sự hơn ngoại giao?

Chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang được ghi dấu bởi tên lửa Tomahawk và "Bom Mẹ", thay vì những cuộc ...

nhan dien chinh sach cua my doi voi chau a ky 2 Tổng thống Mỹ bảo vệ quyết định về chính sách tiền tệ Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết quyết định không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ là một ví ...

TS. Phạm Cao Cường (Viện Nghiên cứu châu Mỹ)

Đọc thêm

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động