Nhân định được thời. Ba nguyên nhân khiến ông Modi thắng cuộc bầu cử Ấn Độ

DỊCH DUNG
TGVN. Biến cuộc bầu cử quốc hội thành cuộc "bầu cử tổng thống", dẫn dắt và thao túng tiến trình vận động tranh cử, tận dụng triệt để mạng xã hội, ông Modi và liên minh cầm quyền lại thắng lớn trong bầu cử. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan dinh duoc thoi ba nguyen nhan khien ong modi thang cuoc bau cu an do Bầu cử tại Ấn Độ: Thời đại Modi bước sang chương mới
nhan dinh duoc thoi ba nguyen nhan khien ong modi thang cuoc bau cu an do Kỳ lạ bầu cử Ấn Độ
nhan dinh duoc thoi ba nguyen nhan khien ong modi thang cuoc bau cu an do
Ông Modi và phe cầm quyền không chỉ củng cố được nền tảng quyền lực ở Ấn Độ mà còn tự tin hơn trong cầm quyền thời gian tới. (Nguồn: Reuters)

Kết quả cuộc bầu cử ở Ấn Độ không ngoài dự liệu chung của cả trong lẫn ngoài đất nước này trước đó. Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi và đảng BJP cùng liên minh cầm quyền Liên minh Dân chủ Dân tộc (NDA) lại thắng cử lớn.

Trong tổng số 542 ghế hạ viện, liên minh này giành về ít nhất 340 ghế và chỉ riêng BJP đã có được 297 ghế, tức là có thể yên ổn cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa. Đảng Quốc đại Ấn Độ lại một lần nữa không chỉ có bị thua mà còn thua to.

Lý giải về chiến thắng

Ngay từ thời còn vận động tranh cử, cuộc bầu cử quốc hội này ở Ấn Độ đã được nhìn nhận như cuộc trưng cầu dân ý về thành tựu cầm quyền của ông Modi trong 5 năm qua và về lựa chọn giữa hai con đường đi vào tương lai cho đất nước Ấn Độ là con đường dân tộc chủ nghĩa với xung khắc tôn giáo mà ông Modi chủ trương và con đường tách biệt tôn giáo với quyền lực nhà nước, thực hiện hài hoà tôn giáo cùng với khắc phục sự phân biệt giữa các đẳng cấp xã hội được phía Đảng Quốc đại Ấn Độ theo đuổi.

Ông Modi tái đắc cử chủ yếu nhờ 3 nguyên nhân chính sau.

Thứ nhất, người này đã thành công với việc biến cuộc bầu cử quốc hội thành cuộc "bầu cử tổng thống", tức là làm cho cử tri nghĩ rằng không phải bầu đảng phái chính trị nào hay liên minh đảng phái chính trị nào cầm quyền mà bầu trực tiếp một con người cụ thể cầm quyền. Khi ấy, cử tri quyết định lựa chọn giữa ông Modi và thủ lĩnh của Đảng Quốc đại Ấn Độ Rahul Ghandi. Một khi hai người này được đưa ra để cử tri so sánh và cân nhắc lựa chọn thì lợi thế dễ dàng thuộc về ông Modi. Cử tri gần như không có sự lựa chọn khác ngoài ông Modi - một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm chính trường và một người còn rất mới mẻ trên chính trường. Thân thế của ông Rahul Ghandi tuy vẫn còn là tác nhân quan trọng ở Ấn Độ nhưng xem ra không quyết định bằng uy danh cá nhân của ông Modi.

Thứ hai, ông Modi đã rất thành công với việc dẫn dắt và thao túng cuộc vận động tranh cử xoay quanh chủ yếu hai nội dung chính là an ninh và dân tộc chủ nghĩa. Những xung khắc về sắc tộc và tôn giáo cũng như chuyện giao tranh vũ trang với phía Pakistan ở vùng Kashmir đã giúp ông Modi vừa vận động được những cử tri thuộc phe cánh chính trị của mình lại vừa tranh thủ được bộ phận cử tri lớn mạnh không kém theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa nói chung ở Ấn Độ.

Trên cả hai phương diện ấy, ông Modi khai thác và tận lợi triệt để tác động và tác dụng từ hình ảnh được gây dựng lâu nay về người đại diện kiên định cho lợi ích của phe Hindu dân tộc chủ nghĩa và của người duy nhất có thể đảm bảo an ninh cho Ấn Độ trước nguy cơ bị tấn công khủng bố cũng như bị tấn công từ bên ngoài.

Trong bối cảnh tình hình như thế, cử tri không còn để ý nhiều đến những thất bại hoặc không thành công trong nhiệm kỳ cầm quyền vừa qua của ông Modi như cải cách tiền tệ, khắc phục thất nghiệp, khôi phục phát triển công nghiệp, phân hoá giàu nghèo trong xã hội, bần cùng hoá trong nông dân, phân biệt đối xử và căng thẳng giữa các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo, tội phạm...... Điều lạ lùng ở nơi khác nhưng lại gần như đã trở thành đặc thù cho mọi cuộc bầu cử ở Ấn Độ là những nỗi lo trong đời sống thường nhật dường như không có ảnh hưởng quyết định nhiều tới sự lựa chọn của cử tri khi đi bỏ phiếu.

Thứ ba là ông Modi rất thành công với việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là mạng xã hội để phục vụ cho cuộc vận động bầu cử - hơn hẳn những người tiền nhiệm và hơn hẳn những đối thủ chính trị trong cuộc bầu cử quốc hội này ở Ấn Độ. Với bộ máy vận động tranh cử hoạt động rất chuyên nghiệp, kinh nghiệm và hiệu quả, ông Modi đã dùng các phương tiện thông tin đại chúng để thuyết phục và mị hoặc cử tri Ấn Độ tin rằng chỉ có vị thủ tướng này mới có thể "giải cứu được Ấn Độ" và chỉ có sự lựa chọn đường lối "Hindu dân tộc chủ nghĩa" mới có thể dẫn dắt Ấn độ đến tương lai.

Thử thách phía trước

Tái đắc cử mà lại còn tái đắc cử với kết quả bầu cử như thế, ông Modi và phe cầm quyền không chỉ củng cố được vị thế và nền tảng quyền lực ở Ấn Độ mà còn tự tin hơn trong cầm quyền thời gian tới.

Trung Quốc và Pakistan rồi sẽ sớm cảm nhận trực tiếp thấy điều đó. Đối với Mỹ và các nước Phương Tây xem ra không có lý do bức bách gì để ông Modi phải thay đổi quan điểm chính sách, nhưng ở khu vực Nam Á, đối với Đông Nam Á và trong khu vực lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, chắc chắn ông Modi sẽ xuất hiện và thể hiện quyết liệt và mạnh mẽ hơn trước.

Tuy nhiên, những thách thức về phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội nội bộ sẽ trở nên gay gắt hơn đối với ông Modi. Nếu không nhanh chóng có chiến lược hay chính sách thích hợp để tạo công ăn việc làm cho thanh niên, khắc phục những căng thẳng và xung khắc trong đất nước về tôn giáo và phân hoá giàu nghèo, về bất công xã hội và bất an pháp lý thì uy tín cá nhân của ông Modi rồi sẽ không tránh khỏi bị sa sút nhanh chóng.

Cả nhiệm kỳ vừa qua và cương lĩnh tranh cử của ông Modi đều cho thấy ông Modi chưa có giải pháp cho vấn đề lớn nhất và bao trùm nhất về phát triển đối với Ấn Độ lâu nay là đưa một đất nước còn nặng về nông nghiệp đến xã hội công nghiệp hiện đại như thế nào trong khi đồng thời khắc phục được sự phân hoá trong nội bộ xã hội.

Lần bầu cử quốc hội này, ông Modi còn được thời. Nhưng xưa nay thánh nhân đâu có đãi cả kẻ tài giỏi lẫn người khù khờ nhiều lần.

nhan dinh duoc thoi ba nguyen nhan khien ong modi thang cuoc bau cu an do Thủ tướng Modi tuyên bố, thế giới sẽ phải chú ý đến Ấn Độ như một siêu cường

Phát biểu của ông Modi trước các thành viên của BJP tại trụ sở đảng này tuyên bố, thế giới này sẽ phải chú ý ...

nhan dinh duoc thoi ba nguyen nhan khien ong modi thang cuoc bau cu an do Thủ tướng Modi: Ấn Độ không còn bị thế giới phớt lờ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố, quyết định của Liên hợp quốc (LHQ) liệt thủ lĩnh nhóm Hồi giáo cực đoan Jaish-e-Mohammed (JeM) ...

nhan dinh duoc thoi ba nguyen nhan khien ong modi thang cuoc bau cu an do Trong bầu cử Ấn Độ, khó tái hiện kịch bản Ukraine

Ngày 23/4, 188 triệu cử tri Ấn Độ đã tham gia bỏ phiếu đợt thứ Ba và cũng là lớn nhất tại 15 bang và ...

DỊCH DUNG

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 16/4 - SXMN 16/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 16/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 16/4 - SXMN 16/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 16/4

XSMN 16/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2023. kết quả xổ số ngày 16 tháng 4. xổ số hôm nay 16/4. SXMN 16/4. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Swift 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Ertiga 2022 và XL7 2022 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài ...
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Nhiều thanh niên Mỹ không còn mặn mà với việc theo học tại Trung Quốc do mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên, kéo theo những cơ hội kinh ...
Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá với bạn chuyện tình cảm hay vấn đề tiền bạc mới là điều quan trọng nhé!
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Nga dọa chuyển địa điểm đàm phán xung đột Nagorno-Karabakh từ Thụy Sỹ sang một quốc gia khác nhằm đáp trả lập trường của Bern về Ukraine.
Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Nội các chiến tranh Israel quyết định trả đũa Iran một cách mạnh mẽ và rõ ràng, bất chấp mọi nỗ lực quốc tế kêu gọi kiềm chế.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động