Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần này diễn ra trong bối cảnh vẫn chưa rõ liệu 15 nước còn lại có ký kết thỏa thuận RCEP mà không có sự tham gia của Ấn Độ hay không. (Nguồn: China Daily) |
Phát biểu với các phóng viên trước thềm Hội nghị Bộ trưởng RCEP, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama nói: “Nhật Bản đang tìm cách đóng vai trò trong việc thúc đẩy việc ký kết hiệp định này trong năm nay và đưa Ấn Độ quay trở lại bàn đàm phán”.
Tháng 11/2012, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 ở Campuchia, các nhà lãnh đạo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua khuôn khổ của RCEP và thông báo khởi động tiến trình đàm phán hiệp định này.
Vòng đàm phán đầu tiên về RCEP đã được tổ chức tại Brunei vào tháng 5/2013, với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác, đối thoại gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Theo hãng tin Kyodo, Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần này diễn ra trong bối cảnh vẫn chưa rõ liệu 15 nước còn lại có ký kết thỏa thuận RCEP mà không có sự tham gia của Ấn Độ hay không.
Tháng 11/2020, Ấn Độ đã thông báo rằng nước này sẽ không tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán về RCEP do lo ngại về nguy cơ thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ tăng lên khi mở cửa thị trường theo thỏa thuận trong RCEP.
| Hiệp định ‘siêu khu vực’ vẽ lại bản đồ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương TGVN. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP sẽ trở thành hiệp định thương mại quan trọng thứ hai trên ... |
| Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Những nhân tố định hình và sự 'đánh cuộc' về tương lai TGVN. Ông Shivshankar Menon - Giáo sư thỉnh giảng về quan hệ quốc tế tại Đại học Ashoka ngày 15/9 đã có bài bình luận ... |
| ASEAN sẽ thúc đẩy 'Đối tác trong liên kết' với EU, mở rộng cửa để Ấn Độ tham gia RCEP TGVN. Tại các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - EU và ASEAN - Ấn Độ, các bên tiếp tục bàn về vấn đề ... |