Các thực tập sinh Việt Nam được đào tạo trước khi sang Nhật Bản làm việc. (Nguồn: vneconomy) |
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nhật Bản cũng gặp không ít thách thức khi cạnh tranh với nhiều các quốc gia khác trong việc tăng sức hấp dẫn để thu hút nhiều nhân tài.
Ngày 6/3, chính phủ Nhật Bản đã trình Đảng Dân chủ Tự do đề xuất mở rộng Chương trình lao động kỹ thuật có tay nghề. Mục tiêu của đề xuất hướng tới những lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn và khả năng tiếng Nhật. Tuy nhiên, đề xuất trên được đưa ra gặp nhiều ý kiến trái chiều.
Con số 820.000 người phản ánh sự thiếu hụt lao động của Nhật Bản ở nhiều ngành công nghiệp trong những năm tới, từ xây dựng, sản xuất đến nông nghiệp và chăm sóc y tế. Đặc biệt, tại các khu vực ngoài đô thị, dân số đang giảm đáng kể cũng khiến tình trạng thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng.
Trong thư của đại điện ngành thép tỉnh Fukushima gửi tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ryuji Koizumi ngày 4/3 đề cập, kể cả khi áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì việc thiếu hụt nhân lực vẫn không thể tránh khỏi.
Việc mở rộng chương trình diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nhân lực trình độ cao trên toàn thế giới ngày càng khốc liệt. Với việc các quốc gia như Australia và Hàn Quốc tích cực thu hút lao động nước ngoài, Nhật Bản cũng cần có các chính sách hấp dẫn hơn để thu hút nhân tài.
Lao động nước ngoài làm việc trên công trường xây dựng ở Nhật Bản. (Nguồn: AFP) |
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, tính đến tháng 10/2023, có khoảng 2 triệu người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Theo thống kê của các viện nghiên cứu, Nhật Bản cần tăng con số này lên 6,74 triệu để đạt được mức tăng trưởng bình quân hàng năm 1,24% vào năm 2040.
Kể từ khi khởi động Chương trình lao động kỹ thuật có tay nghề năm 2019, Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 345.000 người tham gia. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến chương trình thu hút nhân tài gặp nhiều trở ngại, và mới chỉ có khoảng 200.000 người đăng ký.
Tin liên quan |
Tốc độ tăng lương ở Nhật Bản đang chậm lại, lo ngại hiện hữu |
Người lao động cũng gặp những thách thức về thủ tục hành chính và các vấn đề khác liên quan đến chương trình. Ông Motoi Suganuma thuộc công ty cung ứng nhân lực Dive, chuyên kết nối lao động nước ngoài với các nhà tuyển dụng trong ngành khách sạn, chỉ ra sự gia tăng đột biến các hồ sơ xin cấp visa nộp lên cơ quan di trú của Nhật Bản: “Người lao động nhận được phản hồi chậm, vì vậy vẫn còn nhiều người đang chờ đợi nhập cảnh Nhật Bản hoặc chuyển đổi tình trạng visa".
Đa số các nhà tuyển dụng thường phải tự trang trải chi phí đào tạo và học tiếng Nhật cho người lao động của mình.
Không chỉ vậy, giá trị đồng Yên suy yếu khiến tiền lương ở Nhật Bản giảm so với các quốc gia khác, càng gây trở ngại cho nỗ lực thu hút lao động nước ngoài trình độ cao của xứ sở hoa anh đào. Tăng lương và hỗ trợ người lao động nước ngoài để giúp họ thích nghi với cuộc sống ở đây là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản.
Số lượng lao động có trình độ tay nghề cao phần lớn đến từ Việt Nam. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á khác như Indonesia và Philippines cũng nằm trong top đầu.
Cộng đồng địa phương và người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động nước ngoài giải quyết các xung đột tại nơi làm việc do những khác biệt về văn hóa và học tiếng Nhật.
Trong Chỉ số Chính sách Hội nhập người di cư năm 2020, Nhật Bản xếp thứ 35 trong số 56 quốc gia. Trong khi đó, nước láng giềng Hàn Quốc đứng thứ 18.
| Tốc độ tăng lương ở Nhật Bản đang chậm lại, lo ngại hiện hữu Một nghiên cứu gần đây cho thấy các kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) làm việc tại Nhật Bản được trả lương trung bình ... |
| Sôi động lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Dao ở Sa Pa, Lào Cai Tại lễ hội, người dân và du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Dao ... |
| Chuyện về gia tộc làm nghề thuốc Đông y nhiều đời nhất Việt Nam Gần bốn thế kỉ qua, Thọ Xuân Đường - một trong những nhà thuốc gia truyền ở Việt Nam, giữ được truyền thống 17 đời ... |
| Ukraine 'đếm' khoản tiền sẽ nhận từ Mỹ, phàn nàn tốc độ viện trợ của phương Tây, muốn Australia 'tặng' thứ này Ngày 25/2, Reuters dẫn lời Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, Kiev dự kiến sẽ nhận được khoản viện trợ kinh tế trị giá ... |
| Từng 'hụt hơi', xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính ... |