Nhật Bản “toát mồ hôi” chạy đua vũ khí với Triều Tiên

Công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang tiến bộ từng bước và mỗi lần Tokyo nâng cao năng lực của mình thì Bình Nhưỡng lại cải thiện được công nghệ của họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Hàn Quốc kêu gọi kỷ nguyên hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Nhật Bản kêu gọi "phản ứng khác" về vấn đề Triều Tiên

Mất cân bằng

Theo các nguồn tin quân sự, các vụ thử tên lửa thành công đã giúp Triều Tiên vượt lên trước trong cuộc chạy đua vũ khí với Nhật Bản kéo dài 2 thập kỷ qua, khiến Tokyo không chắc mình có thể ngăn chặn được một vụ tấn công tên lửa từ Bình Nhưỡng mà không có sự trợ giúp của Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, Triều Tiên đã tiến hành bắn thử 21 tên lửa đạn đạo kể từ đầu năm nay, một mức độ chưa có tiền lệ, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lo ngại. Một tư lệnh cấp cao quân đội Nhật Bản giấu tên nói: “Tiến triển của họ nhanh hơn dự đoán. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có của chúng tôi vẫn còn bị hạn chế”.

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien
Hệ thống tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Việc nâng cấp theo dự kiến Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Nhật Bản sớm nhất phải tới tháng 4 sang năm mới bắt đầu, trong khi việc triển khai các hệ thống mới được thiết kế nhằm phá hủy đầu đạn đang bay phải mất nhiều năm mới thực hiện được.

Các nguồn tin cho biết, áp lực về kế hoạch sản xuất và ngân sách eo hẹp đã hạn chế khả năng xúc tiến các kế hoạch nói trên, vì vậy Nhật Bản có thể sẽ phải dựa nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để bảo vệ mình trước các vụ tấn công. Một nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói: “Lựa chọn duy nhất của chúng tôi hiện nay có lẽ là phải dựa vào Mỹ để ngăn chặn họ”.

Vật lộn để tăng cường sức mạnh

Tokyo và Bình Nhưỡng đã chạy đua vũ trang từ năm 1998 khi Triều Tiên bắn một quả tên lửa sang phía Nhật Bản. Tháng 6/2016, tên lửa Musudan tầm trung đã đạt độ cao 1.000 km trên đường bay, đánh dấu một bước đột phá cho phép các đầu đạn của Bình Nhưỡng vượt ngoài tầm bắn của các tàu khu trục Aegis BMD đang tuần tra trên biển Nhật Bản.

Do đó, các khẩu đội pháo tên lửa Patriot PAC-3 cũ hơn sẽ trở thành hàng phòng vệ cuối cùng của Nhật Bản bảo vệ các thành phố lớn, trong đó có Tokyo. Theo các nguồn tin, một chương trình cải thiện tầm bắn và độ chính xác cho các khẩu đội pháo này trị giá 1 tỷ USD sẽ được bắt đầu sau tháng 3/2017, song phải tới tận Thế vận hội Tokyo 2020 mới có thể hoàn thành.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch cải thiện hoạt động cho các tên lửa SM-3 của hạm đội Aegis. Các tên lửa SM-3 được thiết kế để chặn các đầu đạn ngay trên không trung song các nguồn tin chưa chắc rằng chúng có thể đối phó được với tên lửa Musudan hay không. Một phiên bản SM-3 mạnh hơn được Nhật Bản và Mỹ phối hợp phát triển, được gọi là Block IIA, đang sắp hoàn thành, và Nhật Bản đang dự định sắm chiếc đầu tiên vào năm tới. Tuy nhiên, chưa rõ Tokyo sẽ mua bao nhiêu chiếc hay khi nào sẽ triển khai chúng.

Dài hạn hơn, Nhật Bản đang cân nhắc việc mua Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của hãng Lockheed Martin, để bổ sung lớp giữa cho BMD, hoặc xây dựng các khẩu đội pháo Aegis ngoài bờ biển để tăng cường phòng thủ. Tất nhiên, theo các nguồn tin, bất cứ sự triển khai nào cũng sẽ phải mất vài năm bởi cần thời gian để nghiên cứu công nghệ, đảm bảo ngân sách, xây dựng và kết hợp các hệ thống.

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien
Hình ảnh một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA công bố vào tháng 4/2016. (Nguồn: Reuters)

Lời hứa từ Washington

Trong khi Nhật Bản vật lộn để tăng cường sức mạnh phòng vệ của mình, Mỹ đang xúc tiến hỗ trợ nước láng giềng Hàn Quốc, với lời hứa hồi tuần trước rằng sẽ tăng tốc việc triển khai THAAD ở đây.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Tư lệnh Gary Ross cho biết Mỹ đã vừa tái khẳng định cam kết “kiên định và vững chắc” của mình trong việc bảo vệ cả Hàn Quốc và Nhật Bản, được bảo đảm bằng sự triển khai toàn diện các khả năng quân sự của Mỹ, bao gồm cả về vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân và phòng vệ tên lửa.

Hiện Nhật Bản đang tạm có một lực lượng thu nhỏ. Nước này có 4 tàu khu trục Aegis được trang bị 8 tên lửa SM-3 mỗi chiếc. Tuy nhiên, một nguồn tin từ SDF cho biết, hai trong số đó đang phải bảo dưỡng, chỉ còn lại hai chiếc trông chừng các tên lửa của Triều Tiên. Nguồn tin này cho biết mối đe dọa tăng cao “xảy ra đúng vào lúc chúng tôi đang gặp gay go với hạm đội Aegis của mình. Sự hợp tác với các tàu Aegis của Mỹ triển khai ở Nhật Bản đang trở nên bức thiết”.

Đến tháng 3/2019, Nhật Bản dự kiến có 8 tàu Aegis BMD, song việc huấn luyện và bảo dưỡng đồng nghĩa với việc có hai tàu cùng lúc sẽ không thể tham gia tuần tra thường xuyên.

Tuy nhiên, các tàu tăng cường của Mỹ đang được đưa tới khu vực có thể giúp bao quát rộng hơn. Hải quân Mỹ đã tăng số tàu khu trục Aegis BMD tuần tra ở khu vực này từ 7 lên 10 chiếc trong vòng 2 năm qua. Song vẫn chưa thể rõ liệu điều đó có đủ cho nhiệm vụ phòng vệ hay không. Một nguồn tin khác từ SDF nói: “Công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang tiến bộ từng bước và mỗi lần chúng tôi nâng cao năng lực của mình thì họ lại cải thiện được công nghệ của họ”.

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Mỹ để ngỏ đối thoại thực chất với Triều Tiên

Đó là tuyên bố của Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Sung Kim đưa ra ngày 13/9 trong chuyến thăm Hàn ...

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Báo Mỹ: Triều Tiên đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa tới Mỹ vào năm 2020

Tờ The New York Times cho rằng, vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên rất đáng ngại không chỉ vì nước này ...

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Nhật Bản, Mỹ tìm kiếm biện pháp mạnh để đối phó với Triều Tiên

Ngày 11/9, các đặc phái viên hàng đầu của Nhật Bản và Mỹ về Triều Tiên đã nhất trí tìm kiếm "những biện pháp mạnh ...

Thu Hiền (theo Reuters)

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động