Bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng. |
Nhiễm ký sinh trùng là một bệnh thường gặp và rất phổ biến hiện nay. Một số bệnh ký sinh trùng mà con người thường mắc phải như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun chỉ, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi hoặc ấu trùng sán lợn...
Theo nghiên cứu có khoảng 70 - 80% người dân nhiễm ít nhất một loại giun nào đó. Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí của nó ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau. Nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng thường có ở trái cây, rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái chưa chín hoặc các món ăn sống như gỏi, tiết canh, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ.
Ăn uống là con đường nhiễm ký sinh trùng phổ biến, ký sinh trùng có thể xâm nhập trực tiếp qua da, tiếp xúc trực tiếp hoặc ở một số vật nuôi cũng là yếu tố gây ra một số bệnh ký sinh trùng nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp
Hiện có nhiều loại ký sinh trùng, trong đó ở nước ta thường có 4 nhóm sau:
- Nhóm bệnh giun truyền qua đất: Bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc.
- Nhóm bệnh giun đường ruột: Bệnh giun lươn, bệnh giun kim.
- Nhóm bệnh sán lá truyền qua thức ăn: Bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột.
- Nhóm các bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người: Bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun xoắn.
Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng?
Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế cho thấy xét nghiệm ký sinh trùng là cách để chẩn đoán bệnh vi sinh - ký sinh trùng, nhằm giúp người bệnh có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh đang mắc phải.
Nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa. (Nguồn: Internet) |
Với những người mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi thấy có nguy cơ mắc bệnh, dù là dấu hiệu nhỏ nhất, cũng nên đi xét nghiệm ký sinh trùng để chắc chắn mình có bị bệnh hay không. Đồng thời qua đó có biện pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.
Một số biểu hiện của bệnh do ký sinh trùng gây ra, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám đó là:
- Thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da.
- Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày.
- Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn.
- Chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun.
- Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
- Dị ứng (phát ban, nổi mề đay).
- Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi).
- Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu).
- Trẻ em có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém…
Một số phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng
Nhiều người cho rằng chẩn đoán bệnh ký sinh thường bằng cách xét nghiệm máu. Tuy nhiên không đơn giản như vậy. Để có thể biết được bệnh nhân có thực sự bị bệnh do ký sinh hay không và tình trạng như thế nào thì bác sĩ sẽ chỉ định làm một số loại xét nghiệm khác nhau.
Để xác định bệnh, thông thường sẽ chia làm hai phương pháp là: Chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm.
- Thông qua các biểu hiện của cơ thể mà bác sĩ chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, người bị nhiễm ký sinh trùng khi chưa có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể ra sao. Thậm chí có những tình trạng còn giống với các bệnh khác, cho nên việc chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn và chưa khẳng định được chắc chắn. Để biết có mắc bệnh hay không thì cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng.
Thông qua các xét nghiệm trong một số loại bệnh phẩm có thể phát hiện được ký sinh trùng như:
– Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR có thể phát hiện được một số loại ký sinh trùng trong một số loại bệnh phẩm như: Dịch sinh học, chất thải, dịch mủ, chất nôn…
– Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng (móng, vảy da…).
– Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh. Qua thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ là nguồn trung gian gây bệnh cho bạn như tôm, cá, cua, ruồi, rau, đất, nước…
– Soi trên lam máu tế bào ngoại vi có thể phát hiện được các loại ký sinh trùng trong máu (nếu có) như: Ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết…
– Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu.
– Soi phân của người bệnh để tìm ra các sinh vật đơn bào, ấu trùng giun lươn, giun sán.
– Xét nghiệm mô bệnh học: Sinh thiết có thể phát hiện được một số ký sinh trùng như nhóm sán dây lợn, sán dây bò…
Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao hay không, men gan, tổng phân tích nước tiểu… Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn chẩn đoán phù hợp.
| Bốn cách chăm sóc cơ thể giúp giảm tình trạng tóc bạc sớm, cải thiện sức khỏe da đầu Học cách cân bằng sức khỏe tinh thần, giảm stress trong cuộc sống kết hợp thói quen massage, ăn đủ protein và tăng cường vitamin ... |
| Uống nước gừng buổi sáng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch Uống nước gừng vào buổi sáng lúc bụng đói giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống viêm, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân... |
| 7 nguyên tắc cơ bản khi ăn hoa quả để nhận lợi ích sức khỏe tốt nhất Không ăn hoa quả ngay sau bữa trưa hoặc tối, ăn trực tiếp thay vì ép nước... là một số nguyên tắc để thu được ... |
| Bảy loại thức ăn cho bữa sáng no lâu, vóc dáng thon gọn, làn da đẹp Chọn tinh bột tốt, có chỉ số đường huyết thấp cho bữa sáng như yến mạch, bánh mì nguyên cám giúp no lâu, giảm cảm ... |
| Nền kinh tế 'suy nhược sức khỏe' đáng báo động, một quốc gia Bắc Mỹ đang trên bờ vực suy thoái Tờ Financial Post ngày 18/1 đăng bài phân tích cho rằng tăng trưởng dân số đang làm "méo mó" bức tranh kinh tế của Canada, ... |