Nhiệm vụ ‘khó nhằn’ của Thụy Điển

Phan Quân
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang trải qua quãng thời gian khó khăn chưa từng có, cương vị Chủ tịch Hội đồng EU hẳn sẽ là ‘chiếc ghế nóng’ với Thụy Điển. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nêu một số ưu tiên của Stockholm trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU tới. (Nguồn: dpa)
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nêu một số ưu tiên của Stockholm trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, ngày 14/12. (Nguồn: DPA)

Từ ngày hôm nay, 1/1, Thụy Điển chính thức thay thế Cộng hòa Czech đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU trong nửa đầu năm 2023. Dự kiến, nước này chủ trì ít nhất 2.000 cuộc họp tại Brussels và Luxembourg, cũng như 150 sự kiện khác tại quê nhà.

Trong bối cảnh châu Âu đang trải qua quãng thời gian khó khăn do tác động từ xung đột Nga-Ukraine, đây sẽ là nhiệm vụ không hề dễ dàng với Stockholm.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Thụy Điển, Thủ tướng Ulf Kristersson từng điểm qua các ưu tiên hàng đầu của nước này trong lần thứ ba tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.

Ông khẳng định: “Thụy Điển đảm nhận cương vị Chủ tịch trong bối cảnh EU đối mặt với những thách thức lịch sử. Một châu Âu xanh hơn, an toàn hơn và tự do hơn sẽ là nền tảng cho các ưu tiên của chúng tôi”. Thụy Điển lựa chọn Kiruna, thành phố từng là trung tâm quặng sắt nhưng nay đã hướng tới quá trình phát triển xanh, để tổ chức sự kiện nhằm thể hiện tầm nhìn, cam kết về EU của mình.

Bộ trưởng về vấn đề EU Jessika Roswall nhấn mạnh, Stockholm sẽ dành ưu tiên cao cho công việc của khối, bởi “giữ gìn EU và thúc đẩy các vấn đề đòi hỏi giải pháp chung sẽ phục vụ lợi ích của Thụy Điển”. Khi đó, nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Thụy Điển có thể tập trung vào các vấn đề sau.

Bài toán đối ngoại

Trước hết, đó là sự ủng hộ của EU với Kiev trong xung đột Nga-Ukraine. Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom khẳng định: “Chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine về chính trị, tài chính, quân sự và nhân đạo chừng nào còn có thể và còn cần thiết”.

Thực tế cho thấy về mặt kỹ thuật, Cơ quan đối ngoại châu Âu và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại đóng vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên, Thụy Điển sẽ có vị trí then chốt trong tìm kiếm đồng thuận về các gói trừng phạt mới với Nga, đặc biệt về vấn đề áp giá trần dầu và khí đốt xứ bạch dương.

Trong bối cảnh nền kinh tế của châu Âu đang chịu ảnh hưởng sâu sắc, tìm kiếm thỏa thuận nêu trên là không dễ dàng. Ba Lan và khối Baltic muốn trừng phạt, trong khi Tây Âu và Nam Âu cho rằng các biện pháp mới cần bảo đảm lợi ích quốc gia. Cuộc gặp thứ hai của Cộng đồng chính trị châu Âu tại Moldova tháng 4/2023 cũng là thử thách không nhỏ khi với nội dung về mở rộng khối và xem xét tư cách thành viên của một số nước, trong đó có Ukraine.

Xứ lý mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ không dễ dàng. Ngoại trưởng Tobias Billstrom khẳng định EU sẽ phải “tìm cách mới để xử lý quan hệ với Trung Quốc”. Trên cương vị Chủ tịch EU, Stockholm sẽ “củng cố sự đoàn kết của EU trước Trung Quốc”, cải thiện sự sẵn sàng trước các hành động của Bắc Kinh và “mối quan hệ nguy hiểm” giữa nước này với Nga.

Quan hệ giữa EU với Mỹ cũng là điểm đáng chú ý. Một mặt, liên kết hai bờ Đại Tây Dương vẫn được duy trì, đặc biệt là trong hỗ trợ Ukraine và trừng phạt Nga, cũng như tháo gỡ vấn đề năng lượng. Mặt khác, không ít nước đã phản đối giá nhiên liệu cao của Mỹ. Khái niệm “tự chủ chiến lược” vẫn là điều xứ cờ hoa, Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số nước EU chưa thực sự chấp nhận, ngay cả khi nó đang chứng minh sự cần thiết sau những gì diễn ra ở Ukraine.

Thúc đẩy đàm phán Nghị định thư Bắc Ireland, giải quyết triệt để các thỏa thuận hậu Brexit với Anh cũng có thể được Thụy Điển ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình.

Thụy Điển gia nhập EU vào ngày 1/1/1995. Nước này từng 2 lần giữ chức Chủ tịch Hội đồng EU vào các năm 2001 và 2009.

Thách thức bên trong

Về nội khối, vấn đề đặc biệt nan giải là bài toán về năng lượng. Trong bối cảnh giá năng lượng tiếp tục tăng cao, EU đang đẩy mạnh quá trình tích trữ năng lượng để vượt qua mùa Đông năm nay. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Thụy Điển là thúc đẩy các nước tìm kiếm các nguồn cung mới, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, thậm chí cải tổ thị trường năng lượng để chuẩn bị cho mùa Đông năm sau.

Một câu chuyện khác là duy trì chuỗi cung ứng và bảo đảm sự phát triển của các công nghệ lõi, đặc biệt là trong sản xuất chip. Việc thiếu hụt chip sau đại dịch cho thấy châu Âu đang quá phụ thuộc vào các nước khác trong quá trình chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, Thụy Điển có thể sẽ thúc đẩy thông qua Luật Chips châu Âu, cũng như Đạo luật nguyên liệu thô chủ chốt để tăng cường nghiên cứu, thúc đẩy tự chủ về nguồn chip cho sản phẩm công nghệ cao, bền vững từ lục địa này.

Di cư và tị nạn cũng là vấn đề “nhức nhối” của EU. Khối này vẫn chưa đạt tiến triển trong xây dựng một bộ luật về lĩnh vực này sau khủng hoảng di cư năm 2015-2016. Đây đã trở thành “gót chân Achilles” của khối, nhất là trước dòng người di cư từ Ukraine sang phần còn lại của châu Âu. Trong bối cảnh đó, Thụy Điển được kỳ vọng sẽ tạo tiến triển mới để giải quyết vấn đề này vào năm 2024.

Cuối cùng, Thụy Điển sẽ cần thúc đẩy đoàn kết nội khối. Những bất đồng liên quan đến quá trình xây dựng EU, lực cản từ một số nước cùng nghi vấn hối lộ liên quan đến World Cup chấn động vừa qua đã tác động tiêu cực tới tính gắn kết giữa các thành viên. Do đó, củng cố và thúc đẩy tinh thần đoàn kết nội khối sẽ là yếu tố then chốt để Stockholm hoàn thành thuận lợi nhiệm kỳ Chủ tịch EU của mình.

Quyết gia nhập NATO, Thụy Điển tuyên bố sẽ đáp ứng điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ

Quyết gia nhập NATO, Thụy Điển tuyên bố sẽ đáp ứng điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 25/10, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom thông báo, chính phủ mới cam kết sẽ giải quyết quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ để ...

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan gặp nhau, 'cửa sáng' cho nỗ lực gia nhập NATO?

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan gặp nhau, 'cửa sáng' cho nỗ lực gia nhập NATO?

Các ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan sẽ gặp nhau vào hôm nay, 29/11 bên lề cuộc họp của NATO tại ...

Nga tăng 30% lượng vũ khí trong năm 2022, nhấn mạnh một ‘nhiệm vụ cấp bách’ hiện nay

Nga tăng 30% lượng vũ khí trong năm 2022, nhấn mạnh một ‘nhiệm vụ cấp bách’ hiện nay

Ngày 21/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu chia sẻ rằng ngân sách quốc phòng nước này đã giúp tăng 30% lượng vũ khí ...

Pakistan: Nhóm TTP nhận trách nhiệm vụ tấn công liều chết ở Islamabad, đe dọa sẽ có thêm nhiều vụ khác

Pakistan: Nhóm TTP nhận trách nhiệm vụ tấn công liều chết ở Islamabad, đe dọa sẽ có thêm nhiều vụ khác

Trong tuyên bố, Nhóm khủng bố Tehreek-i-Taliban Pakistan (TTP) đã nêu chi tiết về vụ tấn công liều chết và nói đây là một vụ ...

Sau thông tin Nga không liên quan vụ Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ, Thụy Điển công bố kết quả điều tra

Sau thông tin Nga không liên quan vụ Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ, Thụy Điển công bố kết quả điều tra

Ngày 26/12, ông Daniel Stenling, chỉ huy đơn vị phản gián của Cơ quan An ninh Thụy Điển (SEPO), cho biết, không có bằng chứng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Liên minh châu Âu (EU).
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động