Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Việt Nam là trái tim tôi

AN VŨ
Chiêm ngưỡng những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt - Lâm Đức Hiền sẽ thấy rõ mối liên kết với những mảnh đất, những nền văn hóa và những phận người. Nhưng cuối cùng, cội nguồn vẫn là nơi ông trở về.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sinh năm 1966 bên bờ sông Mekong (đoạn chảy qua thị trấn Paksé, phía Nam Lào), Lâm Đức Hiền có bố người Việt và mẹ là người Lào. Ông đến Pháp năm 1977 sau hai năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan.

Nhìn lại những dự án ảnh mà Lâm Đức Hiền thực hiện trong cả sự nghiệp sẽ thấy ông là nhân chứng của những cuộc xung đột lớn nhất thế kỷ XX và XXI tại nhiều quốc gia như Romania, Nga, Bosnia, Rwanda, Nam Sudan... và đáng kể nhất là Iraq - nơi mà ông gắn bó hơn 25 năm.

Thế rồi, người đàn ông lại ngược về với hành trình dài 4200 km dọc dòng sông Mekong, từ đồng bằng sông Cửu Long tới thượng nguồn Tây Tạng, để trở lại về những ký ức tuổi thơ của mình.

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền.
Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền.

Hành trình của người tha hương

Lâm Đức Hiền kể rằng, là một người gốc Á tới Pháp, sau khi học ngôn ngữ hai năm, ông quyết định theo đuổi nghệ thuật và học đủ thứ từ hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Vào mùa Đông năm 1990, khi còn là sinh viên, ông đã đi tàu từ Pháp tới Italy, đặt chân tới Nam Tư rồi bắt xe buýt và đi bộ tới biên giới, tìm cách đến Timișoara (Romania) để khám phá cuộc sống ở vùng đất này.

Thời gian sau, dù đã trở về học đại học ở Lyon, những với sự hỗ trợ của một tổ chức Pháp, ông quay lại Timișoara cùng bạn bè để hoạt động từ thiện. Quan điểm của ông là nghệ sĩ phải biết quan tâm tới chính trị và cuộc sống. Ông phản đối chiến tranh, sự bất công, tham nhũng, độc tài và chụp ảnh chính là một cách để tố cáo những vấn đề đó, cũng như được nói lên những bức xúc trong lòng mình.

Năm 1991, Lâm Đức Hiền đặc biệt quan tâm người Kurd ở Iraq phải chạy trốn lên núi để thoát nạn diệt chủng. Khi đã chụp nhiều hình ảnh trẻ em đau thương chết chóc tại Iraq, ông bắt đầu chụp ảnh chân dung, hướng đến đặc tả khuôn mặt mà không kèm bối cảnh minh hoạ. Theo ông, nhìn đôi mắt họ, ta có thể nhìn thấu những mỏi mệt và buồn khổ.

Tuy nhiên, Lâm Đức Hiền không coi mình là phóng viên ảnh. “Nếu người ta thường cho rằng người phóng viên phải đưa ra góc nhìn khách quan, nhưng góc nhìn của tôi là chủ quan và cho thấy hiện thực của riêng tôi. Tôi cũng chẳng phải là nhiếp ảnh gia, chỉ là một kẻ lữ hành và một con người biết tự trọng”.

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền và tác phẩm trong dự án Mekong
Tác phẩm trong dự án Mekongv của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền.

Trái tim tìm về cội người

Gắn bó lâu với cuộc sống ở Iraq nhưng sau một lần thoát chết tại đây, Lâm Đức Hiền lại muốn quay về sông Mekong. Từng sinh ra bên bờ sông này, từng bơi trong lòng sông và dành cả tuổi thơ hạnh phúc bên bà nội trước khi phải xa bà trong nhiều năm, ông cảm thấy nhớ gia đình mình da diết.

Cũng theo nhiếp ảnh gia, trong tiếng Lào và tiếng Thái, “Mekong” có nghĩa là mẹ của các dòng sông và nó thật trùng khớp với câu chuyện của ông - một đứa trẻ được bà nuôi nấng từ nhỏ. Thay vì lần theo lịch sử của con sông này, ông muốn thể hiện sông Mekong qua góc nhìn của người dân nơi đây, cách họ đang sống, hoạt động kinh tế, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản ngày nay.

Nói về dự án Mekong Lâm Đức Hiền kể ông đã mang theo nhiều máy ảnh để chụp, tự tráng rửa film và đi du ngoạn như thời thế kỷ XIX. Nhiều khi, ông cũng mất cả nửa tiếng để chụp được một tấm ảnh.

Bôn ba khắp mọi nơi, nhưng Lâm Đức Hiền lại khẳng định Việt Nam chính là trái tim ông. Đặc biệt, khi trở về, ông đã được ăn những món gợi nhắc về những ngày thơ bé. Không uống được rượu nhưng ông rất yêu thích món nếp cẩm bà nội hay làm. Mỗi lẫn tới Hà Nội, bạn bè ông lại dẫn đi ăn nếp cẩm khiến ông nhớ bà mình...

Suốt những năm tháng dài mang theo máy ảnh, Lâm Đức Hiền cũng có lúc bỏ nghề và công việc tại các hãng ảnh bởi muốn làm những việc khác và được là chính mình. Ông không muốn ép buộc bản thân, cần tự do và có nhiều thú vui trong đời như tập yoga, gặp những người bạn, làm vườn, trồng hoa, thưởng trà, hưởng thụ những điều nhỏ bé.

Vào những ngày này, những người yêu nhiếp ảnh có thể Viện Pháp tại Hà Nội để chiêm ngưỡng các tác phẩm trong triển lãm “Mekong - Chuyện đôi bở” của Lâm Đức Hiền do Không gian nghệ thuật Matca giám tuyển.

Triển lãm diễn ra trong khuôn khổ chương trình Photo Hanoi'21 khởi xướng nhằm kết nối công chúng với những khía cạnh đa dạng của nhiếp ảnh sẽ đưa khán giả đi thăm thú cuộc sống muôn màu của người dân dọc theo dòng Mekong, qua Việt Nam, ngược lên Campuchia, Lào và Tây Tạng.

Qua những tấm ảnh, Lâm Đức Hiền còn muốn nhắc đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước hay việc đánh bắt tôm cá quá mức đe dọa sự cân bằng sinh thái của dòng sông ở cả bốn quốc gia... Có thể thấy, lớn lên trong chiến tranh, ông đã dành tâm huyết với những góc nhìn nhân đạo, về quyền trẻ em và vấn đề môi trường.

Lâm Đức Hiền đã chụp ảnh nhiều vùng đất trên thế giới, bao gồm những dự án cá nhân hay các công việc phục vụ báo chí hoặc các tổ chức phi chính phủ, là thành viên của hãng ảnh VU’ agency. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh, trong đó có những giải danh giá như Giải thưởng Leica, Giải Great European của thành phố Vevey (Thụy Sỹ). Đáng chú ý, năm 2001, Cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới đã trao ông giải Nhất hạng mục Chân dung cho bộ ảnh “Người Iraq”.
TIN LIÊN QUAN
‘Trái tim Không’: Sách mới mùa Phật đản của nữ nhà văn Phan Việt
Cô gái Pháp gốc Việt bỗng dưng được tìm kiếm bởi chơi trò 'Trốn tìm'
Chuyến trải nghiệm thú vị và 'đau tim' ở hồ băng sâu nhất thế giới của nhóm du học sinh Việt
Hành trình làm mẹ qua ảnh làm tan chảy trái tim bao người
Nghệ nhân Đỗ Việt Đức: 'Với tôi, hoa lan chính là nguồn sống'

AN VŨ

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động