TIN LIÊN QUAN | |
Tôn vinh “sức sáng tạo của Bắc Âu” tại Việt Nam | |
Hà Nội xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Bắc Âu |
Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tại Hội thảo “Hợp tác kinh doanh với thị trường Bắc Âu: Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển” ngày 1/11.
Ông Đoàn Duy Khương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Đông Nhi). |
Năm 2018, dự kiến Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực, khu vực Bắc Âu sẽ là một cánh cửa để Doanh nghiệp tiếp cận thị trường EU một cách toàn diện nhất, tận dụng được các lợi thế mà Hiệp định này mang lại. Bên cạnh đó, thông qua thị trường Việt Nam, EU và các nước Bắc Âu cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với khu vực Cộng đồng chung ASEAN với nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư mới.
Thị trường tiềm năng, vị thế cao
Bởi những lợi ích “nhãn tiền” như vậy nên Hội thảo trên thu hút được đông đảo đại diện tới từ các Đại sứ quán Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực thương mại, đầu tư cũng như các cơ quan xúc tiến của Việt Nam.
Bên cạnh hội thảo, thông qua những hoạt động thiết thực như gặp gỡ trực tiếp, giao lưu trao đổi thông tin, các Doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chủ động tích cực tìm hiểu, nghiên cứu thông tin để nâng cao năng lực, tạo ra các giá trị gia tăng và kinh doanh thành công hơn nữa trên thị trường Bắc Âu.
Có thể nói, Bắc Âu là khu vực kinh tế thịnh vượng và ổn định bậc nhất trên thế giới. Với tổng dân số chỉ xấp xỉ 30 triệu người nhưng lại có diện tích rộng lớn trên 3,5 triệu km², năm nước thành viên trong khu vực bao gồm Phần Lan,Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Iceland luôn nằm trong danh sách 10 quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Các nước này có nền kinh tế, công nghiệp, dịch vụ quản lý phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển mạnh mẽ và có vị thế cao trên thế giới.
Trong quan hệ hợp tác với Việt Nam, các nước Bắc Âu từ lâu đã có quan hệ hữu nghị hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù xa cách về địa lý, những người bạn Bắc Âu luôn dành cho Việt Nam tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ tích cực. Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch cũng là những nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và các nước Bắc Âu mỗi năm đạt khoảng 1,3 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khoảng 500 triệu USD chủ yếu là nguyên vật liệu thô, cao su, máy móc, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thiết bị dụng cụ, hàng may mặc… và nhập vào khoảng 800 triệu USD.
Việt Nam và các nước Bắc Âu cũng đã ký hầu hết các hiệp định hợp tác phát triển hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật, thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trốn đánh thuế hai lần, hợp tác vận chuyển hàng không… tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác giữa Việt Nam với từng nước. Tuy nhiên quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Bắc Âu còn ở mức khiêm tốn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của chính phủ và nhân dân hai nước.
Dự án FLC – hiệu quả và thiết thực
Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và khu vực kinh tế Bắc Âu, đã có nhiều dự án hỗ trợ doanh nghiệp đa ngành nghề với các quy mô khác nhau được xây dựng dưới sự tài trợ và ủng hộ của chính phủ các nước Bắc Âu.
Được thông qua và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2014, Dự án “Hỗ trợ phát triển xuất khẩu Nông thủy sản vào Phần Lan và Bắc Âu” (FLC) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ dự kiến sẽ kéo dài trong hai năm, với mục tiêu nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong lĩnh vực nông thủy sản, một lĩnh vực dồi dào tiềm năng và đang chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Việt Nam. Nhằm đạt được được mục tiêu này, dự án đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tiếp nhận thông tin chính sách ngành hàng, quy định đối với hàng xuất nhập khẩu...
Trong trong khuôn khổ của Dự án gần hai năm qua, với sự hỗ trợ chặt chẽ của Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, các đơn vị/bộ ngành liên quan như Phái đoàn EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Ngoại thương, Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh thành, ĐSQ các nước Bắc Âu, Phòng Thương mại và Công nghiệp đã tổ chức hơn 20 lớp học đào tạo Công cụ thương mại trực tuyến để nghiên cứu thị trường và các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng; 11 hội thảo chuyên đề giới thiệu về thị trường Phần Lan, Bắc Âu, tác động của các Hiệp định thương mại Việt Nam – EU cho doanh nghiệp tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và gần đây mở rộng ra khu vực Miền Bắc, thu hút gần 2000lượt tham dự.
Dự án cũng đã tiến hành khảo sát trong hơn 200 doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông thủy sản để nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến XNK, xác định thế mạnh, điểm yếu của DN trong ngành qua đó phân tích và đưa ra khuyến nghị để nâng cao năng lực doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ và đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường nông thủy sản, tìm kiếm đối tác tiềm năng trong và ngoài nước, dự án cũng đã xây dựng thành công cuốn "Cẩm nang những điều cần biết cho doanh nghiệp nông thủy sản xuất khẩu vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu" và cuốn Danh bạ “Các nhà chế biến, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam” gồm 100 DN hàng đầu trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp rất quan tâm đến cách thức vận chuyển hàng hóa sang thị trường Bắc Âu. (Ảnh: Đông Nhi) |
Các hoạt động do Dự án triển khai đều nhận được sự đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, các đối tác của dự án và các đơn vị liên quan dựa trên các tiêu chí về tính hiệu quả, thiết thực, nội dung phong phú nhờ có sự tham gia giảng dạy/trình bày của các chuyên gia đầu ngành của các đơn vị/tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.
80% các doanh nghiệp cho biết, thông qua các buổi hội thảo/đào tạo của Dự án, Doanh nghiệp không chỉ nắm vững được các thông tin thị trường, chính sách thuế, bước đầu sử dụng hiệu quả các công cụ nghiên cứu thị trường trực tuyến cho các hoạt động kinh doanh mà còn được giải đáp nhiều vấn đề sát sườn về thị trường tiềm năng, khắc phục các rào cản thương mại và xây dựng chiến lược phát triển cho DN trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, Dự án không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp mà còn rất bổ ích đối với các cán bộ xúc tiến thương mại trong ngành nông thủy sản tại các tỉnh thành lớn và khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Theo ông Đoàn Duy Khương, bước sang năm 2017, theo dự kiến, nguồn tài chính dành cho dự án do Chính phủ Phần Lan hỗ trợ sẽ tạm ngừng. Tuy nhiên, căn cứ vào những thành công và tính hiệu quả của Dự án, đặc biệt là sự phản hồi tích cực từ phía DNVN, VCCI sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và mở rộng thêm ra khu vực phía Bắc. Theo đó, nguồn ngân sách sẽ được xây dựng từ sự hỗ trợ của các Doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và bản thân Chính phủ Việt Nam.
Nhìn chung, sự thành công của Dự án đã thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của DNVN với khu vực thị trường này đang ngày một gia tăng và hứa hẹn những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khối Bắc Âu.
Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Na Uy Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy đã phối hợp với một số công ty du lịch của hai nước tổ chức Hội thảo ... |
Người Việt ở Na Uy đông nhất Bắc Âu Số người Việt Nam định cư tại Na Uy hiện có khoảng 20.000 người so với 83 người trước năm 1975. Nhiều người đang rất ... |