Back to E-magazine
e magazine
06:00 | 23/01/2023
Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của ngoại giao kinh tế

06:00 | 23/01/2023

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng kỳ vọng “trong tình hình mới, ngoại giao kinh tế sẽ có chuyển biến mạnh hơn nữa, mang lại hiệu quả thực chất và to lớn, đóng góp thiết thực vào giai đoạn phát triển mới của đất nước”.

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng kỳ vọng “trong tình hình mới, ngoại giao kinh tế (NGKT) sẽ có chuyển biến mạnh hơn nữa, mang lại hiệu quả thực chất và to lớn, đóng góp thiết thực vào giai đoạn phát triển mới của đất nước”.

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của ngoại giao kinh tế

Tôi rất vui mừng trong thời gian qua NGKT đã được đặt đúng vị trí, được Đảng, Nhà nước và cả xã hội ghi nhận, đánh giá và đã có đóng góp rất xứng đáng vào quá trình phát triển của đất nước.

Nếu như trong các chặng đường trước đây, nhất là những chặng đường đầu tiên (những năm đầu 1980), chúng ta phải thuyết phục, vận động để được các bộ, ngành chấp nhận công tác về NGKT, giải thích về ý tưởng, nội hàm, cách làm, thì nay NGKT đã mặc nhiên trở thành một trụ cột quan trọng của đối ngoại Việt Nam, được chính thức ghi vào các văn kiện của Đảng, Nhà nước, được kỳ vọng lớn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu lớn của chặng đường phát triển đất nước tới đây. Thậm chí, NGKT phục vụ phát triển đã được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong các nhiệm vụ đối ngoại.

Là một người nhiều năm làm công tác NGKT, tôi hết sức vui mừng về điều này, cũng có thể coi là một ấn tượng mạnh mẽ về thành công của NGKT.

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng tại Lễ hội Việt Nam ở Nhật Bản năm 2013. (Ảnh: Trúc Lê)
Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế

Thế giới đang biến đổi khôn lường, cả về chính trị, an ninh cho đến kinh tế, đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của các quốc gia, đan xen với đó là thời cơ, thậm chí là những vận hội mới nếu biết nắm lấy cơ hội.

Đất nước cũng bước vào giai đoạn phát triển mới với khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc, trong điều kiện thế và lực của quốc gia đã thay đổi to lớn, sau 35 năm đổi mới. Đánh giá đúng tình hình, sự vận động và biến đổi của thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế; đặt việc triển khai chiến lược phát triển đất nước trong sự thay đổi đó của thế giới, khu vực; tranh thủ tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, tạo sự cộng hưởng cho sự phát triển đất nước thực sự là một đòi hỏi mới cho công tác ngoại giao nói chung, NGKT phục vụ phát triển nói riêng.

Theo hướng đó, tôi nghĩ rằng, bên cạnh phát huy những bài học kinh nghiệm từ giai đoạn trước, triển khai NGKT trên những hướng ta đã làm tốt, càng cần đặc biệt tập trung làm thật tốt công tác nghiên cứu, thông tin và tham mưu, trước hết cho Đảng, Nhà nước và tiếp đến là phối hợp chặt với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Vấn đề quan trọng hàng đầu của ngoại giao Việt Nam nói chung, NGKT nói riêng là tiếp tục góp phần giữ vững và củng cố môi trường hòa bình, an ninh cho sự phát triển của đất nước; cập nhật và rà soát để củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chủ chốt cho sự phát triển của Việt Nam; cập nhật và triển khai khôn ngoan chính sách hội nhập quốc tế, nhất là theo hướng tận dụng lợi ích lâu dài.

Trong tình hình mới, NGKT cần khai thác tốt ngoại giao công nghệ, ngoại giao số, ngoại giao khí hậu… Góp phần vào việc Việt Nam tham gia xây dựng và kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu, tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài và sự hợp tác lâu dài với các đối tác, bao gồm cả các nước và các doanh nghiệp quốc tế.

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế
Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế

Chỉ thị 15 ra đời, trước hết là nhìn lại chặng đường 10 năm NGKT, thực hiện chỉ thị 41. Điều rất vui mừng và tự hào là BBT đánh giá rất cao việc triển khai NGKT trong thời gian trước đó, nêu ra nhiều việc đã làm được, làm tốt và những điều chưa làm được hoặc có thể và cần phải làm tốt hơn.

Có nhiều điểm mới trong Chỉ thị 15. Chỉ thị khẳng định tư tưởng chỉ đạo thống nhất, đồng thuận cao về công tác NGKT. Chỉ thị nâng NGKT thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền Ngoại giao Việt Nam, xác định NGKT là một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững, coi NGKT có vai trò tiên phong, đột phá, mở đường trong huy động nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.

Về định hướng chiến lược cho NGKT 10 năm tới, BBT nhấn mạnh NGKT cần bám sát yêu cầu phát triển đất nước và xu thế thế giới (KHCN, đổi mới sáng tạo, chuỗi cung ứng…), nêu các nhiệm vụ NGKT phải phù hợp với thế và lực mới của Việt Nam; nêu rõ chủ trương xây dựng NGKT lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm thành một nhiệm vụ trọng tâm.

Đặc biệt, Chỉ thị 15 yêu cầu triển khai NGKT có trọng tâm, trọng điểm, lấy hiệu quả thực chất, lợi ích quốc gia – dân tộc là tiêu chí hàng đầu, hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đối tác.

Tôi kỳ vọng, khi toàn Đảng coi trọng và quyết liệt triển khai công tác NGKT, thậm chí cả hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, với sự tiếp tục tham gia mạnh mẽ của lực lượng nòng cốt là ngành Ngoại giao, NGKT sẽ có chuyển biến mạnh hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực và to lớn cho sự phát triển của đất nước.

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cùng các đại biểu dự Hội chợ du lịch ITB Berlin năm 2017. (Nguồn: Thuathienhue.gov)
Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của ngoại giao kinh tế

Lãnh đạo ta, trong đó có Thủ tướng Phạm Minh Chính, luôn coi nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, mang tính quyết định, ngoại lực là quan trọng và có tính đột phá. Khái niệm nội lực và ngoại lực cần được hiểu theo nghĩa rộng.

Với ngành Ngoại giao, tôi nghĩ rằng trong mọi giai đoạn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, cần khai thác và tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho phát triển. Ngay ở nghĩa hẹp, nguồn lực đó có thể là nguồn tài chính, ODA, FDI, là kiều hối hoặc các nguồn tài chính khác hỗ trợ cho phát triển. Nguồn lực đó cũng có thể là các cơ hội mang lại do tăng thương mại, tăng hợp tác để góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội.

Theo hướng này, chúng ta đã làm tốt và cần tiếp tục làm tốt hơn nữa, như việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chủ chốt. Đề xuất những hướng hợp lý cho ODA hoặc hỗ trợ tài chính thế hệ mới hiệu quả, thiết thực; tranh thủ FDI vào các dự án có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế, vào các dự án, lĩnh vực đưa Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng mới...

Đặc biệt, các nguồn ngoại lực này cần kết hợp để góp phần tăng nội lực, tạo sức cộng hưởng phục vụ đắc lực và hiệu quả cho sự phát triển đất nước về lâu dài.

Từ góc độ rộng hơn, NGKT cũng có thể làm nhiều việc để tạo ra các cơ hội thu hút nhiều nguồn ngoại lực sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển tương lai, từ đó đề xuất các biện pháp tận dụng các cơ hội và tranh thủ các nguồn lực này.

Ở đây, ý tôi muốn nói về tăng cường một cách bài bản hơn, có trọng tâm, trọng điểm công tác nghiên cứu, tham mưu, thông tin về đối tác, kinh nghiệm các nước, các lĩnh vực hợp tác, các cơ hội lập các chuỗi cung ứng mới, về khoa học công nghệ, về kinh tế số, về biến đổi khí hậu mà các nước, các tổ chức quốc tế quan tâm và ta có thể sớm tham gia và tranh thủ các nguồn lực từ sự hợp tác này…

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng tại Tọa đàm kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức, ngày 15/10/2021. (Ảnh: Vân Chi)
Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế

Trước hết, trước yêu cầu mới và trong tình hình mới, toàn ngành ngoại giao cần phải thay đổi cho phù hợp. Đội ngũ cán bộ ngoại giao cũng vậy, nhất là đứng trước nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm nhất của Ngành là tập trung toàn lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, biến khát vọng phát triển của cả dân tộc thành hiện thực.

Bất kể cán bộ ngoại giao nào, trong nước cũng như đang công tác ở ngoài nước, đều cần nghĩ mình phải làm gì để góp phần vào việc phát triển đất nước. Các cán bộ ngoại giao, nhất là các cán bộ lãnh đạo, nên nhạy bén với thời cuộc, theo dõi sát tình hình thế giới, khu vực, chịu khó nghiên cứu, góp phần vào việc đề xuất và tham mưu đúng, trúng, kịp thời. Tìm mọi cách để tranh thủ thêm các nguồn lực bên ngoài phù hợp với yêu cầu trong nước phục vụ cho phát triển. Cần tổ chức để các CQĐD, nhất là các cơ quan chủ chốt, làm tốt vai trò làm “tai mắt” cho trong nước.

Tôi rất tin vào lớp trẻ. Các bạn trẻ bây giờ được đào tạo bài bản, có trí tuệ, có sức khỏe, có ngoại ngữ tốt. Những anh chị em kế cận lứa chúng tôi đã làm rất tốt. Thế hệ trẻ hiện nay ở các đơn vị kinh tế của Bộ ta hiện nay cũng đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình.

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế

Tôi có nhiều năm tham gia công tác NGKT, theo cách này hay cách khác, có thể nói kể từ khi bước chân vào ngành ngoại giao từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, có khá nhiều kỷ niệm, những điều tâm đắc khi triển khai NGKT. Một kỷ niệm nhỏ, nhưng rất có ý nghĩa với tôi trong suốt chặng đường công tác, tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ.

Khoảng năm 1981, khi mới chập chững vào ngành Ngoại giao, làm việc tại Đại sứ quán ta ở Liên Xô, dù còn ít hiểu biết về nền kinh tế Việt Nam, nhưng tôi nhận thấy chúng ta đang gặp những khó khăn lớn về kinh tế, nhất là rất lúng túng trong việc quản lý nền kinh tế sau khi đất nước thống nhất, thiếu đòn bẩy cho kinh tế phát triển.

Quan sát thấy, lúc bấy giờ ở Liên Xô cũng bắt đầu có những bước đi nhằm đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế của họ. Tôi chủ động đề xuất với thủ trưởng bộ phận nơi tôi công tác, biên soạn tài liệu “Việc hoàn thiện cơ chế kinh tế ở Liên Xô và một số bài học cho Việt Nam”. Tài liệu này được đồng chí Đại sứ mang về khi dự họp Trung ương và đã được Trung ương, Chính phủ rất hoan nghênh, gửi cho các cấp lãnh đạo trung ương và địa phương tham khảo. Khi trở lại Moscow sau cuộc họp, đồng chí Đại sứ đã khen ngợi và động viên tôi, thậm chí đã ôm tôi và nói: “Tài liệu cháu biên soạn rất tốt, được trong nước rất hoan nghênh!”.

Việc này đã khích lệ tôi rất nhiều trong suốt quá trình công tác sau này, nhất là việc chú ý quan sát, chịu khó nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất ý kiến, chịu khó học hỏi. Kể cả khi chúng ta còn rất trẻ, đừng ngại và e dè. Trẻ không có nghĩa là không làm được nhiều việc có ích.

Vậy nên, các bạn trẻ, hãy mạnh dạn, tự tin, có khát vọng cống hiến. Chịu khó quan sát, tìm tòi, nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất các ý tưởng. Những gì chưa biết thì học hỏi thêm từ người đi trước, từ đồng nghiệp. Trau dồi ngoại ngữ, ít nhất có một ngoại ngữ (tiếng Anh...) thật tốt, thật giỏi. Cuối cùng, hãy khát khao cống hiến, đóng góp sức trẻ, biến khát vọng phát triển của dân tộc thành hiện thực!

Nhiều kỳ vọng vào “nấc thang mới” của Ngoại giao kinh tế
Thực hiện: Thanh Trúc | Ảnh: NVCC, TTX, TGVN... | Đồ họa: Lim Dim

Đọc thêm

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.
Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình

Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình

Còn nhớ trong một trả lời phỏng vấn trước thềm Xuân Giáp Thìn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng nhắc đến ước vọng của chính Bộ trưởng và mỗi cán bộ ngoại giao về một thế giới hòa bình và đất nước có cơ đồ, tiềm lực ngày càng lớn mạnh. Tháng Hai - tháng của khát vọng mùa Xuân, với hai chuyến thăm “xuất hành” đa phương và song phương của Bộ trưởng tới châu Âu, có thể thấy rõ những mầm ươm của ước vọng đang lớn dần.
Phụ nữ - hạnh phúc lấp lánh giữa cả những lo toan!

Phụ nữ - hạnh phúc lấp lánh giữa cả những lo toan!

Hạnh phúc là gì? Nhiều khi ta lúng túng! Với mỗi người và đặc biệt với phụ nữ, thật khó để định nghĩa rõ khái niệm này. Cùng Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Minh Hằng có một góc nhìn về “hạnh phúc” nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3.