Trung Quốc xây dựng những căn cứ phi pháp trên Biển Đông. (Nguồn: Japan Times) |
Nhân dịp kỷ niệm 7 năm Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết vô hiệu hóa yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông (ngày 12/7/2016), Mỹ, Anh và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã hoan nghênh phán quyết mang tính bước ngoặt của PCA.
Sau khi Trung Quốc không công nhận phán quyết của PCA, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt hành vi quấy rối thường xuyên” đối với các tàu thuyền của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với phán quyết trên.
Phán quyết do PCA đưa ra 7 năm trước đã kết luận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông - tuyến đường hàng hải vận chuyển hàng hóa lưu thông trị giá khoảng 3.000 tỷ USD mỗi năm - là vô căn cứ.
“Phán quyết của PCA đã giải quyết dứt điểm vấn đề về các quyền lịch sử và quyền lợi hàng hải ở Biển Đông và tuyên bố các yêu sách không có hiệu lực pháp lý vì vượt quá giới hạn địa lý được hưởng theo UNCLOS. Phán quyết này hiện là một phần của luật pháp quốc tế”. (Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo) |
Ngày 11/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố phán quyết đó là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với Philippines và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh “thực hiện các yêu sách hàng hải theo luật pháp quốc tế được quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và chấm dứt sự can thiệp vào các quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Tuân thủ các yêu sách hàng hải theo luật pháp quốc tế”.
Ngoài ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Bắc Kinh “chấm dứt hành vi cản trở quyền chủ quyền của các quốc gia trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời chấm dứt sự can thiệp đối với quyền tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia hoạt động hợp pháp trong khu vực”.
Mỹ “sẽ tiếp tục phối hợp với các đồng minh và đối tác để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, một khu vực hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế”. (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller) |
Cũng nhân dịp này, phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) và đại sứ quán của 16 nước thành viên EU tại Philippines đồng thời ra tuyên bố kêu gọi duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Tuyên bố của các nước Bỉ, Czech, Đan Mạch, Đức, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Áo, Romania, Slovakia, Phần Lan và Thụy Điển đánh giá phán quyết năm 2016 của PCA là “dấu mốc quan trọng, có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và là cơ sở hữu ích để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
EU nhắc lại rằng các cơ chế giải quyết tranh chấp được cung cấp theo UNCLOS góp phần duy trì trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền và rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp hàng hải.
Lập trường của EU là "ủng hộ việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán nhằm hướng tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc, theo đó hoàn toàn tương thích với UNCLOS và cũng tôn trọng quyền của các bên thứ ba”.
Cũng trong ngày 12/7, người phát ngôn chính phủ Anh ra tuyên bố khẳng định: “Theo quy định của UNCLOS, phán quyết của Tòa Trọng tài là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên". London "kêu gọi Philippines và Trung Quốc tuân thủ các điều khoản của phán quyết”.
Anh “phản đối mạnh mẽ bất kỳ yêu sách nào không phù hợp với UNCLOS. Tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, là nền tảng để bảo đảm tiếp tục có được một khu vực Biển Đông an toàn, thịnh vượng và ổn định".
"Anh sẽ tiếp tục khuyến khích giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế”. (Người phát ngôn chính phủ Anh) |
Trong một tuyên bố do Đại sứ quán Nhật Bản tại Philippines chia sẻ, Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa cho biết, Tokyo tiếp tục phản đối các yêu sách hàng hải ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và "vẫn quan ngại nghiêm trọng về tình hình hiện tại".
"Nhật Bản rất hy vọng rằng việc các bên tuân thủ phán quyết sẽ dẫn đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông", người đứng đầu ngành ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh.
Theo Đại sứ Australia tại Philippines, Hae Kyong Yu PSM, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các bên tuân thủ phán quyết của PCA cách đây 7 năm. Do đó, các hành động của Australia “được dẫn dắt bởi mong muốn hỗ trợ các đối tác của chúng tôi, tăng cường an ninh hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Nhân dịp kỷ niệm 7 năm ngày PCA ra phán quyết về Biển Đông, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra mắt một trang web chuyển tải những “thông tin chính thức” của phán quyết PCA. Động thái này thể hiện nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhằm củng cố lập trường của Manila trong tranh chấp. |
| Hội thảo về Biển Đông tại Pháp nhấn mạnh cần tôn trọng và thực thi các cam kết và UNCLOS 1982 Hội thảo 'Biển Đông: Một không gian đa chiều trước những thách thức toàn cầu' diễn ra tại trụ sở Thượng viện Pháp, thu hút ... |
| Việt Nam luôn theo dõi sát mọi diễn biến trên Biển Đông Chiều 1/6, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cung cấp các thông tin mới về hoạt động trái phép của tàu Hướng ... |
| Học giả châu Âu chia sẻ góc nhìn về Biển Đông Ngày 10/6, tại thủ đô Paris của Pháp đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề: "Biển Đông và vấn đề chủ quyền ... |
| Kiều bào ở châu Âu hướng về biển đảo quê hương Ngày 11/6, bà con kiều bào các nước châu Âu từng có dịp đi thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 đã tổ chức buổi ... |
| Việt Nam quan ngại những diễn biến trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triển Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhắc lại quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết các tranh ... |