TIN LIÊN QUAN | |
Tăng cường thanh tra việc bổ nhiệm cán bộ | |
Thủ tướng yêu cầu xử lý vụ bổ nhiệm "thừa" 23 cán bộ |
Tinh giản biên chế chủ yếu ở đối tượng nghỉ hưu
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 2218/QĐ-TTg và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến ngày 19/6/2017, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế năm 2015, 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 với tổng số đối tượng được giải quyết tinh giản biên chế là 28.230 người.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số Bộ, ngành và địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tinh giản biên chế của mình từ năm 2015-2021 và của từng năm. Việc tinh giản mới chủ yếu với đối tượng nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 86,22%), chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí làm việc. Một số Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng theo trình tự quy định, thậm chí còn đưa vào diện tinh giản đối với một số trường hợp không đúng đối tượng.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: T.T) |
Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các Bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng Đề án tinh giản biên chế phải khẩn trương xây dựng, phê duyệt Đề án tinh giản biên chế và kế hoạch tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021 và của từng năm, trong đó, phải xác định rõ tỷ lệ tinh giản.
Phát hiện nhiều sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ
Thông tin về việc bổ nhiệm lãnh đạo, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành cho biết, một số địa phương có những sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với nền công vụ.
Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, thanh tra công vụ tại 11 địa phương và phát hiện một số sai phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức. Bộ đã báo cáo cấp có thẩm quyền đề xuất kiến nghị khắc phục, xử lý những tồn tại hạn chế, sai phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm, yêu cầu thu hồi quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ, chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp qua kiểm tra phát hiện sai phạm; kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tổ chức cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, thời gian qua có số lượng cấp phó tại một số cơ quan, đơn vị cũng vượt quá quy định. Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ, Thủ tướng đã chỉ đạo yêu cầu các địa phương có phương án sắp xếp số lượng cấp phó bảo đảm đúng số lượng theo quy định và tổ chức kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định pháp luật.
Sẽ đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo
Tại buổi họp báo, Bộ Nội vụ đã thông tin về việc vừa ban hành Công văn số 2424 hướng dẫn thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định, việc tổ chức thực hiện thí điểm này nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Ngoài ra, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; chọn được những người người giỏi nhất trong số những người đủ tiêu chuẩn đã dự thi để bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.
Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm lãnh đạo sẽ có nhiều đổi mới. (Nguồn: VOV) |
Tăng cường thanh tra trên phạm vi 63 tỉnh thành
Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và giao các Bộ, địa phương tự kiểm tra, thanh tra tối thiểu 30% đơn vị thuộc và trực thuộc. Bộ Nội vụ cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng, thủ trưởng các ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, trước mắt, Bộ sẽ tập trung vào công tác tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm; chủ động tiếp nhận, xem xét các thông tin liên quan được các phương tiện thông tin đại chúng và công dân phản ánh, kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến kiến nghị, đề xuất nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý viên chức theo hướng thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với viên chức như ngành giáo dục, y tế, Lãnh đạo Bộ Nội Vụ cho rằng, đây là vấn đề mới, cần được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện. Chính phủ đang giao Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để trình Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2017.
Mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 đến 2% biên chế Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Chỉ thị nêu rõ, từ ... |
Sẽ thắt chặt hơn nữa việc tuyển dụng cán bộ, công chức Đây là khẳng định của ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ tại cuộc họp nhằm cung cấp thông tin định kỳ cho ... |
Kế hoạch tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định về kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ ... |