Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?

Ngọc Hà
TGVN. Đại dịch Covid-19 đã trở thành cuộc 'sát hạch' thước đo năng lực quản trị của nhiều quốc gia, bất kể đó là quốc giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?
Đại dịch Covid-19 đã mang lại nhiều bài học đắt giá cho thế giới. (Nguồn: Getty Images)

Nước giàu thất bại

Đại dịch Covid-19 đã mang lại một số bài học về khả năng chống chịu trước khó khăn trong công tác quản trị nhà nước, song lại rất hữu ích. Nhiều nước giàu đã không quản lý thành công cuộc khủng hoảng y tế này như được dự đoán trước đó, trong khi không ít nước nghèo hơn, dân số đông hơn và dễ bị tổn thương trước dịch bệnh hơn lại vượt qua được cuộc khủng hoảng này ngoài mức kỳ vọng.

Sự khác biệt này đã đặt ra những câu hỏi đáng quan tâm không chỉ về vấn đề quản lý y tế công mà còn về tình trạng quản lý nhà nước và xã hội tại những nền dân chủ lâu đời và lớn nhất thế giới.

Ngay trước khi xảy ra đại dịch, một nhóm các cơ quan nghiên cứu lớn đã công bố báo cáo về Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu, trong đó xếp hạng các nước theo năng lực ngăn chặn, phát hiện, báo cáo một bệnh truyền nhiễm nào đó và tiếp đến là khả năng phản ứng mau lẹ khi bùng phát dịch bệnh.

Tin liên quan
5 vấn đề quốc tế đáng mong chờ trong năm 2021 5 vấn đề quốc tế đáng mong chờ trong năm 2021

Không có gì ngạc nhiên khi dữ liệu khi đó cho thấy “các nước có thu nhập cao hơn có xu hướng xếp hạng cao trong chỉ số này”. Đứng dầu danh sách “các nước có công tác chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với một đại dịch nào đó” là Mỹ và Anh.

Thế nhưng, chỉ một năm sau, thực tế lại hoàn toàn ngược lại với những chỉ số xếp hạng. Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng Chín, “10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 xét về số người tử vong tính theo triệu người lại là những nước nằm trong số 20 nước đứng đầu danh sách chỉ số an ninh y tế toàn cầu nói trên”.

Rõ ràng là một số chính phủ đã phân bổ nguồn lực, áp dụng và triển khai các năng lực và sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành liên quan hiệu quả hơn rất nhiều so với các chính phủ khác.

Những điển hình thành công

Một quốc gia gây bất ngờ về công tác quản lý nhằm đối phó với đại dịch là Sri Lanka. Với dân số 21,5 triệu người, quốc gia Nam Á này xếp hạng thứ 120 về chỉ số an ninh y tế toàn cầu, song lại có các biện pháp ứng phó nhanh chóng trước những tin tức ban đầu về đại dịch.

Cùng với việc triển khai quân đội tham gia nỗ lực chống dịch, chính phủ Sri Lanka cũng triển khai biện pháp thử nghiệm nhanh do ngành y tế trong nước phát triển (kết quả thu được trong vòng 24 tiếng) đồng thời tiến hành xét nghiệm PRC (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase) tại các khu vực đông dân cư.

Sri Lanka thiết lập cơ chế truy tìm dấu vết nghiêm ngặt nhằm phát hiện những người tiếp xúc với người bị nhiễm trước đó, hỗ trợ những người bị cách ly, bắt buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế và kiểm tra khách du lịch đến nước này và áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn đảo quốc. Kể từ tháng 11/2020, đảo quốc này chỉ ghi nhận 13 ca tử vong vì Covid-19.

Một điển hình khác là Việt Nam. Với dân số 95 triệu dân và hệ thống chăm sóc y tế còn hạn chế, quốc gia Đông Nam Á này hiện đang đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng chỉ số nói trên, song lại khẩn trương bắt tay vào công cuộc chống dịch bệnh ngay từ khi nhận được tin tức đầu tiên về virus này xuất hiện ở nước láng giềng Trung Quốc.

Ngay sau khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, Việt Nam đã thiết lập các phòng thí nghiệm và cơ sở xét nghiệm đồng thời hạn chế du khách đến từ Trung Quốc. Tiếp đó, chính phủ áp dụng biện pháp xét nghiệm nhanh, truy tìm dấu vết, đưa tất cả những người mắc bệnh vào viện điều trị và cách ly tất cả các trường hợp tiếp xúc với những người nghi nhiễm virus. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ ghi nhận 35 ca tử vong vì Covid-19.

Nếu những nước kém phát triển hơn lại có thể quản lý tốt dịch bệnh thì tại sao Mỹ và Anh lại không thể làm được? Kinh nghiệm gần đây của các nước này về đối phó với các bệnh truyền nhiễm rõ ràng đã đóng một vai trò nhất định trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng đối phó ở cấp độ quốc gia.

Việt Nam và Sri Lanka thì rút ra được bài học từ dịch SARS (2003) và MERS (2012). Những nước này đã thiết lập cơ sở hạ tầng để đối phó và quản lý sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm.

Dĩ nhiên, vẫn còn quá sớm để tung hô bất kỳ một “mô hình thành công” nào trong nỗ lực đối phó với đại dịch. Những làn sóng dịch bệnh mới đang tiếp tục đánh gục thậm chí cả những nước từng cho rằng họ đã chiến thắng loại virus này.

Bài học về sự đoàn kết, đồng lòng

Sự giải thích khác nằm ở những bài học sâu sắc hơn về quản trị. Tại Sri Lanka và Việt Nam, chính phủ mỗi nước đều đồng lòng thực hiện chiến lược chống dịch, trong đó tập trung vào phương thức truyền tải tin tức rõ ràng và minh bạch đến người dân kết hợp với các mạng lưới thông tin tuyên truyền tại cộng đồng.

Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?
Covid-19 dạy cho thế giới bài học về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. (Nguồn: China Daily)

Trong khi đó, cả Mỹ và Anh đều “bất lực” trước các cuộc xung đột và đấu đá của giới tinh hoa và không thể huy động các cơ quan thể chế hàng đầu của mình tham gia vào một chiến lược quốc gia thống nhất.

Khi chính phủ bàn về chiến lược chống dịch thì sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa Mỹ và đảng Bảo thủ của Anh đã khiến lãnh đạo của các đảng này thay đổi ý kiến như “chong chóng”.

Giới chuyên gia tư vấn giới lãnh đạo lại cạnh tranh nhau để giành được sự chú ý, vị thế và tầm ảnh hưởng khi quảng bá chính công trình nghiên cứu và mô hình của chính mình và thường không thể đưa ra khuyến nghị cho đội ngũ y tế ở tuyến đầu cũng như không tham khảo được những bài học kinh nghiệm từ các nước khác vốn có kinh nghiệm đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong quá khứ.

Các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ và Anh đều khẳng định có đủ thẩm quyền để phát triển và kiểm soát cơ chế xét nghiệm. Thế nhưng, biện pháp của họ đều thất bại.

Tại Anh, thay vì thiết lập các mạng lưới truy tìm dấu vết tại địa phương (vốn tỏ ra rất hữu ích đối với các đại dịch xảy ra trong tương lai), chính phủ nước này lại “phó thác” nhiệm vụ này cho tập đoàn Serco và công ty Sitel.

Rốt cục, Covid-19 đã phơi bày những yếu kém các chiến lược của lãnh đạo vốn nhằm đánh bóng uy tín chính trị hơn là nhằm xử lý và đối phó với dịch bệnh. Tương tự như vậy, Covid-19 đã vạch trần những lỗ hổng khi quản trị bằng mệnh lệnh tập trung chứ không phải bằng phối hợp và hợp tác.

Đại dịch Covid-19 cũng đã phơi bày sự cấp thiết phải xây dựng mô liên kết giữa các chính phủ và giữa các thể chế cấp quốc gia và địa phương ở Mỹ và Anh. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong cuộc chiến chống đại dịch cũng như đảm bảo sự phục hồi thành công cho thời kỳ hậu đại dịch.

Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng

Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng

TGVN. Báo chí nước ngoài không kiệm lời khen ngợi những thành tựu xuất sắc của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao và kinh ...

Thời covid-19. Diện mạo mới của chính trị thế giới

Thời covid-19. Diện mạo mới của chính trị thế giới

TGVN. Trong thời kỳ chung sống với dịch bệnh covid-19 này, chính trị thế giới sẽ có diện mạo ra sao và chi phối thế ...

Dịch Covid-19: Bài học từ làn sóng dịch bệnh tiếp theo

Dịch Covid-19: Bài học từ làn sóng dịch bệnh tiếp theo

TGVN. Nước ta lại phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới của Covid-19. Bài học nào cần được rút ra để triển ...

(theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, thời tiết lạnh giá thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa Đông đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc hơn 1% tại ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là 'mỏ vàng' về năng lượng tái tạo.
Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ quốc gia của Ukraine vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hình ảnh đám cháy lớn thiêu rụi 5 lán nhà tạm tại Hà Nội

Hình ảnh đám cháy lớn thiêu rụi 5 lán nhà tạm tại Hà Nội

Khoảng 20h12 ngày 9/1, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội xảy ra một vụ hỏa hoạn.
Trận Arsenal vs MU sử dụng quả bóng đặc biệt Ultimax Pro

Trận Arsenal vs MU sử dụng quả bóng đặc biệt Ultimax Pro

Trận đại chiến giữa Arsenal và MU tại vòng 3 FA Cup sẽ sử dụng quả bóng Ultimax Pro phiên bản đặc biệt.
Quyết tâm tăng cường quan hệ với ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du hai quốc gia Đông Nam Á

Quyết tâm tăng cường quan hệ với ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du hai quốc gia Đông Nam Á

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định, trong một xã hội quốc tế mà sự bất ổn đang gia tăng, mối quan hệ của nước này với Đông Nam Á cực kỳ quan trọng.
Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Tổng thống Ukraine tuyên bố, việc triển khai lực lượng đồng minh tại nước này là một trong những biện pháp tốt nhất để buộc Nga đi đến hòa bình.
Ba Lan tuyên bố sẽ bảo vệ ông Benjamin Netanyahu khỏi nguy cơ bị bắt giữ vì lý do đặc biệt

Ba Lan tuyên bố sẽ bảo vệ ông Benjamin Netanyahu khỏi nguy cơ bị bắt giữ vì lý do đặc biệt

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết Thủ tướng Israel sẽ không bị giam giữ mặc dù ICC có lệnh bắt ông Benjamin Netanyahu.
Điểm tin thế giới sáng 10/1: Yakuza Nhật Bản buôn lậu vật liệu hạt nhân, Lebanon có tân Tổng thống, Anh trừng phạt tội phạm buôn người

Điểm tin thế giới sáng 10/1: Yakuza Nhật Bản buôn lậu vật liệu hạt nhân, Lebanon có tân Tổng thống, Anh trừng phạt tội phạm buôn người

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/1.
Lebanon chào đón Tổng thống sau 2 năm trống ghế, quá khứ đau thương khép lại?

Lebanon chào đón Tổng thống sau 2 năm trống ghế, quá khứ đau thương khép lại?

Quốc hội Lebanon đã bầu Tư lệnh quân đội Lebanon, Tướng Joseph Aoun, làm tân tổng thống với đa số phiếu ủng hộ.
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động