TIN LIÊN QUAN | |
Financial Times: Khó xảy ra chiến tranh thương mại trong năm 2017 | |
FED mở đầu “kỷ nguyên Trump”? |
Dưới đây là 3 sự kiện gây biến động mạnh đối với thị trường tài chính toàn cầu năm 2016.
"Nốt trầm" đầu tiên là việc chỉ số chứng khoán Shanghai (SCI) ngay trong phiên giao dịch đầu năm (4/1) đã lao dốc tới 6,9%, trong khi chỉ số chứng khoán Thâm Quyến mất tới 8,2%, xuống mức thấp nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ năm 2007.
Đến cuối tháng 1, chỉ số SCI đã giảm 23%. Đây có thể chỉ là "dư chấn" của những bất ổn trong năm 2015, song một điều không thể phủ nhận là những biến động đầu năm ở Trung Quốc đã mở đầu cho làn sóng bán mạnh cổ phiếu trên nhiều thị trường khác, từ London (Anh) tới New York (Mỹ), cũng như thiết lập xu hướng biến động mạnh trên các thị chứng khoán toàn cầu trong 12 tháng qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Turnner) |
Cú sốc thứ hai là việc đồng Bảng Anh hai lần rớt giá đáng kể - điều hiếm gặp đối với một đồng tiền mạnh. Lần đầu tiên vào ngày 24/6, đồng bảng giảm 11,1%, xuống 1 bảng đổi 1,3224 USD, mức thấp nhất trong 31 năm, sau khi có kết quả trưng cầu ý dân với việc người Anh ủng hộ rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Điều này cho thấy giới đầu lo ngại tư về tương lai của "xứ sương mù" khi đứng ngoài EU.
Ba tháng sau đó, đồng bảng dao động quanh mức 1 bảng đổi 1,28 đến 1,33 USD. Tuy nhiên, chỉ trong 2 phút sau khi thị trường châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 7/10, đồng Bảng Anh đã bất ngờ giảm từ mức 1 bảng đổi 1,26 USD xuống còn 1,18 USD, trong bối cảnh đồng tiền này chịu nhiều sức ép sau tuyên bố của Thủ tướng Anh Theresa May về việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon trước cuối tháng 3/2017 để khởi động tiến trình đàm phán rời EU.
Dù rằng thị trường sau đó phục hồi lên mức 1 bảng đổi 1,24 USD, nhưng giá trị của đồng Bảng Anh bị ảnh hưởng không nhỏ và việc một đồng tiền mạnh của thế giới mất giá lớn trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là hiện tượng hiếm thấy.
Sự kiện thứ ba gắn với chiến thắng của tỷ phú Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Thị trường kỳ hạn của chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm 800 điểm, còn giao dịch của chỉ số S&P 500 bị tạm ngưng sau khi giảm tới 5%.
Giới đầu tư lo ngại các cam kết bảo hộ kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại và gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, rốt cuộc, thị trường đã lấy lại niềm tin rằng vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ sẽ không đối đầu với các đối tác thương mại toàn cầu; các chính sách, chủ trương nới lỏng các quy định kinh doanh của ông sẽ thúc đẩy tăng trưởng, và hỗ trợ nhiều lĩnh vực như ngân hàng hay y tế.
Đến ngày 9/11, chỉ số S&P 500 đã tăng 1,1%, khởi đầu cho chuỗi ngày tăng giá và liên tục thiết lập các kỷ lục mới của thị trường chứng khoán Mỹ.
Những nguy cơ khi đồng USD mạnh Giá trị của USD đang ở mức cao kỷ lục trong thập niên qua và bối cảnh của nền kinh tế thế giới dường như ... |
Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016" mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ... |
Kế hoạch của ông Trump có thể cứu nền kinh tế thế giới Ngày 23/11, giới chuyên gia nhận định kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng ở ... |