TIN LIÊN QUAN | |
"Đề thi khó nhưng vẫn đạt mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh" | |
Chính thức chốt phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 |
Với số thí sinh đông tới hơn 925.000 em, nhưng chỉ có khoảng 30% thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT. Còn khoảng trên 70% muốn tham gia thi để vào các trường đại học. Có thể nói, hai kỳ thi gộp làm một vừa đỡ tốn kinh phí và sức lực của thầy, trò và phụ huynh học sinh. Hai là, thi tại chỗ (chứ không thi tập trung như các năm trước đây) tránh được ách tắc và tai nạn giao thông. Ba là, đề thi giúp phân hóa cao trình độ học sinh (kém, trung bình, khá, giỏi). Từ đó, tạo thuận lợi cho việc chọn lựa các em vào các trường đại học. Bốn là, kỳ thi đạt mức nghiêm túc cao, đề thi được bảo mật tuyệt đối, 73 thí sinh bị đình chỉ thi và không có giám thị nào bị kỷ luật.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Tiêu biểu, chúng ta nên tính toán đề Toán sao cho phù hợp với trình độ chung của thí sinh. Tôi có theo dõi phản ánh của một số giáo sư Toán học cho rằng đề thi khó, 90 phút không đủ để làm 50 câu.
Tôi cũng nghĩ, rất ít thầy cô giáo dạy Toán THPT nào có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong vòng 90 phút. Bởi vì, có nhiều câu đòi hỏi phải tính toán trong 10 đến 15 phút, trong khi đề yêu cầu là 1 phút 48 giây. Nhiều thầy cô giáo còn cho rằng, học sinh chỉ đủ khả năng hoàn thành được 50-60% nội dung đề thi Toán và Hoá. Kết quả đồ thị điểm số có khả năng là một hình chuông không đều và đỉnh cao rơi vào khoảng 4 - 5 điểm; sẽ rất ít điểm 9,10.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. (Nguồn: TTVN) |
Hiện nay, phần lớn các quốc gia châu Á vẫn duy trì kỳ thi tuyển sinh đại học trên phạm vi toàn quốc hàng năm. Trung Quốc là nước có hình thức tuyển sinh đại học gần giống với Việt Nam. Học sinh của họ thi chung đề và toàn bộ kết quả thực hiện qua máy tính. Các trường điểm có quyền chọn trước nhưng những trường danh tiếng vẫn dành tỉ lệ nhất định cho các học sinh xuất sắc ở từng tỉnh.
Tại Hàn Quốc, điểm thi đại học chỉ chiếm 65% kết quả tuyển sinh. Các yếu tố còn lại là bảng điểm phổ thông trung học (25%) và thi tự luận tại trường đại học (10%). Tại Nhật Bản, tùy theo từng ngành học, mỗi thí sinh được chọn tối thiểu là 5 môn thi. Sau đó, thí sinh có thể phải thi thêm một vài môn đặc thù phù hợp với yêu cầu của trường đó.
Còn tại Mỹ, các trường đại học tuyển sinh không dựa vào một kỳ thi chung toàn quốc mà vào kết quả kiểm tra của hai cuộc thi độc lập là SAT (thi Anh văn và Toán) và ACT (thi Anh văn, Toán, Đọc hiểu và Khoa học). Mỗi cuộc thi được tổ chức 4 lần/năm. Điểm chung của hai kỳ thi này đều chú trọng đánh giá khả năng tư duy và phân tích, vận dụng kiến thức của thí sinh thay vì kiểm tra khối lượng kiến thức mà thí sinh tích lũy được.
Thêm vào đó, dựa vào đăng ký của thí sinh, ACT còn đưa ra bộ câu hỏi nhằm đánh giá năng khiếu và sở trường của thí sinh và tư vấn cho sinh viên nên chọn học ngành nào trong kết quả thi được gửi về. Sau đó, học sinh cuối cấp trung học sẽ gửi bảng điểm trung học, kết quả thi SAT hoặc ACT và bài luận tới khoảng 5 đến 6 trường đại học. Các trường sẽ dựa trên những kết quả này để lựa chọn sinh viên mới.
Học để trở thành con người tự do
Nhìn lại, chúng ta đang ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”; thiếu những công nhân có tay nghề cao và cả các Giáo sư, các Tổng công trình sư có chuyên môn sâu. Trong buổi hội thảo “Lập nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”, tôi hỏi các em học sinh cấp ba: “Học để làm gì?”.
Phần lớn các em trả lời: Học để vào đại học, học để sau này đỡ khổ, học để không làm xấu mặt mẹ cha, không phụ công thầy cô giáo. Tôi cho rằng, các em “học là để trở thành con người tự do” - tự do quyết định mục tiêu của đời mình, lĩnh hội kiến thức và quyết tâm để thực hiện việc đạt bằng được những mục tiêu ấy.
Tôi nói với các em sức khoẻ quý hơn vàng, mình có cả đời để học tập, để thăng tiến. Tôi khuyên các em đừng lao tâm khổ tứ, học ngày học đêm, để phí mất cả những ngày tháng tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân.
Các em không trúng tuyển vào các trường đại học có làm sao đâu? Đừng quên hiện tại đang có tới hơn 200.000 em tốt nghiệp đại học trở lên đang thất nghiệp. Có em phải giấu bằng đại học để xin làm công nhân cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều em còn phải học thêm bằng trung cấp chuyên nghiệp mới có việc làm.
Hiện nay, ngành dạy nghề của ta đang phát triển với đội ngũ 80.000 giảng viên đang giảng dạy trong 110 Trung tâm đào tạo nghề, với hơn 100 trường trung cấp nghề và gần 200 trường cao đẳng nghề.
Tiêu biểu, tại Viện Sinh vật và Công nghệ sinh học – nơi tôi đang làm việc có bạn trẻ (với bằng Tiến sĩ ở Mỹ) nhưng mức lương khởi điểm là 3 triệu. Trong khi, sau 3 - 4 năm học nghề nhiều em đã có mức lương tới 4 - 5 triệu đồng.
Tôi nghĩ, các em nên tham khảo 8 trí thông minh của con người (thông minh về không gian, âm nhạc, ngôn ngữ, sự vận động, giao tiếp, toán học, nội tâm, khoa học tự nhiên) để xác định mục tiêu cho đời mình. Tôi nghĩ, không nên ép trẻ phải giỏi toàn diện, việc đi đúng đường, đúng sở trường sẽ giúp các em phát triển được năng lực nổi trội của mình. Tôi nhớ, trong buổi nói chuyện tại một trường THPT, có một em nữ sinh hát rất hay. Tôi nghĩ, nếu em đó nếu không học ngành âm nhạc sẽ rất đáng tiếc...
GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng
Uỷ viên Hội đồng Quốc Gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực
Điểm sàn riêng cho ngành sư phạm là bất khả thi? Về vấn đề điểm sàn riêng cho các trường sư phạm, ông Nguyễn Quốc Vương (Giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà ... |
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các trường gỡ khó Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 vào ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ... |
Hơn 4.000 điểm 10 có đúng thực trạng? GS. NGND Nguyễn Lân Dũng thấy đáng lo trước “cơn mưa” điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua. |