MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI DỊCH COVID-19

Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử 

Hà Linh
TGVN. Quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, những ngôn từ và cử chỉ ngoại giao thông thường nay bị thay thế bằng những lời chỉ trích khó nghe, đổ lỗi thẳng thừng và đe dọa đáp trả. Học giả Trung Quốc đánh giá thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Mỹ-Trung Quốc với châu Âu: Hoán đổi vị thế?
nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Tạp chí Foreign Policy: 5 trận chiến Mỹ-Trung Quốc
nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su

Tuần qua, Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương và Trung tâm Nghiên cứu Giao lưu Nhân dân Trung - Mỹ, Đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức diễn đàn về chủ đề “Quan hệ Trung - Mỹ trước ngã rẽ lịch sử”. Đánh giá của giới học giả Trung Quốc về mối quan hệ Mỹ-Trung thể hiện một góc nhìn riêng từ phía Trung Quốc, rất đáng chú ý.

Trung Quốc đang đứng trước “ngã rẽ lịch sử”

Nhận định này được đưa ra xuất phát từ đánh giá: cục diện thế giới đang diễn ra những thay đổi lớn lao chưa từng có trong 100 năm qua; bản thân Trung Quốc cũng đang từng bước tiến vào thời đại mới, có những thay đổi mạnh mẽ kể từ Đại hội 18 đến nay; sự phát triển của khoa học công nghệ đang làm thay đổi phương thức sản xuất và sinh hoạt của toàn nhân loại; đại dịch Covid-19 trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng thúc đẩy những thay đổi trong quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Thời đại đã thay đổi, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng đã thay đổi. Vì vậy, chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ cũng cần phải thay đổi.

Chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 1, từ năm 1949 - 1972: Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Biểu hiện cơ bản nhất là, giữa hai nước không có giao lưu, trao đổi; không có quan hệ thương mại. Về chính trị, Mỹ không thừa nhận nước Trung Quốc mới.

Giai đoạn 2, từ năm 1972 - 1979: Sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, xuất phát từ nhu cầu của Chiến tranh lạnh, Mỹ thực hiện chiến lược quân sự đối với Trung Quốc, hình thành tam giác Trung - Mỹ - Xô.

Giai đoạn 3, từ năm 1979: Mỹ thực hiện chiến lược “can dự là chính” đối với Trung Quốc. Kể từ sau năm 1978, giữa Trung Quốc và Mỹ hình thành thời cơ chiến lược “can dự - hội nhập”. Sau năm 1978, Mỹ hy vọng thông qua quan hệ với Trung Quốc để lôi kéo Trung Quốc vào hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn dắt. Mỹ cho rằng, thông qua chiến lược này có thể đạt được lợi ích kinh tế và chiến lược, đồng thời, tác động tới phương hướng phát triển của Trung Quốc trong tương lai, đây là mục đích chính của Mỹ.

nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su
Quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Mỹ muốn gì ở Trung Quốc?

Tin liên quan
nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Mỹ-Trung Quốc với châu Âu: Hoán đổi vị thế?

Chiến lược can dự của Mỹ vừa có yếu tố tích cực, vừa có yếu tố tiêu cực. Yếu tố tích cực là không đối đầu. Nhờ tham gia sâu vào hệ thống quốc tế, Trung Quốc có thể phát triển. Đây là mặt có lợi đối với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra, Mỹ luôn muốn gây ảnh hưởng lên Trung Quốc, muốn thay đổi Trung Quốc.

Sau năm 1978, Trung Quốc đã hình thành chiến lược tương đối ổn định đối với Mỹ. Trung Quốc muốn thông qua quan hệ với Mỹ để: lôi kéo Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia nhập hệ thống quốc tế; thực hiện hiện đại hóa kinh tế - xã hội; duy trì bản sắc của mình. Điểm thống nhất tương đối lớn về phương hướng, chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ là Mỹ muốn kéo và Trung Quốc cũng muốn ngả theo Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai nước chính là Mỹ muốn thay đổi Trung Quốc, nhưng Trung Quốc kiên quyết không thay đổi con đường đặc sắc của mình.

Sau khủng hoảng kinh tế, tại Mỹ đã nhiều lần xuất hiện tranh cãi về chiến lược đối với Trung Quốc, nổi bật nhất là hai lần: (i) từ 2009-2010, sau khủng hoảng tiền tệ, tại Mỹ nổi lên “thuyết Trung Quốc ngạo mạn”, sau đó chuyển sang “thuyết Trung Quốc cứng đầu”; (ii) năm 2015, một năm trước khi diễn ra cuộc tranh cử Tổng thống giữa bà Clinton và ông Donald Trump.

Lần này, Mỹ nhận định chiến lược can dự với Trung Quốc đã thất bại. Mỹ từng nghĩ lôi kéo Trung Quốc vào hệ Hillary thống quốc tế do Mỹ dẫn dắt thì Trung Quốc sẽ “tự diễn biến”. Trên thực tế, Trung Quốc đã “bị lôi kéo”, đã phát triển và đã có những thay đổi vô cùng to lớn, nhưng theo cách nhìn của Mỹ, những thay đổi này chưa đủ lớn, không theo đúng mong muốn của Mỹ.

Mỹ thay đổi chính sách ra sao?

Tin liên quan
nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Mỹ-Trung Quốc: Tin cậy thấp nhất kể từ 1979

Những thay đổi trong chiến lược của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc xuất phát từ những thay đổi trong cách định vị của Mỹ về Trung Quốc, chủ yếu trên 2 phương diện.

Một là Mỹ nhận định thực lực của Trung Quốc đã khác. Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017 lần đầu tiên xác định “giấy trắng mực đen” rằng “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ”. Trong chiến lược can dự với Trung Quốc, Mỹ vẫn nhìn nhận có thể hợp tác được với Trung Quốc, dù Mỹ muốn thay đổi Trung Quốc nhưng về tổng thể vẫn muốn kéo Trung Quốc về phía mình. Nhưng hiện nay, Mỹ nhận ra rằng, Mỹ không thể tiếp tục chiến lược can dự này nữa. Hai là Mỹ xác định Trung Quốc là “quốc gia xét lại” - đây là thay đổi hết sức to lớn. Chính điều này đã dẫn đến việc từ năm 2018 đến nay, Mỹ liên tục xung khắc với Trung Quốc, nổi bật nhất chính là “chiến tranh thương mại”.

Tuy nhiên, bản thân cách nhìn nhận trong nội bộ Trung Quốc về Mỹ cũng đã dần thay đổi. Theo đó, Mỹ vẫn rất quan trọng, nhưng tầm quan trọng của Mỹ đối với Trung Quốc đã giảm sút so với trước đây. Mặt khác, nếu như trước đây rất nhiều người Trung Quốc cho rằng Mỹ quản trị nội bộ rất tốt, nhưng gần 10 năm nay, ngày càng nhiều người cảm thấy, nội bộ Mỹ dường như cũng có vấn đề, đặc biệt là kể từ khi xảy ra dịch bệnh, cách thể hiện của Mỹ càng “mất điểm”.

Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc Mỹ quyết định kết thúc chiến lược can dự với Trung Quốc. Song, trong nội bộ Mỹ vẫn chưa đạt được nhận thức chung về việc sẽ dùng chiến lược gì để thay thế chiến lược can dự với Trung Quốc.

Mỹ-Trung tách rời

Trong tương lai, khả năng Mỹ-Trung Quốc tách rời (decoupling) ở mức độ nhất định là khó tránh khỏi. Vấn đề là, tách rời trong lĩnh vực gì, tách rời như thế nào.

Cách đây 2 năm, có một số chuyên gia Mỹ từng nói vui rằng, chỉ có một khả năng giúp quan hệ Trung - Mỹ tốt trở lại, đó là xuất hiện người ngoài hành tinh vào Trái đất, khiến Trung - Mỹ buộc phải cùng nhau chống lại kẻ thù chung. Thời điểm đó, ai cũng nghĩ đó chỉ là câu nói đùa, nhưng không ngờ, 2 năm sau, câu nói đùa đó đã trở thành sự thật. “Người ngoài hành tinh” đó chính là virus Covid-19.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là, “người ngoài hành tinh” này khiến quan hệ Trung - Mỹ thêm bất hòa. Rất nhiều người trong chính quyền Tổng thống Trump coi dịch bệnh là thời cơ chiến lược của Mỹ trong việc làm suy yếu Trung Quốc. Chỉ trong vài tháng, Mỹ liên tục công khai chỉ trích Trung Quốc, phát động cuộc chiến dư luận, kêu gọi “thoát Trung” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế cho thấy, Mỹ không sản xuất được khẩu trang, không sản xuất được máy thở, một số dược phẩm y tế cơ bản nhất cũng phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngày càng nhiều chính khách Mỹ kêu gọi chuyển dịch ngành sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm quay về Mỹ. Nhưng khả năng điều chỉnh chuỗi cung ứng trong thời gian ngắn là không cao. Về lâu dài, Trung - Mỹ tách rời là một xu thế, nhưng về ngắn hạn thì chưa thể.

nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Nguy cơ 'chiến tranh nóng' giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông?

TGVN. Không nơi nào tàu chiến, máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc lại “chạm trán” với tần suất nhiều như ở Biển Đông.

nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Ngoại trưởng Vương Nghị: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang 'bị bắt làm con tin'

TGVN. Trung Quốc ngày 24/5 cho biết mối quan hệ của nước này với Mỹ đang bên bờ vực của một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”, ...

nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh?

TGVN. Lưỡng hội Trung Quốc thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Các chuyên gia bên trong Trung Quốc đánh giá thế nào về triển ...

nhin tu trung quoc quan he my trung quoc truoc nga re lich su Cuộc ‘so găng’ Mỹ - Trung Quốc sẽ đi đến đâu?

TGVN. Lịch sử thế giới đương đại đang chứng kiến một cuộc đọ sức ngoạn mục giữa hai siêu cường được dẫn dắt bởi Tổng ...

(Theo “Tin tức Trung Quốc”)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động