Nhu cầu cấp bách về năng lượng, Philippines tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông

Nguyên Vy
TGVN. Nhu cầu khẩn cấp về năng lượng của Philippines có thể là động lực mạnh mẽ để Trung Quốc và Philippines đạt được thỏa thuận về khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Công ty Forum Ltd. của Philippines đang đàm phán với Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) về dự án khai thác dầu khí chung.

Forum Ltd. là công ty con của một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu ở Philippines - Tập đoàn Năng lượng PXP. Theo hãng tin Reuters, PXP cho biết các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.

“Đèn xanh” đã bật

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, có những dấu hiệu cho thấy về triển vọng Trung Quốc và Philippines đạt được thỏa thuận. Cho đến nay, CNOOC là công ty nước ngoài duy nhất được phía Philippines gọi là bên tham gia tiềm năng trong việc khai thác chung dầu khí ở Biển Đông sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phê chuẩn việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn thăm dò dầu khí ở Biển Đông vào ngày 15/10.

Trước đó, Manila đã ban hành lệnh cấm này vào năm 2014 dưới thời Tổng thống Benigno Aquino.

Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi tuyên bố quyết định dỡ bỏ lệnh cấm đã được đưa ra có tính đến kết quả cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc cũng như giữa Forum Ltd và CNOOC. Mặc dù không có thông tin chi tiết về cuộc hội đàm song phương giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin tại thành phố Đằng Xung, tỉnh Vân Nam ngày 10/10 nhưng giới quan sát cho rằng hai vị bộ trưởng này đã phát tín hiệu chính trị "bật đèn xanh" cho sự hợp tác năng lượng.

Theo thông báo chính thức, ông Vương Nghị xác nhận sự quan tâm của Trung Quốc đến việc phát triển hợp tác trong khuôn khổ các dự án song phương quy mô lớn.

nhu cau cap bach ve nang luong philippines tim kiem hop tac voi trung quoc khai thac dau khi chung o bien dong
Nhu cầu cấp bách về năng lượng, Philippines tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu khí chung ở Biển Đông. (Nguồn: offshore-technology)

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Locsin tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của đài Sputnik, bà Daria Panarina, chuyên gia làm việc tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét Trung Quốc và Philippines có cơ hội tốt để phát triển hợp tác năng lượng và khai thác chung dầu khí ở Biển Đông.

Bà Daria Panarina nhận định: "Philippines hiện đang phải tìm thêm các nguồn dầu khí mới. Họ không thể đáp ứng nhu cầu của mình từ các nguồn có sẵn. Manila phải nhập khẩu năng lượng, mà đây là gánh nặng đè lên ngân sách, vì thế hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên về nội dung này”.

Theo bà Daria Panarina thì quá trình đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc đã được khởi động từ năm 2016 sau khi ông Duterte lên nắm quyền. Tuy nhiên cho đến nay, hai bên chưa đạt được thỏa thuận nào cụ thể.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Philippines cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. “Mọi người đều cần nguồn lực trong hoàn cảnh khó khăn, kể cả Trung Quốc. Trong điều kiện này, các bên có thể sẵn sàng nhượng bộ và thỏa hiệp thực sự để khai thác dầu khí chung ở thềm lục địa", bà Daria Panarina nhận định.

Tăng tốc vào năm 2021?

Trong khi đó, tờ Manila Bulletin lưu ý rằng 99% nhu cầu dầu thô của Philippines được đáp ứng bằng nhập khẩu. Ngoài ra, mỏ khí Malapaya sẽ cạn kiệt trong vòng vài năm nữa. Dự đoán từ năm 2024, sản lượng khí đốt từ mỏ ngoài khơi này sẽ bắt đầu giảm. Tờ Manila Bulletin cũng cho rằng CNOOC là một trong những bên hưởng lợi từ việc Philippines dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh DWIZ ở Manila, ông Sherwin Gatchalian, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Thượng viện Philippines, nói rằng Trung Quốc nhận thức được nhu cầu cấp thiết về dầu khí của Philippines. Ông cũng cho biết hiện có khoảng 30 dự án khoan trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tờ Philippine Star đưa tin ngoài nhà điều hành PXP Energy Corp., còn có những công ty nổi tiếng như Tập đoàn dầu khí quốc gia Philippine (PNOC) và Tập đoàn dầu khí và vận tải biển của Philippines Udenna Group đang mong muốn thăm dò dầu khí ở Biển Đông sau khi ông Duterte dỡ bỏ lệnh cấm.

Trước đó, PNOC đã được Bộ Năng lượng Philippines cho phép thực hiện Hợp đồng Dịch vụ 57 (SC57) vào năm 2005 để tiến hành thăm dò dầu khí ở khu vực Calamian, gần mỏ khí đốt tự nhiên Malampaya thuộc vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông). SC57 nằm trong số 5 dự án thăm dò của Philippines hiện có thể được triển khai sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte quyết định dỡ bỏ lệnh cấm đối với các hoạt động liên quan đến năng lượng trên Biển Đông kéo dài suốt 6 năm qua.

Ông Rozzano Briguez, Chủ tịch PNOC-Exploration, một chi nhánh của PNOC, ngày 20/10 cho biết công ty này muốn bắt đầu một liên doanh thăm dò năng lượng với CNOOC vào năm 2021. Ông Briguez nói: “Vào Quý IV năm sau, chúng tôi có thể bắt đầu khoan, và nếu may mắn, vào năm 2026 hoặc đầu năm 2027, việc khai thác tại dự án SC57 sẽ bắt đầu”.

Không quên cảnh giác

Dù các công ty năng lượng của Philippines tìm kiếm hợp tác chung trong lĩnh vực dầu khí nhưng các học giả nước này vẫn luôn đưa ra các cảnh báo về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Giáo sư Jay Batongbacal, chuyên gia hàng hải cấp cao, Viện trưởng Viện Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, ngày 21/10 cảnh báo nước này nên cảnh giác về các tàu nghiên cứu của Trung Quốc hoạt động trong vùng nước của Philippines và cho đó là chiêu bài để Bắc Kinh tăng cường sức mạnh hải quân.

Vị chuyên gia hàng hải cho rằng Trung Quốc đã thừa nhận công khai việc phát triển công nghệ hàng hải và việc tiến hành nghiên cứu khoa học hàng hải (MSR) là “một cách thức bảo vệ chủ quyền và tạo ra một môi trường sức mạnh hàng hải”. Ông nhấn mạnh: “chúng ta cần phải quan ngại về các hoạt động nghiên cứu khoa học hàng hải của họ (Trung Quốc) ở vùng biển Tây Philippines (một phần Biển Đông)”.

Chính phủ Philippine đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc triển khai tàu chiến và dân quân tại những vùng nước của Philippines, đặc biệt là biển Tây Philippines.

Trước đó, ngày 16/10, khi được hỏi Philippines sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc phản đối hoặc can thiệp vào hoạt động thăm dò ở biển khơi, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi tuyên bố Manila “sẽ bảo vệ các quyền của chúng tôi, đó là điều mà chúng tôi sẽ làm".

Mỹ-Nhật Bản-Australia 'rủ nhau' tập trận ở Biển Đông

Mỹ-Nhật Bản-Australia 'rủ nhau' tập trận ở Biển Đông

TGVN. Ngày 20/10, Reuters dẫn thông báo của Hạm đội 7 Mỹ cho biết, nước này, Nhật Bản và Australia đã tiến hành cuộc tập ...

Biển Đông: Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, thúc đẩy xây dựng lòng tin

Biển Đông: Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, thúc đẩy xây dựng lòng tin

TGVN. Chiều ngày 20/10, trong khuôn khổ Ủy ban Pháp lý (Ủy ban 6) của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75, Đại sứ ...

Biển Đông: Australia-Nhật Bản phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cưỡng chế

Biển Đông: Australia-Nhật Bản phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cưỡng chế

TGVN. Ngày 19/10, Hai Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản đã gặp nhau và thảo luận về hợp tác quốc phòng và an ...

(Theo Reuters, Sputnik, Inquirer)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và dứt khoát biện pháp mới cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo Dải ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động