Prambanan là một tổ hợp có tới 240 ngôi đền được xây dựng từ triều đại Sailendra hùng mạnh giữa thế kỷ 9 (sau Công nguyên) ở Trung Java, Indonesia. Đây là đền thờ Hindu lớn nhất nước này và là một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đáng tiếc là các đền thờ chính đã sụp đổ vì động đất, một số được dựng lại vài lần nhưng số khác vẫn là đống đổ nát. (Nguồn: Sputnik)
Đền thờ Phật giáo Kimkaku-ji ở Kyoto, Nhật Bản, cũng là Di sản Thế giới và là một trong những công trình nổi tiếng nhất của nước này, thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm. Nó vốn được xây làm nơi nghỉ hưu của Tướng quân Ashikata Yoshimitsu vào năm 1397, sau đó trở thành một ngôi đền sau khi ông qua đời vào năm 1408. Năm 1950, ngôi đền bị một nhà sư trẻ phóng hỏa nhưng được phục dựng 5 năm sau đó giống y như bản gốc. (Nguồn: Sputnik)
Đền Sri Ranganathaswamy được coi là ngôi đền đầu tiên và quan trọng nhất thờ thần Ranganatha của đạo Hindu, tọa lạc ở bang Tamil Nadu và được biết đến qua một số tên khác như Thiruvaranga Tirupati, Periyakoil, Bhoologa Vaikundam hay Bhogamandabam. Phần cổ nhất của ngôi đền được xây từ thế kỷ thứ 10. (Nguồn: Sputnik)
Đền Ivolginsky Datsan được xây dựng năm 1945 và là đền thờ Phật giáo đầu tiên ở Liên bang Xô Viết lúc bấy giờ. Hiện nó là nơi linh thiêng nhất của cộng đồng Phật tử ở Nga. (Nguồn: Sputnik)
Wat Rong Khun (Đền thờ Trắng) ở tỉnh Chiang Ra (Thái Lan), là bản sao của đền Wat Rong Khun bản gốc hiện trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhưng thiếu tiền trùng tu. Chính vì thế, nghệ sỹ người Thái Chalermchai Kositpipat đã quyết định dùng tiền riêng để xây ngôi đền mới và mở cửa đón khách từ năm 1997. (Nguồn: Sputnik)
Thiên Đàn hay Điện thờ Trời là một tổ hợp công trình tôn giáo của hoàng gia ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), được xây dựng từ năm 1420 và sau đó trở thành nơi các Hoàng đế nhà Thanh và Minh thực hiện nghi lễ tế trời. Bao quanh di sản thế giới được UNESCO công nhận này là một công viên, tạo thành tổ hợp rộng tới 267ha. (Nguồn: Sputnik)
Paro Taktsang, hay Hang Hổ, là một điểm đến linh thiêng của Phật tử ở Himalaya. Đền thờ năm trên mỏm đá nhìn xuống thung lũng Paro ở Bhutan. Nó được xây dựng năm 1962 tại nơi tương truyền là vào thế kỷ thứ 8, Đại sư Ấn Độ Padmasambhava, người đưa đạo Phật đến Bhutan, đã ngồi thiền 3 năm, 3 tháng, 3 ngày và 3 giờ liền. (Nguồn: Sputnik)
Nhà thờ Chúa Jesus có tên Transfiguration là phần nổi bật nhất của Kizhi Pogost, một công trình bảo tàng mở bằng gỗ xây từ thế kỷ 17, 18 trên hồ Onega (thuộc nước Cộng hòa Karelia, Liên bang Nga). Nhà thờ Chính thống giáo của Nga này có 22 mái vòm, cao 37m, được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1990. (Nguồn: Sputnik)
Sri Harmandir Sahib (Đền Vàng) là nơi cầu nguyện linh thiêng nhất của người theo đạo Sikh, tọa lạc tại thành phố Amritsar (tỉnh Punjab, Ấn Độ). Được dựng lên từ năm 1577 và tu bổ năm 1764, tầng trên của ngôi đền được dát đến 750kg vàng ròng, phần trần cũng được làm từ vàng và đá quý. (Nguồn: Sputnik)
Đền thờ Hồi giáo Sheikh Zayed ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở nước này. Ngôi đền do 1 kiến trúc sư Syria thiết kế và được xây từ năm 1996 đến 2007. Công trình bao phủ một diện tích hơn 12ha. (Nguồn: Sputnik)
Gawdawpalin Pahto là một đền thờ Phật giáo có từ thế kỷ 12 ở Bagan, Myanmar. Nó từng bị phá hủy nặng nề trong vụ động đất 1975 và được xây dựng lại trong nhiều năm sau đó. (Nguồn: Sputnik)
Sagra Família là một nhà thờ Công giáo Rome lớn ở Barcelona, Tây Ban Nha, do kiến trúc sư Antoni Gaudí thiết kế. Công trình được xây từ năm 1883 và là một di sản thế giới được UNESCO công nhận nhưng tiến trình thi công rất chậm do dựa vào tiền quyên góp cá nhân. Dự kiến các tòa tháp và phần lớn công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2026, nhân 100 năm ngày mất của Gaudí, còn phần trang trí sẽ được hoàn tất vào năm 2030 hoặc 2032. (Nguồn: Sputnik)
Nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ ở St. Petersburg, Nga, là một trong những điểm hút khách du lịch chính của thành phố này. Được xây dựng từ năm 1883 đến 1907 tại nơi Hoàng đế Alexander II từ trần (tháng 3/1881), nhà thờ Chính thống giáo của Nga này có bức tường ghép gốm (mosaics) được cho là lớn nhất thế giới, rộng hơn 7.500m2.
Baoquocte.vn. Với khẩu hiệu 'Điện ảnh: sáng tạo-cất cánh', Liên hoan phim quốc tế Hà Nội sẽ giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách 'Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam.