Những điều ít biết về tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên của Liên Xô

“Quái vật dưới mặt nước biển” này trở thành tàu ngầm uy lực nhất của Liên Xô và là tàu ngầm đầu tiên phá được lớp băng dày 2,5m ở Bắc Cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
K-3 là tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân đầu tiên của Liên Xô. Ảnh: RBTH
K-3 là tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân đầu tiên của Liên Xô. (Nguồn: RBTH)

Chiến tranh Lạnh bắt đầu ngay sau khi kết thúc Thế chiến 2 đã chia thế giới thành hai lực lượng đối đầu nhau: Liên Xô và Mỹ. Mỗi bên đều tích cực tạo ra những vũ khí uy lực nhất để chuẩn bị cho khả năng một cuộc “chiến tranh nóng”, có thể loại bỏ kẻ thù của mình khỏi bề mặt Trái Đất. Trong một số trường hợp, Liên Xô là nước dẫn đầu, nhưng cũng có trường hợp Mỹ lại là nước đi trước.

Tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân Leninsky Komsomol K-3 là một trong số các trường hợp đặc biệt mà Liên Xô phải tìm cách bắt kịp Mỹ.

Lý do Liên Xô quyết có tàu ngầm năng lượng hạt nhân

Năm 1945, Mỹ đã rất công khai thể hiện với toàn thế giới về sức mạnh hủy diệt của các loại vũ khí hạt nhân mới. Dù vậy, việc triển khai bom hạt nhân bằng hàng không (như đã từng tiến hành khi dội bom Nhật Bản) cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể.

Ở thời điểm đó, Mỹ cho rằng, cách “an toàn” duy nhất để triển khai vũ khí hạt nhân ở thời điểm đó là bằng tàu ngầm, phương tiện có thể tiếp cận các bờ biển của đối phương một cách bí mật và tung ra đòn quyết định.

Dự án tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ được thực hiện một cách tối mật. Quyết định chế tạo con tàu đầu tiên được đưa ra năm 1951 và ngày 14/6/1952, lễ khởi đóng con tàu có tên “Nautilus” chính thức diễn ra. Cùng lúc đó, Liên Xô cũng đã bắt đầu chế tạo tàu ngầm năng lượng hạt nhân của riêng mình.

Nga khởi công chế tạo tàu ngầm K-3 ở Severodvinsk ngày 24/9/1955. Nếu như tàu ngầm Nautilus của Mỹ vẫn sử dụng kiểu khung thân như các tàu ngầm chạy điện-diesel và chỉ khác biệt ở chỗ có thêm lò phản ứng hạt nhân, thì tàu ngầm K-3 của Liên Xô lại có thiết kế hoàn toàn khác biệt để có thể tối ưu khả năng hoạt động dưới mặt nước. Do đó, tàu ngầm năng lượng hạt nhân K-3 của Liên Xô có tốc độ nhanh hơn so với tàu Nautilus.

Tàu ngầm K-3 có lượng giãn nước tối đa khi nổi là hơn 3.000 tấn và khi lặn là 4.750 tấn, có thể di chuyển với vận tốc lên tới hơn 50km/h dù lò phản ứng chưa hoạt động hết công suất.

Ban đầu con tàu được thiết kế nhằm tấn công các căn cứ hải quân ven bờ của kẻ thù chỉ với một quả nghi lôi nhiệt hạch cỡ nòng cực lớn (1,5 mét). Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại không hiệu quả và chi phí quá đắt đỏ nên đã bị hủy bỏ. Thay vào đó, Liên Xô chuyển sang sử dụng ngư lôi có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Điểm đặc biệt của tàu ngầm K-3

Để tăng mức độ tàng hình của K-3, Liên Xô sử dụng các cơ chế đặc biệt để giảm tiếng ồn cho các chi tiết bên trong, lớp phủ ngoài đặc biệt cho toàn bộ tàu, cùng bộ chân vịt có độ ồn thấp.

Một số chi tiết đặc biệt của tàu K-3 là nó không có các thiết bị bỏ neo, không mang bất cứ vũ khí phòng vệ nào và cũng không có lò phản ứng diesel khẩn cấp.

K-3 là tàu ngầm đầu tiên phá được lớp băng dày 2,5 mét ở Bắc Cực. Ảnh: Sputnik
K-3 là tàu ngầm đầu tiên phá được lớp băng dày 2,5m ở Bắc Cực. (Nguồn: Sputnik)

Sau này, những người từng được lên tàu ngầm K-3 nói rằng, phần bên trong của con tàu giống như một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi phòng được sơn một màu khác nhau và sử dụng tông màu sáng để tạo cảm giác dễ chịu cho mắt. Một số vách ngăn của tàu được làm thiết kế giống như một bức tranh, trong khi một số khác lại giống như chiếc gương lớn.

Tất cả đồ trang bị trên tàu đều làm từ các loại gỗ quý và được thiết kế đặc biệt để có thể sử dụng trong tình trạng khẩn cấp chứ không phải chỉ cho mục đích ban đầu của nó. Ví dụ, chiếc bàn lớn ở sảnh cũng có thể dễ dàng chuyển đổi thành một vật dụng nào đó trong trường hợp nhất định.

Tháng 7/1962, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô Leninsky Komsomol đã thực hiện chuyến đi thành công tới Bắc Cực, 4 năm sau thành tựu tương tự của người Mỹ trên tàu ngầm Nautilus vào năm 1958.

Tàu ngầm K-3 cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hải quân Liên Xô, và cả Nga sau này, có chuyến hành trình dài dưới mặt băng ở Bắc Cực và 2 lần đi qua điểm cực bắc của Trái Đất.

TIN LIÊN QUAN
Tàu ngầm Indonesia mất tích: Tìm thấy những mảnh vỡ
Mỹ điều máy bay đến hỗ trợ tìm kiếm tàu ngầm Indonesia mất tích
Lầu Năm Góc và tham vọng tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân
Tin thế giới 7/4: Nga ‘phủi tay’ liên minh quân sự với Trung Quốc; Đàm phán hạt nhân Iran tiến triển tích cực; Thủ phạm tấn công tàu Iran là Israel?
New York: Khách sạn đầu tiên được mở cửa trở lại tại Đảo Roosevelt và quá khứ khét tiếng ít ai biết tới

(theo Hoàng Phạm/VOV.VN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Armenia một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng thực chất và ...
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Chiều tối nay (ngày 19/11), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Vũ khí laser chống UAV: Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Vũ khí laser chống UAV: Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Hai siêu cường hàng đầu thế giới đều đang đánh cược trong cuộc đua làm chủ công nghệ tiêu diệt UAV.
Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Armenia triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác hiện có, góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động