1. Những khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc năm 2024
Hiện nay, thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc căn cứ trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.
- Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
2. Những khoản phụ cấp không phải đóng BHXH năm 2024
Theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:
- Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội đối với các khoản phụ cấp nêu trên.
3. Mức lương đóng BHXH tối đa năm 2024 là bao nhiêu?
Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định nêu trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2024 là 36.000.000 đồng.
| Ngày Tết Nguyên đán năm 2024 là ngày mấy dương lịch? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 Ngày Tết Nguyên đán năm 2024 là ngày mấy dương lịch? Tết Nguyên đán 2024 được nghỉ mấy ngày? Người lao động có được thưởng ... |
| Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất: Cập nhật tháng 12/2023 Lịch chi trả lương hưu hàng tháng được quy định vào ngày nào? Đã có lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hay chưa? |
| Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ việc có được hưởng chế độ gì không? Xin cho tôi hỏi người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ việc có được hưởng chế độ gì không? - ... |
| Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân và BHXH không? Xin cho tôi hỏi tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và bảo hiểm xã hội (BHXH) không? - Độc ... |
| Từ ngày 01/7/2024, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cải cách thế nào? Từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cải cách thế nào? - Độc giả Minh Thiên |