Những ký ức sâu đậm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàng Quần
Mỗi khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh một vị lãnh tụ hiền từ, giản dị, chất phác lại hiện lên trong đầu tôi, không bao giờ phai nhạt…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ký ức sâu đậm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ông Hoàng Quần (thứ hai từ trái sang) phiên dịch tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong thăm Việt Nam, tháng 11/1956. (Ảnh: NVCC)

Vào những năm đầu thế kỷ XX, tại Pháp cũng như tại Quảng Châu, Trung Quốc, nhiều thanh niên yêu nước của Trung Quốc và Việt Nam đang trên đường tìm tòi phương pháp cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân và chế độ phong kiến. Những thanh niên yêu nước ấy đã gặp nhau, kề vai chiến đấu trên những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, chông gai.

Bước sang những năm 40-50 của thế kỷ XX, hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiếp tục kề vai chiến đấu để giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, tạo ra lợi thế lớn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, do hai nước có đường biên giới chung dài, thuận lợi cho việc chi viện và giúp đỡ lẫn nhau.

Lúc này, hai dân tộc đều ở trong phong trào cộng sản quốc tế do Đảng Cộng sản lãnh đạo với tinh thần chủ nghĩa quốc tế, theo yêu cầu của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục sát cánh chiến đấu đánh bại kẻ thù chung, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử nhiều cán bộ quân sự và chính trị giàu kinh nghiệm sang giúp nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Cử chỉ giản dị và nỗ lực đấu tranh cho nông dân

Tôi là một học sinh Hoa kiều, vì chiến tranh phải rời thành phố di tản lên Việt Bắc và tham gia vào bộ đội tự vệ đầu năm 1947. Năm 1948, tôi được cử lên chiến khu Trung ương học lớp vô tuyến điện, sau đó làm việc ở một trạm điện đài có nhiệm vụ liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời thu và dịch tin tức của Tân Hoa xã cung cấp cho các vị lãnh đạo của Việt Nam theo dõi tiến triển của cách mạng Trung Quốc và tin tức thế giới.

Năm 1950, sau khi đoàn cố vấn Trung Quốc sang giúp Việt Nam kháng chiến, các cán bộ Hoa kiều và cán bộ điện báo đã được chuyển giao cho đoàn cố vấn chính trị. Cùng với tiến triển của cuộc kháng chiến, các cán bộ điện báo như chúng tôi, vì biết hai thứ tiếng Trung Quốc và Việt Nam, chuyển dần sang làm công tác phiên dịch cho chuyên gia Trung Quốc.

Năm 1953-1954, tôi được cử sang làm phiên dịch cho Tổ cố vấn công tác nông thôn. Ai cũng hiểu rằng, sau chiến dịch biên giới, khu giải phóng ngày càng được mở rộng, việc phát triển sản xuất nông nghiệp và củng cố vùng nông thôn để làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài là việc làm hết sức quan trọng, có tầm chiến lược.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác nông thôn lúc bấy giờ. Cứ vài ba tháng, Bác lại đến thăm Ban lãnh đạo và các cán bộ làm công tác nông thôn, theo dõi tình hình và chỉ đạo công tác. Mỗi khi đến, Bác đều quan tâm thăm hỏi tình hình sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của các đồng chí cố vấn trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ.

Có lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đúng lúc đoàn sắp đến bữa cơm, Bác đã ở lại dùng cơm cùng các đồng chí cố vấn. Tôi còn nhớ, bữa cơm hôm đó có món trứng rán, thịt vịt luộc, rau muống xào và canh mồng tơi.

Cuối bữa, Bác lần lượt cầm đĩa lên sẻ vào bát cho mọi người, bảo ăn cho hết, tránh lãng phí. Mọi người đều vui vẻ làm theo lời Bác. Cử chỉ giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho mọi người rất khâm phục tinh thần tiết kiệm của Bác.

Lần khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đi với đồng chí La Quý Ba, Trưởng đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc. Khi đến con suối nằm chắn ngang đường đi, lòng suối có đặt những tảng đá cuội lớn để người đi qua không phải lội xuống nước. Có một quãng suối không có tảng đá nào, ai muốn đi qua bắt buộc phải lội xuống nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh nhẹn bước lên trước, cúi xuống dùng tay vần những tảng đá lại gần để mọi người bước qua. Thấy vậy, bà Lý Hàm Trân, phu nhân của đồng chí La Quý Ba đã vô cùng xúc động, nói liền mấy câu “cảm ơn Hồ Chủ tịch”.

Sinh trưởng ở nông thôn thời Pháp thuộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu những khó khăn của nông dân Việt Nam. Trong quá trình hoạt động ở nước ngoài, Người luôn lên tiếng phê phán ách cai trị, áp bức, bất công mà người nông dân Việt Nam dưới chế độ cũ phải chịu đựng.

Tháng 7/1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến Trung tâm cách mạng của phong trào cộng sản lúc bấy giờ là Mạc Tư Khoa. Tháng 10/1923, Người là đại diện các dân tộc thuộc địa Pháp tham gia Hội nghị quốc tế nông dân lần thứ nhất. Tại Hội nghị, Người đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, nêu lên nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam. Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu vào Ban Chấp hành Hội đồng quốc tế nông dân.

Việt Nam và Trung Quốc, trước ngày giải phóng, là những nước thuộc chế độ thuộc địa và nửa thuộc địa, nông dân là tầng lớp đông đảo và nghèo nhất. Do đó, giải quyết được vấn đề của nông dân là việc làm hết sức quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ ở cả hai nước.

“Ông Hoàng Quần là người nối nhịp cầu cho tình hữu nghị cách mạng giữa nhân dân hai nước, có những đóng góp tích cực, cũng là người chứng kiến nhiều mốc son lịch sử quan trọng của mối quan hệ ‘vừa là đồng chí, vừa là anh em’ giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng

Vừa là đồng chí, vừa là anh em

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneva, lập lại hòa bình ở Đông Dương, tháng 10/1954, Chính phủ Việt Nam và các đoàn cố vấn chuyển về làm việc tại thủ đô Hà Nội.

Bước sang giai đoạn lịch sử mới, Đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc đã tách số cán bộ trong đoàn làm hai bộ phận, một bộ phận chuyển sang làm công tác ngoại giao, thành lập Đại sứ quán đầu tiên tại Hà Nội và đồng chí La Quý Ba trở thành Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đầu tiên.

Một số cán bộ chuyển sang làm công tác viện trợ và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Chính phủ Trung Quốc đã cử Thứ trưởng Bộ Tài chính Phương Nghị đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Kinh tế đối ngoại Trung Quốc tại Việt Nam. Tôi nằm trong số những cán bộ được chuyển sang công tác tại Ban này.

Những ký ức sâu đậm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng và các cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu thăm ông Hoàng Quần ngày 11/8. (Nguồn: TLSQ Việt Nam tại Quảng Châu)

Các cán bộ làm công tác kinh tế ở Ban Kinh tế đối ngoại được gọi là chuyên gia Trung Quốc. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chu đáo đến đời sống vật chất và tinh thần của các chuyên gia.

Cứ cách vài tuần, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mời các chuyên gia vào Phủ Chủ tịch, cùng ăn cơm hay xem biểu diễn văn nghệ, nhất là những khi có đoàn văn công nước ngoài đến biểu diễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó vẫn ăn mặc giản dị, chân đi dép cao su và nơi ở của Người tại Phủ Chủ tịch vẫn là ngôi nhà sàn có chân cao như hồi ở chiến khu Việt Bắc.

Mỗi khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh của một vị lãnh tụ hiền từ, giản dị, chất phác lại hiện lên trong đầu tôi, không bao giờ phai nhạt, bởi vì hình ảnh đó đã thấm sâu trong lòng.

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng cùng chung biên giới, có nền văn hóa Phương Đông giống nhau. Trải qua hơn 100 năm, hai nước đều từng cùng lâm vào hoàn cảnh bị đế quốc đô hộ và chia cắt, có nhiều nét tương đồng. Do vậy, trong quá trình đi tìm đường giải phóng dân tộc, những người thanh niên yêu nước của hai dân tộc đã gặp nhau trên con đường cách mạng, cùng nhau chiến đấu giải phóng dân tộc.

Từ thời ở Pháp, Moscow (Nga), hay ở những địa phương của Trung Quốc như Quảng Châu, Diễn An, Quế Lâm, với một lý tưởng chung, họ đã kết thành những người bạn chiến đấu tình nghĩa, cùng vượt qua thử thách, sóng gió. Trong những tác phẩm cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần ghi lại những chặng đường lịch sử đó.

Câu nói “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em” được phát ra từ đáy lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là câu nói tình nghĩa, đúc kết cả cuộc đời của Người trong suốt các chặng đường cách mạng Người đã đi qua.

Ông Hoàng Quần là nguyên Ủy viên Thường vụ Nhân đại (Hội đồng đại biểu nhân dân) tỉnh Quảng Đông, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại sự Nhân đại tỉnh Quảng Đông và nguyên Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Sở Ngoại Vụ tỉnh Quảng Đông.

Ông từng có thời gian dài sinh sống, học tập tại Việt Nam, tham gia Trung đoàn Tự vệ chiến khu Việt Bắc (năm 1947) và công tác tại Đoàn cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam, Ban Kinh tế đối ngoại Trung Quốc tại Việt Nam trong giai đoạn 1950-1957. Đặc biệt, ông đã có thời gian làm phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Gặp gỡ một nhân vật đặc biệt từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Đông, Trung Quốc

Gặp gỡ một nhân vật đặc biệt từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Đông, Trung Quốc

Ngày 11/8, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng đến thăm ông Hoàng Quần, nguyên Giám đốc, Bí thư Đảng ủy ...

Người Việt tại Singapore thể hiện tình cảm với Bác

Người Việt tại Singapore thể hiện tình cảm với Bác

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cùng cộng đồng người ...

Tấm lòng người Việt tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan hướng về Bác

Tấm lòng người Việt tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan hướng về Bác

Ngày 19/5, Lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trang trọng tại Làng hữu nghị Thái-Việt ...

Hoạt động ý nghĩa kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liên bang Nga

Hoạt động ý nghĩa kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liên bang Nga

Ngày 19/5, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga ...

Trại hè Việt Nam 2024: Kiều bào trẻ tham quan nơi lưu giữ những kỷ vật đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trại hè Việt Nam 2024: Kiều bào trẻ tham quan nơi lưu giữ những kỷ vật đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/7, tiếp tục hành trình từ Bắc vào Nam, đoàn thanh niên, sinh viên tham dự Trại hè Việt Nam 2024 đã đến Nghệ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hải quân Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Hải quân Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Tàu 265, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Campuchia.
Tổng lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo tại tỉnh Vĩnh Long

Tổng lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo tại tỉnh Vĩnh Long

Ngày 23/9, Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long đại diện các sở và Công an tỉnh tiếp và làm việc với đoàn Tổng lãnh sự quán Mỹ tại ...
Đơn vị đầu tiên được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ TELC

Đơn vị đầu tiên được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ TELC

Theo Bộ GD&ĐT, đây là cột mốc quan trọng trong hành trình hợp pháp hóa kỳ thi TELC tại Việt Nam.
Phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu

Phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu

Ngày 26/9, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội đồng chủ trì tổ chức 'Diễn đàn thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh ...
Tăng cường kết nối doanh nghiệp địa phương Việt Nam-Thái Lan

Tăng cường kết nối doanh nghiệp địa phương Việt Nam-Thái Lan

Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị ...
Đức: Đưa cả một lữ đoàn đến nước láng giềng ở sườn Tây của Nga, Thủ tướng Scholz sắp thăm Ấn Độ

Đức: Đưa cả một lữ đoàn đến nước láng giềng ở sườn Tây của Nga, Thủ tướng Scholz sắp thăm Ấn Độ

Đức cam kết triển khai lâu dài 5.000 quân tại Lithuania vào cuối năm 2027, quyết định mà Berlin coi là then chốt đối với chính sách quốc phòng.
MIF 2024: Định hình tương lai năng lượng bền vững tại tiểu vùng sông Mekong

MIF 2024: Định hình tương lai năng lượng bền vững tại tiểu vùng sông Mekong

Diễn đàn quốc tế Mekong năm 2024 'Chuyển đổi Năng lượng hướng tới phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong' chính thức khai mạc sáng 27/9.
Khai giảng chương trình cập nhật thông tin dành cho các Trưởng cơ quan đại diện năm 2024

Khai giảng chương trình cập nhật thông tin dành cho các Trưởng cơ quan đại diện năm 2024

Sáng 27/9, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ dự khai giảng Chương trình cập nhật thông tin dành cho các Trưởng cơ quan đại diện năm 2024.
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam và 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Saudi Arabia: Hướng tới tương lai đầy triển vọng

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam và 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Saudi Arabia: Hướng tới tương lai đầy triển vọng

Đại sứ Đặng Xuân Dũng cho rằng quan hệ giữa Việt Nam và Saudi Arabia là mối quan hệ tiềm năng đầy triển vọng.
Ủy ban Biên giới quốc gia thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Ủy ban Biên giới quốc gia thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Đoàn công tác của Ủy ban Biên giới quốc gia đến thăm hỏi, động viên, tặng quà khắc phục hậu quả thiên tai cho nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan nghị viện Việt Nam và Argentina

Tăng cường hợp tác giữa cơ quan nghị viện Việt Nam và Argentina

Đại sứ Ngô Minh Nguyệt đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Argentina với Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, thông qua việc trao đổi đoàn.
Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương thăm và làm việc tại Australia

Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương thăm và làm việc tại Australia

Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương đánh giá cao công tác vận động và phát triển cộng đồng của Đại sứ quán tại Australia...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Chiều 19/9, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về loạt vụ nổ thiết bị liên lạc ở Lebanon và cập nhật tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông.
Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Chiều ngày 5/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về một số tình hình bảo hộ công dân.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Từ ngày 12-16/8, Việt Nam tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN (DGICM) lần thứ 27.
Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này

Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này

Cục Lãnh sự chủ trì cuộc họp để thảo luận các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam trước tình hình leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động