Người Nhật khi mới chuyển đến sinh sống tại nơi ở mới cũng thường chuẩn bị món quà nhỏ như cafe, bột giặt, bánh quy… để biếu hàng xóm xung quanh, như một cách chào hỏi làm quen. (Nguồn: Sohu) |
Hạn chế giao tiếp bằng mắt
Khi giao tiếp với người Nhật, nên tránh nhìn vào mắt đối phương. Trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất lịch sự, không tôn trọng người đối diện.
Không nói quá nhiều
Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn là nói trong các cuộc hội thoại. Họ không nói quá nhiều.
Bên cạnh đó, người Nhật thường nói giảm nói tránh, họ ít khi phản bác thẳng thắn.
Cách vẫy tay
Tại Nhật Bản, khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng và các đốt ngón tay chạm vào nhau. Nếu không, bạn sẽ bị cho là vô lễ, kém lịch sự với đối phương.
Biếu quà
Người Nhật khi mới chuyển đến sinh sống tại nơi ở mới cũng thường chuẩn bị món quà nhỏ như cafe, bột giặt, bánh quy… để biếu hàng xóm xung quanh, như một cách chào hỏi làm quen.
Trang phục
Trang phục được coi là yếu tố quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp khác nhau. Tuy nhiên họ luôn đề cao sự tế nhị, kín đáo trong trang phục, đặc biệt là giữ trang phục luôn sạch sẽ và không nhàu nát.
Tại nơi làm việc, những bộ quần áo mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất.
Tại các bữa tiệc xã giao, nam thường mặc một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế; nữ nên mặc váy, quần tây kèm áo sơ mi và mang giày cao gót.
| Tìm hiểu 3 kiểu chào hỏi của người Nhật Văn hóa chào hỏi Ojigi không chỉ là một trong những văn hóa giao tiếp cầu kỳ nhất mà nó còn là nét đẹp trong ... |
| Chào hỏi như thế nào để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp? 'Đi đến nơi nào, lời chào đi trước'. Chào hỏi là phép lịch sự xã giao cơ bản, tối thiểu giữa người với người. Vì ... |