TGVN. Vào những ngày nắng nóng cao điểm, kem chống nắng cũng khó mà bảo vệ bạn khỏi các tia cực tím. Hãy thử những mẹo dưới đây để trị bỏng nắng tại nhà.
Nha đam: Nha đam là bài thuốc cực kì hiệu quả cho mọi loại bỏng, kể cả bỏng nắng. Gel nha đam giúp cấp ẩm cho vùng da bỏng và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. (Nguồn: Boldsky)
Chườm lạnh: Chườm vết bỏng bằng đá lạnh bọc trong khăn sạch giúp giảm đau nhanh bằng cách làm giảm nhiệt độ vết bỏng. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vết bỏng để tránh bị bỏng lạnh. (Nguồn: Boldsky)
Trà xanh: Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa giúp làm dịu da và cân bằng độ pH cho da. Trà xanh còn chứa polyphenol và axit tannic giúp giảm nhiệt vết thương và giảm đau nhanh chóng. (Nguồn: Boldsky)
Sữa: Sữa chứa vitamin A và D giúp đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Lau vết thương bằng sữa còn giúp tẩy da chết nhẹ nhàng và giảm đau nhanh chóng. (Nguồn: Boldsky)
Sữa chua: Axit lactic có trong sữa chua giúp tẩy da chết vùng da bỏng, còn protein giúp làm dịu da và giảm sưng đỏ. (Nguồn: Boldsky)
Dưa chuột: Dưa chuột có hàm lượng nước rất cao cùng với các thành phần giảm đau và làm dịu, nhờ đó được sử dụng phổ biến trong điều trị bỏng nắng. (Nguồn: Boldsky)
Mật ong: Mật ong giàu các chất kháng khuẩn, kháng viêm và chữa lành vết thương, nhờ đó sẽ giúp đánh bay cơn đau rát do bỏng nắng trong tức thì. (Nguồn: Boldsky)
Cây phỉ (Witch Hazel): Tinh dầu cây phỉ chứa chất tannin đặc trị sưng viêm do bỏng nắng. Cây phỉ cũng chứa thành phần giúp làm lành vết thương, nhờ đó giúp giảm đau nhanh chóng. (Nguồn: Boldsky)
Yến mạch: Yến mạch được chứng minh là có tác dụng cải thiện cấu trúc da và đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Các thành phần kháng viêm trong yến mạch giúp giảm cảm giác đau nhói và kích ứng vùng da bỏng. (Nguồn: Boldsky)
Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương có tác dụng chữa lành vết thương ngoài da, đồng thời chứa các thành phần kháng viêm giúp giảm đau nhức do bỏng nắng. (Nguồn: Boldsky)
Giấm táo: Giấm táo giúp cân bằng độ pH da, đồng thời chứa các thành phần kháng viêm giúp làm dịu da, chữa lành vết thương và giảm đau nhanh chóng. Bạn cần chú ý pha loãng giấm táo trước khi sử dụng ngoài da. (Nguồn: Boldsky)