Kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2022):

Những nạn nhân 'da cam' không khuất phục trước số phận

Hà Anh
Nỗi đau mang tên “da cam” vẫn hiển hiện trong đời sống, nhưng nhiều nạn nhân không khuất phục số phận. Cùng với sự đồng hành và hỗ trợ của gia đình và xã hội, họ đã nỗ lực vươn lên để sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đến Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ở huyện Thạch Thất (Hà Nội), mọi người đều bắt gặp gương mặt luôn tươi tắn của “cô gái da cam” Vương Thị Quyên - người vừa là nhân viên văn thư kiêm quản lý thư viện - phòng trưng bày - fanpage, vừa là giáo viên tin học của Trung tâm.

Kỳ tích của "cô gái da cam"

Cô gái sinh năm 1989 ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, bộc bạch: “Tôi hằng ngày khá bận rộn nhưng vẫn ước ao, hết khóa tập huấn, đào tạo tin học đợt này, lại có lớp khác để được truyền dạy kiến thức cho nhiều anh chị em da cam và các bạn khuyết tật ở các tỉnh, thành khác đến học.

Tôi mong mọi người khuyết tật như tôi đều có thể tìm được nghề phù hợp, có việc làm ổn định nuôi sống bản thân và tìm được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Tôi thương các anh chị em, các bạn da cam ở nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin”.

Kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam: Không khuất phục trước số phận
Vương Thị Quyên (áo đen) cùng các bạn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, huyện Thạch Thất (Hà Nội). (Ảnh: NVCC)

Là con gái út trong gia đình, Quyên sinh ra bình thường giống như bao đưa trẻ khác. Nhưng năm lên 9 tuổi, cô bé Quyên bị u gù, cong vẹo cột sống bẩm sinh do bị nhiễm chất độc da cam/dioxin di truyền từ bố, người đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên.

Từ khi phát hiện, gia đình đưa Quyên đi chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh không biến chuyển. Cũng từ đó, cơ thể cô luôn bị những cơ đau hành hạ, ngày càng gầy gò ốm yếu, khối u trên lưng cũng dần phát triển theo và đi lại khó khăn hơn.

Tuổi lên 10, Quyên bỗng chốc co mình lại, buồn chán, tuyệt vọng và cả nỗi sợ hãi bủa vây khi bố mẹ đưa đi nhiều nơi chữa trị mà chỉ nhận được cái lắc đầu bất lực của các bác sĩ. Thậm chí, nhiều lần Quyên còn nghĩ đến cái chết để giải thoát bản thân, để không làm gánh nặng cho gia đình.

Thế nhưng, gia đình lại là nơi ấm áp nhất để Quyên cảm thấy an tâm, bỏ qua những dị nghị ác ý của người đời, chăm chỉ học tập tốt để bố mẹ vui lòng.

Lên cấp ba, mỗi ngày cô vẫn tự đạp xe 4 vòng (khoảng 28 km) từ nhà đến Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm để học cùng các bạn. Thay vì trên lưng gồ lên vì ba lô cặp sách quen thuộc như chúng bạn, với Quyên lại là khối u ngày càng lớn hơn, xuất hiện nhiều cơn đau tận xương tuỷ, nhất là khi trái gió trở trời.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Quyên chọn học Trung cấp ngành Tin học của Trường Đại học Quảng Bình, để phù hợp với sức khỏe của bản thân. Đầu năm 2012, Quyên được nhận vào làm văn phòng tại Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Quảng Trạch.

Sau hơn một năm làm việc, cô may mắn nhận được học bổng du học ngành Báo chí-Truyền thông tại trường Đại học NIILM, bang Haryana (Ấn Độ) theo chương trình “Tìm kiếm tài năng nữ sinh trẻ” của Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Chia sẻ về việc học tập tại Ấn Độ, Quyên cho biết, đó là khoảng thời gian khó khăn nhất bởi đây là lần đầu tiên cô phải rời xa gia đình đến một nơi không một người thân quen. Lúc mới sang, cô không biết tiếng Anh, mọi thứ đều mới lạ và khác biệt.

Thế nhưng, được sự giúp đỡ của nhà trường, bạn bè quốc tế, anh chị em Việt Nam sinh sống tại Ấn Độ, Quyên hoàn thành khóa học 3 năm với tấm bằng loại giỏi và đứng thứ 4 của lớp khiến thầy cô, bạn bè nể phục.

Năm 2018, Quyên được Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Quảng Bình nhận làm nhân viên văn thư lưu trữ. Sau một năm công tác, Trung ương Hội nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam đã chuyển cô về làm việc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin cho đến nay.

Tại đây, Quyên được tham gia nhiều chương trình, hoạt động, hội nghị, diễn đàn dành cho các nạn nhân da cam. Cô cũng được chọn làm Đại sứ Da cam trong chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam 2019” nhằm kêu gọi các tổ chức, các bộ, ban, ngành, nhà hảo tâm, nhân dân, bạn bè trong nước và quốc tế nhắn tin ủng hộ các nạn nhân da cam/dioxin.

Những cơ hội này giúp Quyên ngày càng có sự đồng cảm, thấu hiểu nỗi đau da cam, những khó khăn, vất vả và khao khát được sống hạnh phúc như người bình thường của biết bao nạn nhân da cam đồng cảnh như mình. Bản thân cô càng nỗ lực học hỏi thêm nhiều kiến thức để hỗ trợ công việc, giúp đỡ các nạn nhân da cam khác cùng tiến bước về phía trước.

Bốn thập niên vẫn chăm “hai con thơ”

Người dân ở Ấp Trường Phú A, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ ai cũng nể phục và cảm thương gia đình bà Trần Thị Chanh. Gia đình có 4 người thì bà Chanh và hai con đều là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Nói về hậu quả của chiến tranh mà hai con nhiễm phải, bà Chanh cho biết: "Lúc mới 14 tuổi, tôi thoát ly gia đình theo bộ đội làm hậu cần. Năm 16 tuổi, tôi tham gia lực lượng Thanh niên xung phong tại U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, thuộc Tiểu đoàn 1C, làm nhiệm vụ chuyển hàng, đưa bộ đội thương binh, bệnh binh về căn cứ để chăm sóc điều trị. Đến năm 1975, tôi lập gia đình, về quê và nhiệt tình tham gia công tác xã hội từ đó đến nay".

Kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam: Không khuất phục trước số phận
Vợ chồng bà Trần Thị Chanh cùng hai con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: NVCC)

Năm 1982, vợ chồng bà Chanh sinh con trai đầu lòng nhưng ngay khi vừa chào đời, con đã không thể mở mắt, đến nửa tháng sau mới hé mắt ra được, nhưng cả hai mắt lại có màu đỏ sậm, càng lớn lên, mắt càng bị mờ và không mở mắt to để nhìn rõ được. Hai chân của con cũng rất yếu nên không thể đi, mà chỉ bò khắp nhà, thần kinh không ổn định nên cứ lúc cười, lúc khóc tự nhiên.

Đến năm 1985, bà Chanh tiếp tục sinh con gái thứ hai nhưng cũng bị bệnh giống như anh trai ngay từ lúc lọt lòng. Vậy là vợ chồng bà quyết định gác lại chuyện sinh thêm con, để chuyên tâm chăm sóc cho hai đứa con tội nghiệp mà không có tia hy vọng nào ở ngày mai.

Thời điểm khó khăn nhất là lúc hai con nhỏ bệnh tật thường xuyên đau yếu, bệnh viện huyện lại xa, cách nhà gần 40 km, nên mỗi lần con ốm, vợ chồng bà đều phải một người đưa con đi viện, một người chăm con ở nhà. Cứ năm bữa nửa tháng, vợ chồng bà thay nhau đưa con đi viện cho đến ngày con được về nhà mới thôi.

Khó khăn là vậy nhưng vợ chồng bà vẫn nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương. Trong căn nhà tuềnh toàng không có đồ vật gì đáng giá lại sáng lên bởi những bằng khen, kỷ niệm chương ghi nhận kết quả công tác nhiều năm của ông bà.

Ông Trần Văn Sơn, chồng bà Chanh, chia sẻ: "Tôi có thâm niên 27 năm tham gia công tác xã hội của địa phương còn nhà tôi cũng có 25 năm công tác ở Chi hội phụ nữ, Hội dân số kế hoạch hóa gia đình. Gần đây, bà ấy mới nghỉ do sức khỏe yếu, mắt kém hơn và hai con cũng cần có người chuyên tâm chăm sóc hơn".

Hiện tại, do bà Chanh tuổi cao, sức khỏe kém, nên cả nhà bà chủ yếu nương nhờ vào chính sách trợ cấp của Nhà nước và các đoàn thể địa phương. Tuy nhiên, vợ chồng bà vẫn nguyện với lòng mình, dù còn nhiều khó khăn, sức khỏe ngày càng kém đi nhưng vẫn động viên nhau phải cố gắng chăm lo thật tốt cho những đứa con không may mắn của mình.

Chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm (tiếp xúc và bị chất độc này xâm nhập vào cơ thể hoặc sống ở vùng bị tồn lưu dioxin cao trong môi trường bị lan tỏa), hơn 3 triệu người là nạn nhân (những người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin; bị bệnh tật, suy giảm khả năng lao động, hoặc vô sinh, hoặc có con cháu dị dạng dị tật…).

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 150.000 nạn nhân thế hệ thứ 2; hơn 35.000 nạn nhân thế hệ thứ 3; hơn 2.000 nạn nhân thế hệ thứ 4. Nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở nước ta có tới 4 - 5 người bị phơi nhiễm hoặc nhiều hơn; nhiều nạn nhân không có khả năng lao động, kiếm sống, thậm chí không có khả năng làm chủ các hành động của bản thân.

61 năm thảm họa chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam: Hồi sinh từ mảnh cầu vồng

61 năm thảm họa chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam: Hồi sinh từ mảnh cầu vồng

Tối 10/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Văn phòng Cơ quan Thường trực ...

Không gian đậm dấu ấn Việt ở Bệnh viện dã chiến Việt Nam tại Nam Sudan

Không gian đậm dấu ấn Việt ở Bệnh viện dã chiến Việt Nam tại Nam Sudan

Không gian tiếp đón khách quốc tế tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 (BNDC 2.4) lấy điểm nhấn là các thắng cảnh ...

Đọc thêm

Lịch cúp điện Vĩnh Long hôm nay ngày 6/1/2025

Lịch cúp điện Vĩnh Long hôm nay ngày 6/1/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Vĩnh Long theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/1/2025.
Giá cà phê hôm nay 5/1/2025: Giá cà phê 'lao dốc' mạnh ngày cuối tuần, hàng vụ mới tiếp tục ra thị trường, giá tuần tới sẽ giảm?

Giá cà phê hôm nay 5/1/2025: Giá cà phê 'lao dốc' mạnh ngày cuối tuần, hàng vụ mới tiếp tục ra thị trường, giá tuần tới sẽ giảm?

Giá cà phê hôm nay 5/1/2025: Giá cà phê 'lao dốc' mạnh ngày cuối tuần, hàng vụ mới tiếp tục ra thị trường, giá tuần tới sẽ giảm?
Xem trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 Thái Lan vs Việt Nam trực tiếp trên kênh nào?

Xem trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 Thái Lan vs Việt Nam trực tiếp trên kênh nào?

Trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 Thái Lan-Việt Nam sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ hôm nay (5/1), được trực tiếp trên các kênh VTV2, VTV Cần ...
Bài tarot hôm nay 6/1: Bạn có dễ làm mất lòng người khác hay không?

Bài tarot hôm nay 6/1: Bạn có dễ làm mất lòng người khác hay không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Bạn có dễ làm mất lòng người khác hay không?
Kết quả xổ số hôm nay, 5/1: XSMN 5/1/2025 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

Kết quả xổ số hôm nay, 5/1: XSMN 5/1/2025 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

XSMN 5/1 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 5/1/2025. Kết quả xổ số hôm nay 5/1, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và ...
Nhiều chặng bay dịp Tết Nguyên đán đã kín chỗ, giá tăng dần từng ngày

Nhiều chặng bay dịp Tết Nguyên đán đã kín chỗ, giá tăng dần từng ngày

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến nay, nhiều đường bay nội địa đã kín chỗ và giá vé máy bay đang ...
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Năm 2024, hàng nghìn người di cư thiệt mạng hoặc mất tích khi đang tìm đường đến châu Âu. Con số đáng báo động do Liên hợp quốc (LHQ) công bố.
Anh sẽ mạnh tay hơn với nạn buôn người

Anh sẽ mạnh tay hơn với nạn buôn người

Chính phủ Anh tuyên bố những kẻ tham gia buôn người sẽ đối mặt với các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt theo luật mới tại nước này.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động

Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), số lượng người tị nạn trên thế giới năm 2024 đã vượt mốc 122 triệu người, cao hơn năm 2023.
Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Các sản phẩm truyền thông không chỉ kể về những câu chuyện mà còn còn cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về...
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động