Những phong tục cưới hỏi kỳ quặc nhất thế giới

Đám cưới là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của con người. Thế nhưng, ở một số nơi trên thế giới lại có những nghi lễ kết duyên kỳ quặc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ở vùng cao nguyên Scotland, trước ngày cưới, nhà trai sẽ ném đủ thứ lên người cô dâu như mật, đường, nước sốt, bột mì và trứng... nhằm xua đi những vận rủi có thể đến với cô dâu, chú rể.

Tập tục dân gian Charivari của người Pháp được coi như một trong những nghi lễ cưới hỏi gây khó chịu nhất thế giới. Để mừng đám cưới, sẽ có rất nhiều người chơi nhạc và dân làng sẽ đi qua nhà cô dâu chú rể và gây ra nhiều tiếng ồn nhất có thể bằng các nhạc cụ, đồ gia dụng và nồi niêu, xoong, chảo. Phong tục này cũng từng được sử dụng để ép các cặp đôi lấy nhau.

Dân tộc Yugur của Trung Quốc có tục buộc chú rể phải bắn ba mũi tên lên người vợ tương lai của mình. Để bảo đảm an toàn cho cô dâu, chú rể sẽ sử dụng loại mũi tên không sắc nhọn. Nếu buổi lễ diễn ra một cách suôn sẻ, cặp đôi sẽ sống hạnh phúc bên nhau cho đến cuối đời.

Với người dân tộc Tidong (Malaysia), các cặp đôi mới cưới sẽ không được sử dụng phòng tắm trong suốt ba ngày, ba đêm sau lễ cưới. Nếu không may một trong hai người sử dụng nhà tắm hay toilet, tai họa sẽ tới và chia rẽ họ. Bởi vậy, người nhà sẽ cắt cử "lính gác" thay phiên nhau canh chừng cặp đôi và cho họ ăn đủ để sống sót qua thử thách này.

Rơi lệ trong ngày cưới là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với người Thổ Gia (Trung Quốc), khóc là điều bắt buộc. Một tháng trước ngày cưới, cô dâu sẽ phải dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày cho việc khóc. 10 ngày sau đó, mẹ của cô dâu cũng phải làm như vậy và mời ngày tiếp theo sẽ đến lượt bà ngoại của cô dâu. Đến cuối tháng, tất cả các phụ nữ trong gia đình cô dâu đều phải khóc. Với họ, phụ nữ khóc là một cách thể hiện sự vui mừng và đến cuối tháng tất cả các tiếng khóc sẽ tạo thành một bản nhạc.

Đối với người Daur (Nội Mông Cổ), để chọn ra ngày cưới tốt lành, cặp đôi phải cùng cầm một con dao và đâm chết một con gà con. Họ sẽ phải moi hết nội tạng và xem xét thật kỹ lá gan của con gà. Nếu lá gan tốt, họ sẽ được quyền chọn ngày, nếu không họ sẽ phải lập lại tập tục này cho đến khi lá gan được cho là "ưng ý".

Ở Ấn Độ, các cô gái sinh ra với điềm xấu "Mangliks" trước khi lấy chồng sẽ phải lấy cây, bởi theo chiêm tinh học điềm xấu này sẽ khiến chồng tương lại của họ chết sớm. Sau khi thực hiện nghi lễ, cây sẽ bị tiêu hủy và lời nguyền sẽ được gỡ bỏ.

Khi những chàng trai ở đảo Fiji muốn lấy người họ yêu làm vợ, ngoài việc tới xin phép bố của cô gái, họ sẽ phải mang theo một chiếc răng cá voi làm lễ vật cầu hôn. Nếu có điều kiện kinh tế, các chàng trai có thể dễ dàng mua được lễ vật này ở chợ đen. Nếu không, họ chỉ còn cách... lặn xuống biển, tìm cho được một con cá voi và nhổ răng nó.

Đối với người Nuer ở miền Nam Sudan, thủ tục cưới hỏi được coi như chưa hoàn thành nếu sau đám cưới, người vợ không sinh được ít nhất hai đứa con. Nếu người vợ không làm được điều đó, người chồng sẽ buộc phải làm đơn xin ly dị.

Trong lễ cưới của người dân tộc Masaai (Kenya), trước khi cô dâu rời khỏi ngôi làng cùng chú rể, người cha sẽ nhổ nước bọt lên đầu và ngực con gái của mình. Đây được coi như một cách bày tỏ tình cảm cha con, đồng thời tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp nhất từ một người cha cho con gái của mình.

Trong đám cưới ở Ireland, chân của cô dâu luôn luôn phải chạm đất khi nhảy cùng với chú rể. Người dân nơi đây cho rằng, ma quỷ yêu cái đẹp và cô dâu là người xinh đẹp nhất trong ngày cưới. Chừng nào chân cô dâu còn đặt trên sàn nhà, ma quỷ sẽ không thể đánh cắp được cô.

Ở nhiều nước trên thế giới, các vị khách thường mang tặng bát đĩa cho cặp đôi mới cưới. Nhưng ở Đức, khách mời cũng mang bát đĩa đến nhà cô dâu chú rể nhưng để... đập vỡ bởi họ cho rằng tiếng vỡ của sành sứ, thuỷ tinh sẽ xua đi các điềm xấu.

Trong một số ngôi làng nhỏ ở Châu Phi, người dân sẽ cử ra người phụ nữ lớn tuổi nhất làng để kèm cặp và chỉ dạy cho cô dâu những gì phải làm trong đêm tân hôn. Đôi khi mẹ của cô dâu sẽ là người nhận trách nhiệm đó.

Ở Cộng hoà Dân chủ Congo, để phá hoại một đám cưới thật đơn giản: Bạn chỉ cần pha trò cười. Nghi lễ cưới được coi là rất nghiêm trang ở Congo và tất cả mọi người, cả cô dâu chú rể đều cấm được cười trong suốt buổi lễ.

Trái ngược hoàn toàn với phương Tây, ở Mauritania (nằm ở Tây Phi), các cô gái nơi đây phải cố gắng tăng cân nhiều nhất có thể trước ngày cưới, bởi cái đẹp nơi đây được đánh giá qua sự đẫy đà của họ.

Linh Đặng (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động