Những tòa nhà Bộ Ngoại giao độc đáo

Được ví như những biểu tượng kiến trúc quốc gia, ghi dấu lịch sử và phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, các trụ sở Bộ Ngoại giao các nước như Nga, Anh, Brazil, Indonesia và Saudi Arabia cũng phần nào chuyển tải thông điệp ngoại giao của nước mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga.

Tòa nhà bảy chị em

Nằm ở Quảng trường Smolenskaya-Sennaya Square, quận Arbat, Moscow, trụ sở của Bộ Ngoại giao Nga nằm trong quần thể Tòa nhà bảy chị em, gồm bảy tòa nhà chọc trời hình tháp được xây dựng dưới thời Stalin. Tòa nhà 27 tầng, cao 127m được hoàn thành vào năm 1953. Mặc dù không có biểu tượng ngôi sao năm cánh trên đỉnh tháp như sáu “chị em” khác nhưng trên mặt tiền của tòa tháp có quốc huy của Liên Xô bằng bê tông cốt thép được gắn ở độ cao 114m và có diện tích 144 m2. Tòa nhà rộng 65.000 m2 có khoảng 200 phòng với 18 thang máy cao tốc.

Các văn phòng, phòng họp và nội thất của tòa nhà ấn tượng về quy mô và sự lộng lẫy, đặc trưng của trường phái kiến trúc được gọi là "phong cách Stalin". Các bức tường trong đại sảnh lát đá cẩm thạch màu sáng, sàn lát đá granite màu đen, cột đá cẩm thạch nhân tạo cùng cửa sổ kính màu.

“Cung điện hoàng gia”

Trụ sở Bộ Ngoại giao Anh.

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Anh nằm trong quần thể tòa nhà của Chính phủ Anh là trụ sở của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Văn phòng Ấn Độ và Văn phòng thuộc địa, được xây dựng từ năm 1861 và hoàn thành năm1868, do George Gilbert Scott và Matthew Digby Wyatt thiết kế theo phong cách cổ điển.

Năm 1925, nơi đây diễn ra lễ ký kết Hiệp ước Locarno do Bộ Ngoại giao Anh chủ trì nhằm giảm căng thẳng ở châu Âu. Lễ ký diễn ra ở các căn phòng được thiết kế để đãi tiệc ngoại giao và sau này được đổi tên thành phòng Locarno Suite.

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Anh được ví như một cung điện hoàng gia, từ trần nhà, cửa sổ, cầu thang... đều được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật. Sảnh Durbar đẹp lộng lẫy, thiết kế mở, bốn mặt bao quanh với cột và vòm. Lối đi lát đá cẩm thạch Hy Lạp và Bỉ. Cái tên Durbar xuất hiện vào năm 1902 khi vua Edward VII tổ chức lễ đăng quang ở đây.

Tòa nhà được tu sửa trong 17 năm, tiêu tốn 100 triệu bảng Anh và hoàn thành vào năm 1997.

Pháo đài đá

Trụ sở Bộ Ngoại giao Saudi Arabia.

Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Saudi Arabia nằm ở Riyadh do kiến trúc sư Henning Larsen thiết kế, là sự kết hợp của phong cách bản địa và kiểu kiến trúc tượng đài của Hồi giáo. Nhìn bên ngoài, tòa nhà giống như một pháo đài được tạc từ một khối đá.

Tòa nhà kết hợp phòng họp, phòng hội nghị, phòng cầu nguyện, thư viện, thính phòng, phòng triển lãm, phòng tiệc và khu văn phòng chứa khoảng 1.000 người. Cấu trúc hai hình bán nguyệt bên cạnh tòa nhà chính là phòng tiệc và thư viện. Từ cửa chính dẫn vào sảnh hình tam giác bốn tầng, dẫn tới ba khu văn phòng chính có cấu trúc hình bát giác với ba khu vườn lớn trong nhà. Ánh sáng ban ngày xuyên vào từ các cửa sổ trần và nhiệt độ bên trong được điều hòa bằng các bức tường dày, vật liệu cách nhiệt chất lượng cao và cửa sổ nhỏ.

Lâu đài thủy tinh

Trụ sở Bộ Ngoại giao Brazil.

Được đặt tên là Itamaraty Palace, tòa nhà này do kiến trúc sư Oscar Niemeyer thiết kế và được khởi công xây dựng năm 1970.

Với những mái vòm phản chiếu trong hồ nước có các lùm cây nhiệt đới, trụ sở Bộ Ngoại giao Brazil hiện lên như một lâu đài thủy tinh. Các cầu thang nối các tầng và khu vườn trong nhà do họa sĩ phong cảnh Roberto Burle thiết kế.

Với ý đồ phản ánh chính sách đối ngoại của Brazil, tòa nhà có mặt tiền giáp với một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Bruno Giorgi biểu tượng cho sự đoàn kết năm châu. Thêm vào đó, tòa nhà với các bức tường đá cẩm thạch cũng là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nước ngoài về lịch sử Brazil cùng nhiều bộ sưu tập của các nghệ sĩ trong nước.

Tòa nhà lịch sử

Trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia.

Tòa nhà Pancasila là nơi chứng kiến những giây phút lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia và là nơi hình thành Hiến pháp của nước Cộng hòa Indonesia. Đây là một tòa nhà nhỏ nhưng không kém phần nguy nga, hiện là trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia và vẫn được gọi theo tiếng Indonesia là Gedung Pancasila.

Gedung Pancasila là một tòa nhà tân cổ điển được xây dựng vào năm 1830, từng là trụ sở của chỉ huy quân đội Hà Lan. Tại đây, Sukarno, người sau này trở thành Tổng thống đầu tiên của Indonesia có bài phát biểu nổi tiếng về "Sự ra đời của Pancasila" vào ngày 1/6/1945, đặt nền móng cho Hiến pháp của Indonesia. Từ 1/6/1964, Gedung Pancasila trở thành một phần của trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia và trong những năm 1960, tòa nhà từng là nơi đào tạo các nhà ngoại giao.

Tòa nhà thường được sử dụng cho các sự kiện nghi lễ nhà nước, chẳng hạn như tiếp khách ngoại giao, ký kết thỏa thuận hay các bữa tiệc nhà nước... Nơi đây cũng được xem là tòa "quốc hội nhỏ", nơi thường diễn ra các cuộc tranh luận về các vấn đề của quốc gia.

MAI THẢO

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động