TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Ấn Độ ghi nhận gần 60.000 ca nhiễm, hơn 600 ca tử vong ở Pakistan | |
Dịch Covid-19, khô hạn, nạn đói, mất mùa và hàm ý với nước Nga - 'vựa ngũ cốc' của thế giới |
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến "Việt Nam - Ấn Độ: Xúc tiến Thương mại Nông sản và Thực phẩm chế biến". (Ảnh chụp màn hình) |
Tiếp theo sự thành công lớn của Hội nghị trực tuyến "Xúc tiến thương mại Việt Nam-Ấn Độ: Cơ hội & thách thức hậu Covid-19" được tổ chức vào ngày 28/4 vừa qua, ngày 7/5, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, tiếp tục phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (XTTM) Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) và các đối tác tại Ấn Độ tiếp tục thực hiện chương trình giao thương trực tuyến “Việt Nam-Ấn Độ: Xúc tiến Thương mại Nông sản và Thực phẩm chế biến”.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, giai đoạn cả trong và sau đại dịch Covid-19, ưu tiên đa dạng hóa thị trường là bước đi sống còn cho doanh nghiệp.
Ấn Độ là thị trường các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới và chú trọng nhiều hơn do thị trường này có sức mua ngày càng tăng và họ có nhu cầu với thực phẩm của Việt Nam.
“Nếu như trong đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản, lĩnh vực nông sản hàng hóa vẫn tiếp tục tăng trưởng. Người ta có thể không đi máy bay, không đi du lịch, không đi nghỉ dưỡng, không đến rạp xem phim nhưng không thể không thể ăn.
Và dường như người ta muốn ăn nhiều hơn, ngon hơn và đa dạng hơn. Đó chính là tiềm năng hợp tác rất lớn giữa 2 nước”.
Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, đại dịch là điều không ai mong muốn nhưng chúng ta phải chấp nhận thực trạng mới này, phải tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh, hỗ trợ bà con nông dân Việt Nam và Ấn Độ.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh, hỗ trợ bà con nông dân. (Ảnh chụp màn hình) |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục XTTM cho biết “Ấn Độ là thị trường lớn ở khu vực Nam Á với gần 1,4 tỷ dân, có tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như trái cây tươi và chế biến, chè, hạt tiêu, cao su, bánh kẹo, cá tra, các sản phẩm từ ngũ cốc…
Tuy nhiên, lượng và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam từ Ấn Độ còn vô cùng ít ỏi so với sức mua rất lớn của Ấn Độ”.
Theo ông Vũ Bá Phú, thời gian qua, người dân và doanh nghiệp Ấn Độ đã biết nhiều hơn đến các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Việt Nam.
Chẳng hạn như cá basa Việt Nam được nuôi trồng theo tiêu chuẩn, có giá trị cạnh tranh cao nên được người tiêu dùng Ấn Độ ưa chuộng.
Trái thanh long Việt Nam do ngon hơn thanh long của nhiều nước khác nên đã có mặt tại nhiều siêu thị, chợ đầu mối, nhà hàng – khách sạn, thậm chí cả ở những tiệc cưới sang trọng tại Ấn Độ.
Mặc dù vậy, nhiều sản phẩm khác của Việt Nam như trái vải miền Bắc, trái chôm chôm từ các miệt vườn lớn phía Nam Việt Nam dù thuộc danh mục các loại trái cây ngon với hương vị đặc biệt đã được nhiều người Ấn Độ biết đến vẫn chưa được mở đường vào Ấn Độ.
Cho rằng nhiều sản phẩm của Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Ấn Độ, Chủ tịch IICCI Atul Kumar Saxena khuyến nghị 10 sản phẩm nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu như cà phê, chè, hạt điều, ca cao, gia vị, gạo, đường, nước dừa, bánh quy, thanh long, sản phẩm chế biến từ quả me…
Theo ông Atul Kumar Saxena, Việt Nam cần tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam tới thị trường Ấn Độ nhiều hơn nữa trong thời gian tới để mọi tầng lớp nhân dân Ấn Độ biết đến và tiêu thụ.
Việt Nam cần tăng cường quảng bá các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh tới thị trường Ấn Độ. |
Cũng tại Hội nghị, các doanh nghiệp hai nước đã được nghe bài trình bày về cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam-Ấn Độ của các diễn giả như ông Hiren Gandhi, ông Mohan Ramesh Anand, Ban điều hành Phòng Thương mại doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM); ông Lokesh Parashar, Chủ tịch Liên đoàn người Mua Ấn Độ; bà Huỳnh Thúy Vy, Việt kiều tại Ấn Độ đã hỗ trợ phát triển thị trường nông sản hơn 4 năm qua; ông Amit Gidwani, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây tươi Ấn Độ và ông Raj Singh Niranjan, chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp. Điều phối Hội nghị là ông Bùi Trung Thướng, Phụ trách Thương vụ và ông Akram Hoque, người sáng lập tạp chí The Policy Times.
Giá gạo Ấn Độ chạm mức cao nhất của 9 tháng do nhu cầu phục hồi TGVN. Giá gạo tại Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu châu Á, đã chạm mức cao của 9 tháng trong tuần này nhờ nhu ... |
Báo Ấn Độ: 'Thành thật mà nói, hầu hết các quốc gia sẽ không thể làm được những gì mà Việt Nam đã làm' TGVN. Trang mạng Times of India đăng bài viết "Ý chí sắt đá: Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 như thế nào" của nhà ... |
Việt Nam-Ấn Độ: Tìm kiếm cơ hội xúc tiến đầu tư, kinh doanh hậu Covid-19 TGVN. Ngày 28/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại và ... |