'Nồi áp suất' hạt nhân Zaporizhzhia: Nỗi lo thảm họa và sự cấp thiết của hợp tác thiện chí

Vy Vy
Những nguy cơ đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện hữu rõ ràng, cả thế giới 'nín thở' chờ đợi những bước đi ngoại giao để hóa giải một thảm kịch tiềm tàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà máy Zaporizhzhia: “Nồi áp suất” hạt nhân
Lính cứu hỏa cố gắng dập tắt đám cháy sau một cuộc tấn công ở nhà máy Zaporizhzhia tại Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia được Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) thảo luận ngày 15/8, tiếp theo là cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Pháp và Ukraine hôm 16/8.

Tổng Thư ký LHQ và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến gặp Tổng thống Ukraine tại thành phố Lviv trong ngày 18/8. Hàng loạt hoạt động ngoại giao ráo riết nói trên cho thấy quốc tế đang nỗ lực tránh một thảm họa như Chernobyl trước việc nhà máy Zaporizhzhia liên tục bị oanh kích từ ngày 5/8.

Trước đó, các nước phương Tây đã kêu gọi Nga rút lui khỏi nhà máy Zaporizhzhia, song không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow đồng ý rút binh sĩ khỏi nhà máy mà họ đã kiểm soát từ tháng 3 vừa qua.

Cơ quan quản lý hạt nhân Ukraine Energoatom vẫn đang điều hành nhà máy Zaporizhzhia dù Nga đang kiểm soát nơi này. Nga nói Ukraine đang liều lĩnh tấn công vào nhà máy. Trong khi đó, Kiev cho rằng quân đội Nga tự tấn công Zaporizhzhia và dùng nhà máy này làm lá chắn khi họ ném bom các thị trấn và thành phố của Ukraine ở gần đó.

Theo phát biểu của một kỹ sư Ukraine giấu tên, có thể thấy tình hình bên trong nhà máy Zaporizhzhia rất căng thẳng. Nhân viên làm việc dưới sự giám sát của khoảng 500 quân Nga, được trang bị vũ khí hạng nặng. Từ cuối tháng 7, họ phải chịu sức ép lớn hơn cả về tâm lý lẫn thể chất để tránh “thảm kịch lớn như Chernobyl năm 1986 và có lẽ còn kinh khủng hơn” do các vụ oanh kích nhắm vào nhà máy.

Mối nguy hiểm gấp 6 lần Chernobyl

Từ ngày 5/8, thị trưởng Energoda, thành phố đặt nhà máy Zaporizhzhia, đã lên án các vụ bắn súng cối gần như thường nhật. Một lần, tên lửa đã rơi gần một kho chứa chất phóng xạ và một lần tấn công khác ngày 5/8 đã làm hỏng biến thế, khiến lò phản ứng số 3 ngừng hoạt động.

Cả Nga và Ukraine cáo buộc nhau oanh kích nhà máy, làm dấy lên lo sợ tái diễn thảm họa hạt nhân như Chernobyl. Còn người dân trong vùng lo “sẽ chịu chung số phận với người dân Chernobyl”.

Khả năng xảy ra thảm họa là hiện hữu, nhưng thật ra không giống mối đe dọa năm 1986, theo giải thích của một kỹ sư Pháp về xử lý sự cố ở các cơ sở hạt nhân, với trang Marianne ngày 16/8: “Chất phóng xạ vào thời điểm đó rất tập trung, có đến vài trăm tấn urani được chứa ở cùng một chỗ, gọi là ‘trung tâm’. Ngày nay, chúng được trữ trong các cơ sở và không có cùng thành phần hay cấu trúc như năm 1986”.

Tuy nhiên, Chernobyl chỉ có một lò phản ứng bị nổ, trong khi Zaporizhzhia có đến 6 lò phản ứng, với công xuất gần 6.000 megawatt và vẫn hoạt động.

Ngày 15/8, Tổng thống Ukraine cảnh báo: “Mọi sự cố phóng xạ ở nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia có thể ảnh hưởng đến các nước Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia và cả những nước xa hơn. Tất cả phụ thuộc vào hướng gió và sức gió”.

Giải pháp ngoại giao để tránh thảm họa

Tổng thống Ukraine nhắc lại rằng “cả thế giới không được quên Zaporizhzhia”, đồng thời kêu gọi quốc tế ban hành thêm nhiều biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga.

Nhà máy Zaporizhzhia đang phải đối phó trên hai mặt trận. Ngoài các vụ tấn công và nguy cơ từ kho vũ khí mà quân đội Nga chứa trong nhà máy, Nga đã tổ chức “một vụ tấn công mạnh chưa từng có kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào trang web chính thức của Energoatom, công ty quản lý nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhưng không gây tác động đáng kể.

Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Nga Putin nhiều lần nhắc tới việc sử dụng vũ khí nguyên tử.

Dù chưa thực hiện, nhưng những đe dọa hạt nhân vẫn lơ lửng, khiến châu Âu quan ngại, đặc biệt kể từ khi nhà máy Zaporizhzhia liên tục bị oanh kích trong thời gian gần đây. Ngoài ra, cần nhắc lại là Ukraine có 4 nhà máy hạt nhân để cung cấp điện cho một nửa đất nước rộng lớn nằm sát sườn EU. Năm 1986, khi nhà máy Chernobyl nổ, một phần châu Âu đã bị nhiễm phóng xạ.

"Bóng ma" thảm họa Chernobyl năm 1986 đã buộc Hội đồng Bảo an LHQ họp ngày 11/8. Pháp kêu gọi Nga rút quân khỏi nhà máy Zaporizhzhia. Mỹ và LHQ ủng hộ lập vùng phi quân sự xung quanh nhà máy hạt nhân, theo đề xuất của Ukraine.

Tuy nhiên, để có được một giải pháp, cần phải có sự thống nhất của cả hai bên. Phía Nga chưa đưa ra tuyên bố cụ thể nào, ngoại trừ thông báo của Bộ Quốc phòng ngày 15/8 về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Serguei Choigu với Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres thảo luận về các điều kiện để nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia vận hành an toàn.

Được xây dựng từ thời Liên Xô, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là nhà máy lớn nhất ở châu Âu và nằm trong số 10 nhà máy lớn nhất thế giới. Nhà máy có tổng công suất khoảng 6.000 MW, đủ cho khoảng bốn triệu ngôi nhà.

Nhà máy Zaporizhzhia nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 550 km về phía Đông Nam và cách nhà máy hạt nhân Chernobyl khoảng 525 km về phía Nam - nơi vào năm 1986 từng xảy ra vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ukraine lập trung tâm xử lý khủng hoảng, NATO lo lắng, Nga phủ nhận cáo buộc

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ukraine lập trung tâm xử lý khủng hoảng, NATO lo lắng, Nga phủ nhận cáo buộc

Ukraine, Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa ra một số tuyên bố mới về nhà máy điện hạt ...

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Nga nói Ukraine pháo kích hệ thống làm mát, Pháp lo rủi ro

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Nga nói Ukraine pháo kích hệ thống làm mát, Pháp lo rủi ro

Ngày 16/8, ông Vladimir Rogov, thành viên Hội đồng hành chính Zaporizhzhia cho biết, quân đội Ukraine đang pháo kích hệ thống làm mát của ...

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Cặp song sinh dính liền đón sinh nhật sau ca phẫu thuật tách rời

Cặp song sinh dính liền đón sinh nhật sau ca phẫu thuật tách rời

Amari và Javar Ruffin, cặp song sinh dính liền ở Mỹ vừa tổ chức sinh nhật đầu tiên sau khi trải qua ca phẫu thuật tách rời thành công.
Giá cà phê hôm nay 11/10/2024: Giá cà phê tăng nhanh trở lại, xuất khẩu sẽ được giá? Khởi động Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Giá cà phê hôm nay 11/10/2024: Giá cà phê tăng nhanh trở lại, xuất khẩu sẽ được giá? Khởi động Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Giá cà phê hôm nay 11/10/2024: Giá cà phê tăng nhanh trở lại, xuất khẩu sẽ được giá? Thông tin mới nhất về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...
Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm?

Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm?

Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm.
Mẹ 'ông trùm' Diddy lên tiếng bảo vệ con trai trước hàng loạt cáo buộc

Mẹ 'ông trùm' Diddy lên tiếng bảo vệ con trai trước hàng loạt cáo buộc

Nhà sản xuất âm nhạc Diddy hiện đang bị tạm giam tại Trung tâm giam giữ hành chính liên bang Metropolitan (Mỹ) với nhiều tội danh khác nhau.
Hà Nội công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính

Hà Nội công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính

Baoquocte.vn. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội liên tiếp ban hành 2 công văn liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và ...
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Nhóm nghị sĩ hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Nhóm nghị sĩ hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức

Phó Thủ tướng đề nghị các nghị sĩ thúc đẩy Quốc hội Đức sớm phê chuẩn EVIPA nhằm tạo động lực mới cho hợp tác thương mại-đầu tư giữa hai ...
Tân Thủ tướng Nhật Bản và các cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu: Nỗ lực giữ ấm cùng Hàn Quốc; vạch hướng đi với Trung Quốc; Ấn Độ khẳng định tình bạn

Tân Thủ tướng Nhật Bản và các cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu: Nỗ lực giữ ấm cùng Hàn Quốc; vạch hướng đi với Trung Quốc; Ấn Độ khẳng định tình bạn

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có các cuộc hội đàm song phương lần đầu tiên với các nhà lãnh đạo từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ tại Lào.
WB lập quỹ hỗ trợ, Ukraine huấn luyện phiến quân chống lại Wagner, Nga phản công giai đoạn 2 ở tỉnh Kursk

WB lập quỹ hỗ trợ, Ukraine huấn luyện phiến quân chống lại Wagner, Nga phản công giai đoạn 2 ở tỉnh Kursk

Ban điều hành Ngân hàng thế giới bỏ phiếu thông qua việc thành lập một quỹ trung gian tài chính để hỗ trợ Ukraine, khi Kiev và Moscow giao tranh khốc liệt.
NÓNG! Israel không kích trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon, hơn 120 người thương vong

NÓNG! Israel không kích trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon, hơn 120 người thương vong

Các cuộc tấn công của Israel nhằm vào hai địa điểm ở trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon đã khiến 22 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương.
Vấn đề hạt nhân: NATO chuẩn bị tập hợp lực lượng, Nga tung sắc lệnh, thông báo 5 nước sở hữu vũ khí 'nóng' nhóm họp

Vấn đề hạt nhân: NATO chuẩn bị tập hợp lực lượng, Nga tung sắc lệnh, thông báo 5 nước sở hữu vũ khí 'nóng' nhóm họp

NATO sẽ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận hạt nhân thường niên vào ngày 14/10 và kéo dài khoảng hai tuần.
Phương Tây phẫn nộ về hành động 'vượt ranh giới' ở Lebanon, Israel nói gì?

Phương Tây phẫn nộ về hành động 'vượt ranh giới' ở Lebanon, Israel nói gì?

Sáng 10/10, xe tăng của quân đội Israel nhả đạn vào một tháp quan sát tại trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Naqura, miền Nam Lebanon.
Điểm tin thế giới sáng 11/10: Trung Quốc muốn 'phát huy trí tuệ phương Đông', Nga chuyển S-400 cho Iran, NATO sắp tập trận hạt nhân

Điểm tin thế giới sáng 11/10: Trung Quốc muốn 'phát huy trí tuệ phương Đông', Nga chuyển S-400 cho Iran, NATO sắp tập trận hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/10.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Phiên bản di động