Nỗi đau dai dẳng từ phân biệt chủng tộc

TRÀ LY
Nước Pháp không phải nơi duy nhất trải qua những nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc và vụ việc của thiếu niên Nahel chỉ là giọt nước làm tràn chiếc ly oán giận của tầng lớp lao động vốn bị gạt ra rìa xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.06) Bộ trưởng Nội vụ Pháp tuyên bố tình trạng bạo loạn ở nước này đã chấm dứt - Ảnh: Cảnh sát Pháp tuần tra tại Paris trong ngày 5/7. (Nguồn: AP)
Cảnh sát Pháp tuần tra tại Paris trong ngày 5/7. (Nguồn: AP)

Làn sóng biểu tình như vũ bão tại Pháp sau vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên da màu đã khiến đất nước này chao đảo trong suốt tuần đầu tiên của tháng Bảy. Nhưng hành vi bạo lực của cảnh sát không phải là nguyên nhân chính khiến các cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành bạo loạn. Nguồn cơn sâu xa của tình trạng mất kiểm soát an ninh này là một sự thật đau lòng: nạn phân biệt chủng tộc.

Tồi tệ hơn, đây không phải là vấn đề của riêng nước Pháp hay châu Âu mà là một thách thức lớn đối với vấn đề nhân quyền trên thế giới, đòi hỏi các chính phủ phải có cách tiếp cận đúng đắn, những cam kết mạnh mẽ và giải pháp mạnh tay.

Nỗi đau của nước Pháp

Ngày 29/6, Nahel Merzouk - thiếu niên 17 tuổi gốc Algeria bị cảnh sát Pháp bắn chết vì không tuân thủ lệnh dừng xe để kiểm tra giao thông. Đây không phải lần đầu tiên có người thiệt mạng do các hành vi bạo lực của cảnh sát và cũng không phải lần đầu tiên người Pháp xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ và đòi công lý cho các nạn nhân.

Tin liên quan
Đằng sau khói lửa bạo loạn ở Pháp Đằng sau khói lửa bạo loạn ở Pháp

Nhưng đây là lần đầu tiên các cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành bạo loạn, đốt phá, cướp bóc chỉ trong một thời gian ngắn, xảy ra ở phạm vi rộng hơn với tính chất nguy hiểm hơn. Dường như không có gì được an toàn trước cơn thịnh nộ của đám đông kích động, từ siêu thị, cửa hàng, bưu điện đến thư viện, trường học, đồn cảnh sát và thậm chí cả tòa thị chính. Hiệp hội các thị trưởng Pháp nhận định bạo lực đã nhắm vào “các biểu tượng của nền cộng hòa”, gây ra những thiệt hại nặng nề chưa từng có.

Có ý kiến cho rằng đây chính là phần tiếp theo của các sự kiện gây chấn động nước Pháp hồi năm 2005 xuất phát từ lý do tương tự. Hai thiếu niên da màu Zyed Benna và Bouna Traore đã bị điện giật chết khi đang chạy trốn một cuộc truy đuổi của cảnh sát. Vụ việc đã khiến các “vùng ngoại ô” - nơi sinh sống của những người gốc nhập cư ở Pháp chìm trong bạo loạn tới 3 tuần. Sự kiện này được coi là cột mốc đánh dấu thời điểm các cộng đồng da màu bị xa lánh, kì thị ở Pháp bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ hơn để đòi quyền được đối xử công bằng.

Đã 17 năm trôi qua nhưng vụ việc của Nahel đã đưa “bóng ma” bạo loạn năm 2005 trở lại ám ảnh nước Pháp hơn rất nhiều lần. Điều này cho thấy khoảng cách chủng tộc gần như không được cải thiện và những nỗi đau phân biệt chủng tộc vẫn âm ỉ cháy trong lòng nước Pháp trong nhiều thập kỷ qua.

Pháp luôn tuyên bố nước này là một nền cộng hòa "mù màu", nghĩa là chính quyền không điều tra dân số hay thu thập dữ liệu nào khác liên quan đến chủng tộc của các công dân. Theo đó, không người Pháp nào bị phán xét dựa trên tôn giáo hay màu da của họ. Pháp khẳng định mọi công dân đều là người Pháp và chính quyền phải kiên quyết tránh mọi hình thức phân biệt đối xử.

Đó là “triết lý” mà Pháp theo đuổi, nhưng thực tế lại khác rất xa. Theo tờ Le Monde, thanh niên “vùng ngoại ô” luôn chật vật hơn bạn bè da trắng để tìm được một công việc phù hợp. Cơ quan nghiên cứu chính sách đô thị quốc gia Pháp công bố báo cáo cho thấy khả năng xin việc thành công của một người dân “vùng ngoại ô” thấp hơn 22% so với những người sống ở các thành phố lớn.

Số ứng viên có tên gốc Arab nhận được phản hồi tích cực thấp hơn các ứng viên gốc Pháp tới 25%. Kể cả khi đã được nhận vào làm việc, họ ít khi được đối xử công bằng với các đồng nghiệp da trắng về mức lương, đãi ngộ cũng như cơ hội thăng tiến. Nghiên cứu của Cơ quan nhân quyền Pháp chỉ ra rằng nam thanh niên da màu hoặc Arab có khả năng bị cảnh sát yêu cầu dừng xe cao gấp 20 lần so với những nhóm người khác.

Theo một báo cáo tháng 2/2023 của Hiệp hội người da đen Pháp, 91% người da den ở nước này nói rằng họ là nạn nhân của phân biệt chủng tộc. Các hành vi phân biệt xảy ra nhiều nhất ở những nơi công cộng (41%) và nơi làm việc (31%). Những lý do khiến cộng đồng người da màu bị xa lánh bao gồm khác biệt về tôn giáo, khoảng cách giàu - nghèo, tỷ lệ thất nghiệp và tội phạm cao.

Vì không được tạo điều kiện để hòa nhập, họ luôn cảm thấy mặc cảm và lạc lõng ngay trong chính đất nước mình. Vì không được trao cơ hội, họ gần như không thể thoát khỏi nghèo đói. Đó cũng là lí do vì sao họ dễ dàng bị lôi kéo vào các hoạt động phi pháp. Phạm tội nhiều nên bị kì thị, và càng bị kì thị, cô lập thì càng dễ phạm tội. Vòng luẩn quẩn này khiến tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng lún sâu không lối thoát.

Tình trạng mất an ninh vừa qua là hệ quả của sự phân hóa và rạn nứt kéo dài trong xã hội Pháp. So với những thập kỷ trước, tính chất của các cuộc biểu tình đã thay đổi. Ngày nay, không chỉ những người da màu, người nhập cư, người có thu nhập thấp lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng của mình, mà còn có sự tham gia của nhiều người gốc Pháp, da trắng, tầng lớp tri thức.

Theo các báo cáo, phần lớn những hành vi bạo loạn do nhóm vị thành niên 14-18 tuổi gây ra. Chắc chắn chính quyền ở Paris sẽ không muốn thế hệ tương lai của nước Pháp lớn lên cùng cơn thịnh nộ và sự thù hận do nạn phân biệt chủng tộc.

Nước Pháp không phải nơi duy nhất trải qua những nỗi đau của phân biệt chủng tộc và vụ việc của thiếu niên Nahel chỉ là giọt nước làm tràn chiếc ly oán giận của tầng lớp lao động vốn bị gạt ra rìa xã hội.

Đòi công lý cho Nahel hay bất cứ nạn nhân nào khác của bạo lực cảnh sát có nghĩa là đòi công lý cho những đối tượng yếu thế, lạc lõng. Đòi công bằng cho dân cư “vùng ngoại ô” cũng là đòi công bằng cho các nhóm dễ bị tổn thương khác ở Pháp, ở châu Âu và trên toàn thế giới.

Nước Pháp không phải nơi duy nhất trải qua những nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc và vụ việc của thiếu niên Nahel chỉ là giọt nước làm tràn chiếc ly oán giận của tầng lớp lao động vốn bị gạt ra rìa xã hội. Đòi công lý cho Nahel hay bất cứ nạn nhân nào khác của bạo lực cảnh sát có nghĩa là đòi công lý cho những đối tượng yếu thế, lạc lõng. Đòi công bằng cho dân cư “vùng ngoại ô” cũng là đòi công bằng cho các nhóm dễ bị tổn thương khác ở Pháp, ở châu Âu và trên toàn thế giới.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Geneva, Thụy Sỹ. (Nguồn: AFP)

Đi tìm giải pháp toàn diện

Chính phủ Pháp đã nhanh chóng lên tiếng sau sự kiện cảnh sát bắn chết chàng trai trẻ da màu Nahel, nhưng không có phát biểu nào thừa nhận vụ việc có liên quan đến phân biệt chủng tộc. Tổng thống Emmanuel Macron gọi hành vi của viên cảnh sát là “không thể giải thích và không thể bào chữa”.

Điện Elysee thì nhấn mạnh đây là “hành động cá nhân”, không đại diện cho tinh thần của cảnh sát Pháp. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “bất kỳ cáo buộc nào về phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử có hệ thống của cảnh sát ở Pháp là hoàn toàn vô căn cứ”.

Tuy nhiên, các nhà xã hội học không cho rằng vụ việc của Nahel là “không thể giải thích” như nhận định của Tổng thống Pháp, mà lời giải thích chính là sự phân biệt chủng tộc. Những định kiến đối với những người “vùng ngoại ô” là thực tế không thể chối cãi ở Pháp.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cũng ra tuyên bố cho rằng “đây là lúc để Pháp giải quyết nghiêm túc các vấn đề sâu xa về phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử trong việc thực thi pháp luật”.

Viên cảnh sát bắn chết Nahel đã bị truy tố vì tội cố ý giết người, mặc dù giới chức cảnh sát Pháp bênh vực rằng đồng nghiệp của họ chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng dù bản án dành cho bị cáo có nặng tới mức nào thì đây cũng không phải lời giải cho những vấn đề gai góc và dai dẳng đang chia rẽ xã hội Pháp.

Theo nhà nghiên cứu Pavel Timofeyev - Giám đốc Khoa Nghiên cứu chính trị châu Âu tại Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của Viện hàn lâm Khoa học Nga, vấn đề không nằm ở cơ chế thực thi pháp luật của cảnh sát Pháp, mà nằm ở mối quan hệ giữa họ và những cộng đồng thiểu số như người gốc nhập cư, người da màu, người theo đạo Hồi…

Tất nhiên, những khác biệt về nguồn gốc, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo là những rào cản. Nhưng thực tế cho thấy chính phủ Pháp chưa thực sự tạo điều kiện giúp cộng đồng “vùng ngoại ô” hòa nhập với xã hội. Paris cũng tỏ ra thờ ơ khi không có những chính sách quyết liệt để cởi bỏ những định kiến đối với những người gốc nhập cư.

Trước hết, Pháp cần thẳng thắn thừa nhận sự tồn tại của nạn phân biệt chủng tộc ở nước này. Chỉ khi nhận thức rõ ràng về những nguy cơ an ninh, xã hội mà nạn phân biệt chủng tộc có thể gây ra, thì chính phủ Pháp mới có thể hành động đúng đắn để thu hẹp khoảng cách giữa các cộng đồng. Đối với những người dân “vùng ngoại ô”, việc được công nhận là điều vô cùng quan trọng và là bước đi đầu tiên giúp họ trở thành một phần của xã hội Pháp.

Phân biệt chủng tộc không chỉ là vấn đề nhức nhối ở Pháp mà còn ở cả châu Âu. Các cuộc biểu tình rầm rộ và tình trạng bạo loạn vừa qua ở Pháp đã nhanh chóng lan rộng sang một số nước trong khu vực như Bỉ và Thụy Sỹ.

Tại Bỉ, cảnh sát đã bắt giữ hơn 60 người trong các vụ biểu tình diễn ra sau khi xuất hiện lời kêu gọi "hành động như ở Pháp" trên mạng xã hội.

Trong khi đó, tình hình ở Lausanne, Thụy Sỹ, có xu hướng bạo lực hơn khi những người biểu tình tấn công các cửa hàng và cảnh sát. Điều này cho thấy sự phẫn nộ về phân biệt chủng tộc không chỉ tồn tại ở Pháp mà ở khắp châu Âu - nơi nhập cư vẫn luôn là một vấn đề gây tranh cãi.

Điều đáng lo ngại là một số chính phủ châu Âu đã viện cớ các cuộc bạo loạn để siết chặt chính sách nhập cư, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang hy vọng vào một thỏa thuận về phân bổ số người xin tị nạn ở 27 nước thành viên.

Phe cực hữu trên khắp châu Âu cho rằng người nhập cư chính là nguyên nhân gây mất an ninh và họ không muốn chứng kiến những gì vừa xảy ra trên đường phố Pháp tái diễn tại đất nước của họ. Điều này có thể dẫn đến những diễn biến kém tích cực trong nỗ lực giải quyết tình trạng người di cư và càng khoét sâu thêm những hố đen ngăn cách giữa những người gốc nhập cư và xã hội bản địa.

Không có công thức chung nào cho các nước để giải quyết vấn nạn phân biệt chủng tộc, song đây chắc chắn không phải là chuyện mà các chính phủ có thể làm ngơ. Cố tình phớt lờ vấn đề chỉ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng và khó giải quyết hơn.

Việc thay đổi những quan điểm đã thâm căn cố đế trong xã hội là điều rất khó khăn, song không phải không thể thực hiện. Chỉ khi các chính phủ ý thức rõ rằng màu da hay tôn giáo không phải yếu tố quyết định bản chất con người, thì họ mới có thể đưa ra những chính sách phù hợp để đảm bảo mọi công dân đều được hưởng những quyền bình đẳng.

Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Với cường độ căng thẳng chưa từng có, với tính cực đoan tới mức khó tin như cướp bóc cửa hàng, tấn công các dịch ...

Liên hợp quốc: Người di cư và người bản địa còn chịu nhiều thiệt thòi

Liên hợp quốc: Người di cư và người bản địa còn chịu nhiều thiệt thòi

Người di cư ở nhiều khu vực thường là nạn nhân của các hành vi phân biệt chủng tộc.

Hòa bình chỉ có được khi tất cả đều chung sức

Hòa bình chỉ có được khi tất cả đều chung sức

Nhân Ngày quốc tế Hòa bình 21/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi phát huy tinh thần đoàn kết toàn cầu, ...

Nói châu Âu như ‘khu vườn’, thế giới còn lại như ‘khu rừng rậm’, đại diện EU bị UAE chỉ trích

Nói châu Âu như ‘khu vườn’, thế giới còn lại như ‘khu rừng rậm’, đại diện EU bị UAE chỉ trích

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bác bỏ tuyên bố của đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách ...

Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ ngay sau khi video cảnh sát hành hung người da màu được công bố

Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ ngay sau khi video cảnh sát hành hung người da màu được công bố

Những người biểu tình đã tập trung tại các thành phố Memphis, Washington D.C, New York, Atlanta và một số thành phố lớn khác của ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động